Với tầm nhìn chiến lược và tình thương yêu trìu mến đi với thế hệ trẻ, Chtịch H Chí Minh rất quan tâm, chăm sóc và đánh giá đúng đn vai trò của thế hệ trẻ. Tư tưởng của Người về bồi dưỡng thế hệ trẻ, bi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau vẫn luôn mang tính thời sự, mang giá trị lý luận và thực tin sâu sắc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong dòng chảy của tư duy nhân loại trên tinh thn kế thừa có chọn lọc nên tư tưởng bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ mà ta gọi một cách hình ảnh là tư tưởng trồng người của Hồ Chí Minh cũng là sự kế thừa những minh triết trong quan điểm về con người, về giáo dục của dân tộc và nhân loại.

Sinh ra trong gia đình am hiểu Hán học nên Hồ Chí Minh ghi nhớ kế sách phát triển của Quản Trọng (725-645 tr.CN): “Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc. Thập niên chi kế mạc như thụ mộc. Bách niên chi kế mạc như thụ nhân. Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã. Nhất thu thập hoạch giả, mộc dà. Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã” (nghĩa là: “Kế sách cho một năm, lấv việc trồng lúa làm đầu. Kế sách cho mười năm, lấy việc trồng cây làm đầu. Kế sách cho trăm năm, lấy việc trồng người làm đầu. Lúa, thì trồng một gặt một. Cây, thì trồng một hái mười. Người, thì trồng một gặt trăm”). Tư tưng bồi dưỡng thế hệ trẻ của Hồ Chí Minh còn là sự kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin với luận đim: “Ch có cải tổ triệt đ việc t chức và giáo dục thanh niên thì chúng ta mới có thể... đạt được kết quả là xây dựng nên một xã hội khônggiống cũ, tức là xã hội cộng sản”.

Tìm đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người nhận ra rằng cách mạng muốnthành công, trước hết phải tập hợp lực lượng cách mạng, muốn thứctỉnh dân tộcđi theo con đường cách mạng thì trước hết phải giác ngộ cách mạng cho thanhniên và từ thức tỉnh thanh niên để thức tỉnh dân tộc. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Người đã viết: “Đông Dương đáng thương hại!Ngườị sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già ci của Người không sớm hồi sinh”1. Tháng6-1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, quy tụ tất cảnhững thanh niên Việt Nam yêu nước đầy nhiệt huyết vào trong một tổ chứcthống nhất. Chính từ đây, những hoạt động của Hội đã ảnh hưởng rõ rệt và tíchcực đến việc ra đời các tổ chức cộng sản và việc thành lập Đảng sau này.

Kết hợp sâu sắc tư tưởng của nhân loại, Hồ Chí Minh lờidạy bất hủ: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồngngười”2. Tư tưởng của Người còn là kết quả của việc tổng kết lịch sử. Thực tếđã chứng minh: Trong đấu tranh xã hội, các giai cấp, các lực lượng chính trịđều ra sức tranh thủ, lôi cuốn thanh niên. Họ chỉ khác nhau ở mục đích và động cơ sử dụng.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng lẫy lừng của mình, thanh niên luôn được coi là lực lượng xung phong, đi đầu, và Người đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thanh niên để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Bản thân Bác cũng là một minh chứng sinh động về tấm gương tuổi trẻ quyết tâm gây dựng sự nghiệp lớn lao, thoát ra khỏi lối sống, nếp nghĩ đã cổ hủ, lạc hậu. Hơn ai hết, Bác thấy rõ sự đóng góp của tuổi trẻ Việt Nam trong sự trường tồn và phát triển bền vững của dân tộc. Họ là lực lượng tham gia đông đảo và nhiệt tình nhất, hùng hậu nhất, dũng cảm nhất trong các cuộc chống xâm lăng, là những con người có lý tưởng, giàu đức hy sinh, sẵn sàng xả thân và trở thành một lực lượng ch yếu trong khối liên minh cách mạng.

Từ những nhận thức đó, Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định: Vận mệnh của dân tộc, tương lai của đất nước tùy thuộc vào ý chí, nghị lực của thanh niên. Nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc không chỉ kêu gọi, thức tỉnh thanh niênmà còn trực tiếp đến với họ, tổ chức, dẫn dắt họ vào con đường đấu tranh. Người đã thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với trù tính “nó là quả trứng, mà từ đó nở ra con chim non cộng sản”3 và thực tế đã diễn ra đúng như vậy.

Khi cách mạng thành công, vị Chủ tịch của nước Việt Nam mới đã viết những lời thiết tha trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường (9-1945): “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”4. Trong thư Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến, Người đã dành những lời đẹp nhất để ca ngợi tuổi trẻ và vai trò của lớp trẻ: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội”5. Ngay cả khi nước nhà chìm trong lửa đạn chiến tranh, trong Thư gửi các bạn thanh niên năm 1947, một lần nữa Người khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do thanh niên”6. Đ cao vai trò của thanh niên là tư tưởng mới so với những quan điểm bảo thủ, coi thường lóp trẻ của văn hóa truyền thống - kết quả của nền sản xuất nông nghiệp vốn coi trọng kinh nghiệm.

Tuy nhiên, trong thực tế, vai trò, sức mạnh của thanh niên không phải là cái có sẵn, bất biến và tất yếu. Muốn huy động sức trẻ thì thế hệ đi trước, đặc biệt lãnh tụ phong trào phải thực hiện thành công chiến lược trồng người. Chiến lược đó được Hồ Chí Minh đúc kết trong Phát biểu tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II và cấp III toàn miền Bắc với câu nói nổi tiếng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. “Trồng người” xét về khía cạnh nào đó cũng giống như trồng cây.Nếu trồng câyphải chăm lo, vun xới mầm cây nhỏ bé, yếu ớt để nó phát triển thành cái cây khỏe mạnh,có ích cho đời thì “trồng người”cũng phải bắt đầu bằng việc dạy dỗ, uốn nắn, giáo dục từ khi còn thơ ấu.

Người viết: “Phải uốn cây từ lúc cây non, đừng để cho tâm hồn các cháub vẩn đục bởi chủ nghĩa cá nhân”7; tin rằng, “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên”8; cho rng: Óc những người tui trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó s đỏ”9 nên Người coi chiến lược “trồng người”, coi việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ là một trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là quốc sách phát triển đất nước.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là chân lý mà còn là con đường thực hiện chân lý. Tính hành động, tính thực tiễn là một đặc điểm trong con người và tư tưởng Hồ Chí Minh nên chiến lược bồi dưỡng thế hệ trẻ cũng được trù tính k càng và cụ thể. Người viết: “Ta xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc. Định xây dựng ngôi nhà thế nào rồi mới dùng gạch, vữa, vôi cát, tre gỗ mà xây nên”10. Kiến trúc sư của sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ Hồ Chí Minh đề ra phương án như sau.

Về nội dung giáo dục: Người chủ trương một chương trình giáo dục toàn diện, bao gồm cả đức, trí, thể, mỹ nhưng phải đặt đạo đức, lý tưởng, tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. Người căn dặn: “Các chú dạy các cháu rất nhiều điều, nhưng có một điều phải làm thật rõ: Làm cán bộ tức là suốt đời làm đầy tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được”11. Người tìm hiểu chương trình giáo dục đạo đức ở phổ thông kỹ đến mức đã đưa ra nhận xét cụ thể: “Tôi xem chương trình giáo dục cho đến hết lp 10, phần đức dục rất thiếu sót, chỉ có mười dòng”12. Từ đó, Người chỉ đạo, thứ nhất: “Nội dung giáo dục cần chú trọng hơn nữa về đức dục”13. Thứ hai, phải bồi dưỡng để thanh niên giỏi văn hóa, giỏi chuyên môn, thấu suốt về chính trị. Thứ ba, thanh niên cần phải được rèn luyện, bồi dưỡng về thể chất, bởi vì: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe”14.

Về phương pháp giáo dục:Là một nhà giáo dục vĩ đại, Hồ Chí Minhhiu rằng: Phươngpháp, biện pháp bồi dưỡng thế hệ trẻ trước hết phải xuất phát từ những đặcđiểmcủa chính họ, Thế hệ tr là lớpngười tr tui, đang khát khao lý tưởng, có nhiềuước mơ, hoài bão cao đẹp, trongsáng. Đó là lớpngười ham hiu biết, ham khám phá, nhạy bén với cáimới, giàu tính sáng tạo. Đólà lớp ngưi đang ở thi k sungsc nên ham hành động, muốnthử sức, dám đón nhận th thách, khó khăn. Bên cạnhnhững đặc tính tích cực, thanh niên cũng có hạn chế là xc ni, dễ chịu tác động của người khác và do thiếu kinh nghiệm nêndễ vấp ngã, dễ nản lòng. Từ những đặc điểm đó, Hồ Chí Minh đề ra các phương hướng, biện pháp giáo dục thế hệ trẻ:

Thứ nhất, giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh xã hội, phải rèn luyện thanh niên trong thực tiễn đấu tranh cách mạng. Nguyên tắc này bắt nguồn từ mục tiêu giáo dục là đào tạo những chiến sĩ kế thừa sự nghiệp cách mạng chứ không phải “đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng nhiệm vụ ca mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác”15.

Thứ hai, phải xây dựng, nhân rộng trong thanh niên các gương điển hình người tốt - việc tốt vì trong xã hội “người tốt, việc tốt nhiều lắm”16. Người chỉ rõ: “Cần lấy ngay những gương tốt đó của các cháu và những gương người tốt, việc tốt trong nhân dân để giáo dục các cháu. Không nên nói lý luận suông”17, ở đây, cần lưu ý một điều: Mẫu người mà Hồ Chí Minh muốn nhân dân nói chung, thanh niên nói riêng hướng tới là mẫu “người tốt” chứ không phải mẫu người siêu phàm, siêu việt. Không phải ai cũng có thể trở thành thiên tài, đấng siêu phàm nhưng nếu cố gắng thì ai cũng có thể trở thành người tốt, người có ích. Quan điểm này vừa có tính thiết thực, vừa có tính nhân văn khi đặt niềm tin vào những con người bình thường nhất, nâng niu cái đẹp ở những con người bình thường nhất. Nhưng để trở thành người tốt, con người phải có thói quen làm những việc tốt. “Gieo thói quen - gặt tính cách, gieo tính cách - gặt số phận” nên nếu con người làm nhiều việc tốt thì sẽ thành người tốt, nếu nhiều người tốt sẽ thành xã hội tốt để cuối cùng “cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Suy cho cùng: “Đó cũng là cách thực hành đường lối quần chúng trong công tác giáo dục”18. Phương pháp này thật dễ hiểu, dễ làm mà hiệu quả.

Thứ ba, “phải khéo léo kết hợp cán bộ già với cán bộ trẻ” để họ bù đắp cho nhau nhng ưu khuyết mang tính đặc thù ca tuổi tác. Rất nâng đ thanh niên nên Hồ Chí Minh căn dặn: “Cán bộ tr tuy chưa có một số ưu đim như cán bộ già, nhưng họ lại hăng hái, nhạy cảm với cái mới, chịu khó học tập, cho nên tiến bộ rt nhanh... Không nên coi thường cán bộ trẻ”.

Thứ tư, “bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách, trước hết là phi làm gương mẫu cho các em trong mọi việc19, 20 vì một tấm gương tốt có giá trị hơn trăm bài văn diễn thuyết.

Thứ năm, việc đào tạo thế h tr là việc chung của toàn xã hội nhưng Đảng và Nhà nước phải hết sức quan tâm, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - đoàn thanh niên - xã hội.

Thứ sáu, ngoài trách nhiệm của xã hội, của đoàn thể, bản thân thanh niên phải ra sức học tập, tu dưỡng mọi nơi, mọi lúc và suốt đời. Tự giáo dục là sự thể hiện trình độ làm chủ bản thân, khả năng kiềm chế và tự điều chỉnh của mỗi người trong cuộc sống. Người cũng từng dặn dò thanh niên: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào”21. Lời dặn dò của Người tuy giản dị mà súc tích, ân cần, có sức lan tỏa và lay động. Thế hệ trẻ Việt Nam nếu quyết tâm học tập và rèn luyện theo lời dặn dò của Bác, chắc chắn, chúng ta có đủ niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước.

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn trước lúc Người đi xa: “Bồi dường thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”22. Người đặt trọn vẹn niềm tin vào đoàn viên thanh niên Việt Nam: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ”23. Tin tưởng vào thế hệ trẻ là điều cần thiết ở mọi quốc gia, trong mọi thời kỳ, ở mọi sự nghiệp, nhất là ở Việt Nam, trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa bởi như Người cũng nhận định: “Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội”24;  thanh niên là rường cột của nước nhà.

            Nhiệm vụ Đảng và Chính phủ trong chiến lược xây dựng con người, trước hết là phải quan tâm và bồi dưỡng thế hệ trẻ. Xây dựng họ thành những con người hội tụ đủ cả hai yếu tố đức và tài, hồng và chuyên. Người nhấn mạnh: “Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”25. Thế hệ trẻ chính là chủ nhân tương lai của đất nước, kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

            Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và đòi hỏi Đoàn Thanh niên phải làm tròn nhiệm vụ là nơi đoàn kết, tập hợp thanh niên để giúp Đảng giáo dục họ thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Người khẳng định muốn củng cố và phát triển thì Đoàn Thanh niên phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên, phải biết tổ chức và hưởng thụ. Người đòi hỏi Đoàn Thanh niên khi đề xuất một phong trào thi đua phải có định hướng đúng, có kế hoạch thực hiên cụ thể, có nội dung thi đua thiết thực, rõ ràng, có sự lãnh đạo, chỉ đạo theo dõi thường xuyên. Có làm như vậy phong trào của Đoàn mới thực sự phát triển, thực sự là cánh tay phải, đội hậu bị tin cậy của Đảng trong giáo dục và rèn luyện để hình thành nhân cách trong sáng cho thanh niên.

            Chú thích:

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.2, tr.144.

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.11, tr.528.

(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.3, tr.14.

(4,5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.4, tr.35, 194.

(6). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.15, tr.669.

(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.15, tr.669.

(8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.3, tr.413.

(9,10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.5, tr.102, 665.

(11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.15, tr.669, 670.

(12, 13) Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1996, t.8, tr.105, 444.

(14) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.4, tr.241.

(15, 16, 17, 18) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t15, tr.668, 663, 670, 665.

(19, 20) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.15, tr.278, 279.

(21) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.10, tr.175.

(22). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.9. tr.265.

(23) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.15, tr.612.

(24) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.4, tr.164.

(25) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.5, tr.216.

                                                         PGS, TS Nguyễn Đắc Vinh
                                 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
                                 Thanh Huống (st)

Bài viết khác: