Thứ bảy, 21/12/2024

3 Nhung buc anh 1
Ảnh internet

Cách đây 43 năm, ngày 27 tháng 1 năm 1973 đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt nam như một mốc son chói lọi với “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” hay còn gọi là Hiệp định Paris.

Có thể nói, trong lịch sử đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta, chưa bao giờ có cuộc đàm phán nào kéo dài như tại Hội nghị Paris, từ 15/3/1968 đến 27/1/1973, cụ thể kéo dài 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng. Cuối cùng, cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên bàn thương lượng đã giành được thắng lợi. Hội nghị Paris và Hiệp định Paris là một điển hình thành công trong nghệ thuật đấu tranh ngoại giao của dân tộc ta trong lịch sử chống ngoại xâm, góp phần làm phong phú nghệ thuật vừa đánh giặc vừa đàm phán của cha ông ta, qua Hiệp định Paris, vị thế của dân tộc Việt Nam đã được nâng cao trên trường quốc tế. Hiệp định đã buộc Hoa Kỳ phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân đội Mỹ và đồng minh ra khỏi Việt Nam, tạo ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam dẫn đến thắng lợi hoàn toàn vào mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

            Sau đây, chúng ta cùng nhìn lại những bức ảnh lịch sử về Hiệp định Paris năm 1973 để ôn lại và hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam luôn là dấu son không bao giờ phai mờ được ghi vào lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh nói riêng.

3 Nhung buc anh 2
Bộ trưởng Xuân Thủy cùng cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ rời cuộc gặp riêng tại địa điểm của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở 11 phố Darthe. Ảnh internet

3 Nhung buc anh 3

Cuộc gặp riêng giữa ông Lê Đức Thọ với ông Henry Kissinger tại Paris, năm 1973.
Ảnh chụp tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

3 Nhung buc anh 4

Ông Lê Đức Thọ và Ông Henry Kissinger trong buổi ký tắt Hiệp định Paris năm 1973.
Ảnh chụp tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

3 Nhung buc anh 5

Cuộc đấu bóng bàn giữa bà Dương Thị Duyên và bà Nguyễn Thị Bình tại Paris.
Ảnh internet

3 Nhung buc anh 6

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ tại buổi họp báo quốc tế. Ảnh internet

3 Nhung buc anh 7
Ông Lê Đức Thọ, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký thông báo chung với Hoa Kỳ về thực thi Hiệp định Paris, ngày 13/6/1973. Ảnh chụp tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

3 Nhung buc anh 8

Ông Lê Đức Thọ và ông Henry Kissnger trao đổi bút ký trên bàn hội đàm. Ảnh chụp tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

3 Nhung buc anh 9

Toàn cảnh Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Ảnh internet

3 Nhung buc anh 10

Bà Nguyễn Thị Bình tại Lễ ký Hiệp định Paris ngày 27/01/1973

3 Nhung buc anh 11
Đại diện 4 bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam; Hoa Kỳ; Cộng hòa Việt Nam) ký Hiệp định Paris (27/1/1973). Ảnh internet

3 Nhung buc anh 12
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973). Ảnh internet

3 Nhung buc anh 13

Đại diện 12 nước ký Định ước tại Hội nghị quốc tế về Việt Nam; Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kurt Waldheim chứng kiến Lễ ký với tư cách là quan sát viên tại Trung tâm hội nghị quốc tế Kléber, Paris, ngày 2/3/1973. Ảnh internet

3 Nhung buc anh 14

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ với nụ cười chiến thắng tại Hội nghị Paris. Ảnh internet

3 Nhung buc anh 15
Chữ ký của Bộ trưởng Ngoại giao 12 nước trong bản Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam tại Paris. Ảnh internet

3 Nhung buc anh 16

Văn bản gốc cuốn Hiệp đình Paris lần đầu tiên được mang ra trưng bày trước công chúng.

Ảnh internet

3 Nhung buc anh 17

Hai chiếc bút được dùng để ký kết Hiệp định Paris năm 1973. Ảnh internet

Huyền Trang (tổng hợp)

Bài viết khác: