1. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, có hiệu lực từ ngày 01/9/2016

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 bổ sung đối tượng chịu thuế mới, đó là: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Quy định hiện hành thì đối tượng chịu thuế chỉ gồm:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

2. Thông tư số 17/2016/TT-BTNMT ngày 19/7/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2016

Theo Thông tư, định mức lao động công nghệ được quy định gồm:

a) Nội dung công việc: Liệt kê các thao tác cơ bản thực hiện bước công việc.

b) Phân loại khó khăn: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các bước của công việc làm căn cứ để phân loại khó khăn.

c) Định biên: Xác định số lượng lao động và cấp bậc kỹ thuật để thực hiện công việc. Cấp bậc kỹ thuật được xác định theo kết quả khảo sát, thống kê.

d) Định mức: Quy định thời gian lao động trực tiếp để thực hiện bước công việc theo 1 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất một sản phẩm.

Ngày công tính bằng 8 giờ làm việc, một tháng làm việc 22 ngày (đối với đơn vị sự nghiệp công lập) hoặc 26 ngày (đối với doanh nghiệp).

Định mức vật tư và thiết bịbao gồm định mức sử dụng dụng cụ (công cụ), thiết bị (máy móc) và vật liệu:

- Định mức sử dụng vật liệu là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm (thực hiện một công việc);

- Định mức sử dụng dụng cụ, thiết bị: Là thời gian người lao động trực tiếp sử dụng dụng cụ, thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc).

3. Thông tư số 18/2016/TT-BTNMT ngày 25/7/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết về hồ sơ tài nguyên hải đảo, hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo, có hiệu lực thi hành từ ngày 09/9/2016

Theo Thông tư, thành phần, thể thức hồ sơ tài nguyên hải đảo được quy định như sau:

1. Thành phần của hồ sơ tài nguyên hải đảo theo quy định tạiKhoản 2 Điều 40 của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

2. Thể thức hồ sơ tài nguyên hải đảo:

a) Hồ sơ tài nguyên hải đảo được lập dưới dạng giấy và dạng số.

b) Phiếu trích yếu thông tin hải đảo; Kết quả Điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên, môi trường hải đảo; Sổ thống kê, theo dõi biến động tài nguyên, môi trường hải đảo được lập theo các mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Hồ sơ được đóng bìa cứng. Tờ bìa, tờ lót bìa ghi thông tin theo Mu số 01/Bìa HSHĐ (đối với hồ sơ lập lần đầu) và Mu số 02/Bìa HSHĐCN (đối với hồ sơ cập nhật) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Hồ sơ được đánh số tờ liên tục vào góc bên phải phía dưới các trang từ tờ 1 (một) sau tờ lót bìa đến tờ cuối. Thứ tự trình bày gồm Mục lục, chỉ dẫn các chữ viết tắt và nội dung của hồ sơ tài nguyên hải đảo;

đ) Hồ sơ phải có chữ ký của thủ trưởng và đóng dấu của đơn vị lập hồ sơ ở tờ lót bìa của hồ sơ.

4. Thông tư số 23/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/7/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng theo Nghị định số 55/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/9/2016

Theo Thông tư số 23/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng thì đối tượng là người có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2 triệu đồng/tháng được điều chỉnh như sau:

- Đối với người có mức lương hưu từ 1,75 triệu đồng/tháng trở xuống: Mức lương hưu sau điều chỉnh = Mức lương hưu trước điều chỉnh + 0,25 triệu đồng/tháng.

- Đối với người có mức lương hưu trên 1,75 triệu đồng/tháng: Mức lương hưu sau điều chỉnh = 2 triệu đồng/tháng.

- Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1,85 triệu đồng/tháng trở xuống: Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng sau Điều chỉnh = Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trước Điều chỉnh + 0,15 triệu đồng/tháng.

- Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trên 1,85 triệu đồng/tháng: Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng sau điều chỉnh = 2 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, Thông tư số 23/2016/TT-BLĐTBXHcòn hướng dẫn cách tính lương hưu tăng thêm đối với:

- Người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong thời gian từ ngày 01/01/2015 đến trước ngày 01/5/2016.

- Giáo viên mầm non có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở.

5.Thông tư số 121/2016/TT-BTC ngày 19/7 /2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí tại Km2123+250 quốc lộ 1, tỉnh Sóc Trăng, có hiệu lực từ ngày 03/9/2016

Theo Thông tư, việc Quản lý và sử dụng tiền phí thu được quy định như sau:

1. Phí sử dụng đường bộ trạm thu phí tại Km2123+250 quốc lộ 1, tỉnh Sóc Trăng được thu, nộp, quản lý và sử dụng theo quy định tạiĐiều 8 Thông tư số 159/2013/TT-BTC. Tổng số tiền thu phí hàng năm sau khi trừ các Khoản thuế theo quy định được xác định là Khoản tiền hoàn vốn theo phương án tài chính của Hợp đồng BOT Dự án xây dựng mở rộng quốc lộ 1 đoạn từ Km2118+600 đến Km2127+320 và xây dựng tuyến tránh thành phố Sóc Trăng quốc lộ 1, tỉnh Sóc Trăng.

2. Đơn vị được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ tổ chức thu phí sử dụng đường bộ trạm thu phí tại Km2123+250 quốc lộ 1, tỉnh Sóc Trăng có trách nhiệm:

a) Tổ chức các Điểm bán vé tại trạm thu phí thuận tiện cho người Điều khiển phương tiện giao thông, tránh ùn tắc giao thông, bán kịp thời đầy đủ các loại vé theo yêu cầu của người mua, không hạn chế thời gian bán vé tháng, vé quý;

b) Thực hiện đăng ký, kê khai, thu, nộp, sử dụng chứng từ thu, công khai chế độ thu phí sử dụng đường bộ theo quy định;

c) Báo cáo kết quả thu phí định kỳ tháng, quý, năm theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

6. Nghị định số116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủquy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn sẽ bắt đầu, có hiệu lực từ ngày 01/9/2016

Theo đó, mức hỗ trợ mới đối với các đối tượng được hưởng chính sách nêu trên như sau:

- Hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương cơ sở/tháng/học sinh, tiền nhà bằng 10% mức lương cơ sở/tháng/học sinh nếu phải tự túc chỗ ở và 15kg gạo/tháng/học sinh (các mức hỗ trợ không quá 9 tháng/năm/học sinh).

- Trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh.

(Số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức; mỗi trường được hưởng không quá 05 lần định mức/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm).

7. Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐTngày22/7/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu, có hiệu lực từ ngày 09/9/2016

Theo đó, nếu đơn vị được kiểm tra có sai sót hoặc vi phạm trong hoạt động đấu thầu, cần có thời gian để khắc phục thì đơn vị chủ trì kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Kết luận kiểm tra (KLKT).

Người đứng đầu đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện KLKT và báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện KLKT đó.

Tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị được kiểm tra và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện KLKT mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời thì có thể bị xử lý theo các hình thức:

- Xử phạt vi phạm hành chính

- Xử lý kỷ luật

- Truy cứu trách nhiệm hình sự

- Bồi thường theo quy định của pháp luật nếu gây thiệt hại.

8.Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BTNMT-BNV ngày 30/6/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ quy định về kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tài nguyên - môi trường (TNMT), có hiệu lực từ ngày 01/9/2016

Theo đó, viên chức chuyên ngành TNMT được miễn thi môn ngoại ngữ khi có 01 trong các điều kiện sau:

- Từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ tính đến thời điểm thông báo nộp hồ sơ dự thi;

- Đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền;

- Là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;

- Có bằng tốt nghiệp đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ;

- Có bằng tốt nghiệp theo trình độ đào tạo hoặc ở trình độ cao hơn so với quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thi thăng hạng mà học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.

Ngoài ra, Thông tư liên tịch 13 còn quy định viên chức được miễn thi môn tin học nếu đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.

9. Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, có hiệu lực từ ngày 01/9/2016

Theo đó cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thuộc các lĩnh vực như: Khảo sát xây dựng; thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; kiểm định xây dựng; định giá xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

Để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cá nhân phải đáp ứng điều kiện về trình độ chuyên môn, thời gian kinh nghiệm và phải trải qua sát hạch cấp chứng chỉ theo hình thức thi trắc nghiệm. Thời hạn hành nghề tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng là 5 năm, khi hết thời hạn, cá nhân có nhu cầu hoạt động xây dựng làm thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề theo quy định.

Người nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam dưới 6 tháng, được sử dụng chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nhưng phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định.

10. Pháp lệnh Quản lý thị trường số 11/2016/UBTVQH13 ngày 08/3/2016, có hiệu lực từ 01/9/2016

 Quy định công chức quản lý thị trường không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm.

Công chức quản lý thị trường cũng không được dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thái độ, cử chỉ, phát ngôn không đúng quy định đối với tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ.

Pháp lệnh này quy định, công chức quản lý thị trường đã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và không trong thời gian bị kỷ luật sẽ được cấp thẻ kiểm tra thị trường; thẻ có thời hạn sử dụng 5 năm kể từ ngày được cấp.

11. Thông tư số 04/2016/TT-BNG ngày 30/6/2016 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thủ tục cấp thị thực, gia hạn tạm trú, cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2016

Theo đó, người nước ngoàiđã được cấp thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG4, sau khi nhập cảnh Việt Nam nếu có nhu cầu gia hạn tạm trú thì phải thông qua cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam để gửi hồ sơ thông báo/đề nghị gia hạn tạm trú tới Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP.HCM. Thời hạn tạm trú được gia hạn và thời hạn thị thực mới được cấp phải phù hợp với mục đích nhập cảnh, đề nghị của cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh và có thời hạn tối đa 12 tháng, ngắn hơn thời hạn hộ chiếu của người nước ngoài ít nhất 30 ngày.

Thẻ tạm trú cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức liên Chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc đi cùng có ký hiệu NG3, có thời hạn tối đa là 5 năm và ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.

12. Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp Quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/9/2016

Theo Thông tư,số lượng báo cáo viên pháp luật của Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức do Thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức quyết định bảo đảm mỗi lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi quản lý chuyên sâu có ít nhất 01 báo cáo viên pháp luật kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

Văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật phải có đầy đủ các thông tin sau đây của người được đề nghị công nhận:

a) Họ và tên;

b) Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;

c) Trình độ chuyên môn;

d) Lĩnh vực pháp luật chuyên môn sâu dự kiến kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

13.Quyết định số 03/2016/QĐ-KTNN ngày 26/7/2016 của Tổng Kiểm toán Nhà nước quy định giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/9/2016

Theo đó, thời hiệu khiếu nại kiểm toán là 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kiểm toán; trường hợp đơn vị được kiểm toán không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì lý do khách quan thì thời gian có lý do khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 65 ngày, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý.

14. Quyết định số 02/2016/QĐ-KTNN ngày 15/7/2016 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2016

Hệ thống bao gồm 39 chuẩn mực kiểm toán nhà nước và Danh mục thuật ngữ sử dụng trong Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước, có số hiệu và tên gọi cụ thể.

Được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, bao gồm:

- Đoàn kiểm toán, kiểm toán viên nhà nước;

- Tổ chức, cá nhân của Kiểm toán nhà nước;

- Đơn vị được kiểm toán; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đối với hoạt động kiểm toán.

Quyết định 02/2016/QĐ-KTNN thay thế Quyết định 06/2010/QĐ-KTNN , Quyết định 01/2014/QĐ-KTNN , Quyết định 02/2014/QĐ-KTNN, Quyết định 03/2014/QĐ-KTNN và Quyết định 04/2014/QĐ-KTNN.

15. Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ sửa đi, bsung một số Điều của Nghị định số163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 củaChính phủquyđịnh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu ncông nghiệp, có hiệu lực từ ngày 15/9/2016

Theo Nghị định, hành vi quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng không có Giấy xác nhận quảng cáo do Bộ Y tế cấp sẽ bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng; trường hợp quảng cáo không đúng theo Giấy xác nhận quảng cáo bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Nghị định này còn quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sản xuất, gia công và kinh doanh phân bón. Theo đó, mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi xếp phân bón lẫn với các loại hàng hóa khác hoặc không xếp phân bón lên kệ mà để tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, mặt đất tại địa điểm kinh doanh. Sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón vượt mức yếu tố hạn chế theo quy định đối với phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ khoáng, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón sinh học… sẽ bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 70 triệu đồng.

16. Nghị định số 117/2016 ngày 21/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, có hiệu lực từ 15/9/2016

Trong đó, đối với viên chức đang xếp lương ở chức danh giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư thì được thực hiện xếp lương như sau: Trường hợp chưa xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được xếp lên 1 bậc trên liền kề từ ngày được bổ nhiệm chức danh giáo sư, thời gian xét nâng bậc lương lần sau kể từ ngày giữ bậc lương cũ; trường hợp đã xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được cộng thêm 3 năm (36 tháng) để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư.

17. Nghị định số 118/2016 ngày 22/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2008/NĐ-CP ngày 29/4/2008 của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, trong đó bổ sung điều kiện hoạt động và cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2016.

Theo Nghị định, phạm vi hoạt động chuyên môn của ngân hàng mô được quy định như sau:

1. Tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển mô.

2. Cung ứng mô cho các cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học.

3. Cung ứng, trao đổi mô với các ngân hàng mô khác.

4. Hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc trao đổi mô nhằm mục đích khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu y học.

5. Ngân hàng môđủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3a Nghị định này được phép lấy giác mạc từ người hiến sau khi chết.”

18. Thông tư số 124/2016/TT-BTC ngày 03/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý số tiền thu được từ cho thuê, cho thuê mua và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; thanh toán tiền chênh lệch khi thuê nhà ở công vụ và quản lý tiền thu được từ cho thuê nhà ở công vụ theo quy định tại Nghị định số99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, có hiệu lực thi hành từ 19/9/2016

Từ 19/9/2016, khi thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ mà tiền thuê nhà ở thương mại cao hơn số tiền thuê do người thuê phải trả thì người thuê phải trả tiền thuê nhà tối đa bằng 10% tiền lương đang được hưởng tại thời điểm thuê nhà ở công vụ.

Cơ quan quản lý cán bộ đủ tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ phải có văn bản gửi cơ quan quản lý nhà ở công vụ để xác định số tiền thuê nhà ở công vụ phải trả và xác định phần chênh lệch giữa số tiền thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ và số tiền người thuê nhà phải trả, số tiền ngân sách Nhà nướcchi trả cho phần chênh lệch theo quy định để xây dựng và đưa vào dự toán chi tiêu hàng năm của đơn vị. Phần tiền chênh lệch này được chi trả hàng tháng dựa trên dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với thời điểm Nhà nước thanh toán tiền lương và được thực hiện quyết toán cùng với quyết toán chung của đơn vị.

19. Thông tư số 29/2016/TT-BNNPTNT ngày 05/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn, có hiệu lực thi hành từ ngày 19/9/2016

Theo đó, nhân viên thú y xã phải có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về thú y, chăn nuôi thú y, chăn nuôi, bệnh học thủy sản, nuôi trồng thủy sản (trường hợp ở địa bàn có cấp xã thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, chỉ cần có trình độ sơ cấp trở lên).

Nhân viên thú y xã phải hiểu biết, nắm bắt và đánh giá được tình hình phát triển chăn nuôi động vật, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý; có kiến thức nhận biết dịch bệnh động vật trên địa bàn quản lý; có năng lực tham mưu, tổ chức, thực hiện công tác thú y; có kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện quy định pháp luật về thú y…

20. Thông tư số 128/2016/TT-BTC ngày 09/8/2016 của Bộ Tài chính quy định miễn, giảm thuế xuất khẩu (XK) đối với sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải quy định tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 23/9/2016

Theo đó, miễn thuế XK đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường có tên trong Biểu thuế XK và có văn bản chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam.

Giảm 50% mức thuế XK đối với các sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải có tên trong Biểu thuế XK được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thuế suất thuế XK 0% áp dụng đối với sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải XK không có tên trong Biểu thuế XK..

21. Thông tư số 31/2016/TT-BYT ngày 10/8/2016 của Bộ Y tế quy định chi tiết mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế, có hiệu lực từ ngày 26/9/2016

Theo đó, quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu như sau:
Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc do cơ quan có thẩm quyền cấp với phạm vi bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền. Đối với gói thầu vị thuốc cổ truyền, nhà thầu phải đáp ứng thêm các điều kiện về sơ chế, chế biến dược liệu theo quy định tại Điều 18 Nghị định 102/2016/NĐ-CP.
Hạch toán tài chính độc lập. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả.
Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Bảng dữ liệu đấu thầu (BDL).

Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu. 
Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại BDL.

22. Thông tư số 15/2016/TT-BCT ngày 10/8/2016 của Bộ Công thương hướng dẫn một squy định về thanh tra chuyên ngành Công thương, có hiệu lực từ ngày 25/9/2016.

Theo đó, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Nghị định 07/2012/NĐ-CP.
Được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên và có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thanh tra được phân công.
Có chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên hoặc thanh tra chuyên ngành do cơ quan có thẩm quyền cấp.

23. Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tham gia tố tụng cho người nghèo, đồng bào thiểu số tại khu vực đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020, có hiệu lực từ ngày 22/9/2016

Theo đó, định mức tài chính hỗ trợ truyền thông về trợ giúp pháp lý quy định như sau:

Thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý cho mỗi trung tâm là: 20.000.000 đồng.

Mỗi xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài Truyền thanh được hỗ trợ: Biên soạn nội dung: 500.000 đồng/01 số/06 tháng; Chi phí phát thanh: 500.000 đồng/quý (06 lần/quý); Mỗi xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý ở cơ sở: 2.000.000 đồng/01 lần/năm.

24. Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày 08/8/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài bắt đầu, có hiệu lực từ ngày 22/9/2016

Theo Thông tư, việc đánh giá chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được thực hiện như sau:

Đánh giá chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện theo quy định tại Điều 80 của Luật Đầu tư công và Điều 18 của Nghị định số84/2015/NĐ-CP,trong đó:

1. Việc đánh giá chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được thực hiện như sau:

a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;

b) Dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;

c) Ngoài các quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, người quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện đánh giá khác khi cần thiết.

2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi:

a) Chủ dự án chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc;

b) Cơ quan chủ quản, người quyết định đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công tổ chức thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất thuộc phạm vi quản lý.

Huyền Trang (tổng hợp)

Bài viết khác: