1. Thông tư số 11/2016/TT-BKHĐT ngày 26/7/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2016

Theo đó:

- Thông tư này hướng dẫn việc lập hồ sơ mời thầu EPC đối với gói thầu của dự án thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Luật đấu thầu năm 2013.

- Đối với các gói thầu EPC sử dụng vốn ODA, nếu được các nhà tài trợ chấp thuận thì vẫn được áp dụng Mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư này.

- Quy định về nguyên tắc áp dụng mẫu hồ sơ mời thầu và thuế, phí, lệ phí đối với gói thầu EPC.

Ngoài ra, ban hành kèm theo Thông tư11/2016/TT-BKHĐTlà sơ đồ chi tiết quy trình thực hiện và những mẫu hồ sơ mời thầu đối với gói thầu EPC.

2. Thông tư  số 113/2016/TT-BQP ngày 23/8/2016 của Bộ Quốc phòng quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, có hiệu lực thi hành từ ngày 08/10/2016

Thông tư nêu rõ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hàng năm là 20 ngày (dưới 15 năm phục vụ); 25 ngày (từ đủ 15 đến dưới 25 năm phục vụ); 30 ngày (từ đủ 25 năm phục vụ trở lên).

Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên hoặc tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK được nghỉ thêm 10 ngày mỗi năm.

 Quân nhân đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và đang hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,5 đến 0,7 hoặc tại các đảo hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,1 đến dưới 1,0 được nghỉ thêm 5 ngày mỗi năm.

Ngoài chế độ nghỉ phép hàng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt không quá 10 ngày, trong những trường hợp như kết hôn, con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp kết hôn; Gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra…

3. Thông tư số 20/2016/TT-BTNMT ngày 25/8/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2016

Theo đó, tổ chức, cá nhân được quyền khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển, hải đảo thông qua hình thức:

- Mạng điện tử.

- Hình thức hợp đồng.

- Phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu cung cấp dữ liệu.

Việc khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển, hải đảo qua mạng điện tử được thực hiện bằng các cách thức sau đây:

- Cung cấp mã truy cập một lần.

- Chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải dữ liệu.

- Gửi tập tin đính kèm thư điện tử.

Việc khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu bằng hình thức hợp đồng thực hiện theo thỏa thuận giữa cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu với tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.

Việc khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển, hải đảo thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu cung cấp dữ liệu được thực hiện như sau:

- Theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

- Trường hợp pháp luật chuyên ngành chưa có quy định thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư20/2016/TT-BTNMT.

4. Nghị định số 121/2016/NĐ-CP ngày 24/8/2016 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016 - 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2016

Theo đó, Tập đoàn sẽ thực hiện phân phối tiền lương như sau:

- Thực hiện trích lập quỹ tiền lương dự phòng cho năm sau không vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện của công ty.

- Xây dựng quy chế trả lương theo vị trí, chức danh công việc, gắn với năng suất lao động, hiệu quả doanh nghiệp, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp và người lao động.

- Quy chế trả lương được xây dựng bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi thực hiện.

- Thực hiện tạm ứng tiền lương, trả lương đối với người quản lý doanh nghiệp, người lao động theo quy định của pháp luật và quy chế trả lương của công ty.

5. Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2016

Theo đó, quy định một số hoạt động nhằm khuyến khích xã hội hóa đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển như sau:

- Đầu tư bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây lâm sản ngoài gỗ, sản xuất nông lâm kết hợp và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng trong khu vực có rừng ven biển.

- Đầu tư công trình gây bồi, chống xói lở bờ biển, phục vụ rừng ngập mặn ven biển, phát triển du lịch sinh thái.

- Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao đất, khoán rừng, cho thuê rừng ven biển để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.

6. Quyết định số 35/2016/QĐ-TTg ngày 23/8/2016 của Thủ tướng Chính phủquy định về chế độ bồi dưỡng đối với thành viên Hội đồng cạnh tranh và người tiến hành, người tham gia tố tụng cạnh tranh, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2016

Theo đó, tăng mức bồi dưỡng đối với người tiến hành tố tụng cạnh tranh và người tham gia tố tụng cạnh tranh tại phiên điều trần so với quy định tại Quyết định82/2010/QĐ-TTg, cụ thể:

- Chủ tọa phiên điều trần được bồi dưỡng 150.000 đồng/ngày.

- Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Điều tra viên; người giám định, người làm chứng được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mời, triệu tập được bồi dưỡng 100.000 đồng/ngày.

- Người phiên dịch được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mời đến phiên dịch tại phiên điều trần được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định về chi phí dịch thuật.

- Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng được Hội đồng Cạnh tranh mời tham gia phiên điều trần được thanh toán chi phí đi lại.

Ngoài ra, đối với người tham gia tọa đàm, họp xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại đều được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định tại Quyết định này.

7. Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2016

Nêu rõ: Tổ chức bộ máy của bộ được thực hiện theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Hoạt động của bộ phải được công khai, minh bạch, hiện đại hóa; đồng thời, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng.

Nghị định cũng nhấn mạnh vấn đề trách nhiệm của bộ trưởng trong mọi hoạt động của bộ, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ bảo đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.

Từ ngày 15-10, tổ chức bộ máy của Bộ được thực hiện theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Hoạt động của Bộ phải được công khai, minh bạch, hiện đại hóa; đồng thời, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng;

Đề cao trách nhiệm của bộ trưởng trong mọi hoạt động của Bộ;

Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ bảo đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.

8. Thông tư số 130/2016/TT-BQP ngày 10/9/2016 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đi với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởnglương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/10/2016

Điều chỉnh tăng thêm 150.000 đồng/người/tháng đối với các đối tượng trên, tính theo công thức:

Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ 1/1/2016 = Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 12/2015 + 150.000 đồng.

Mức hưởng cụ thể theo số năm công tác sau khi đã điều chỉnh như sau:

- Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 1.535.000 đồng/tháng.

- Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 1.605.000 đồng/tháng.

- Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 1.674.000 đồng/tháng.

- Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 1.743.000 đồng/tháng.

- Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 1.812.000 đồng/tháng.

Các đối tượng được điều chỉnh tăng mức trợ cấp hằng tháng kể từ ngày 1/1/2016.

9. Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24/8/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo công tác bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2016

Theo đó, nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ bao gồm:

- Đánh giá chung về các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường, các loại hình chất thải đặc trưng và các vấn đề môi trường chính (nếu có) của ngành, lĩnh vực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước và hoạt động bảo vệ môi trường:

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn lực bảo vệ môi trường;

+ Ban hành văn bản chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 3 Điều 142 và trong các Điều, Khoản khác củaLuật Bảo vệ môi trườngvà các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Định hướng công tác bảo vệ môi trường trong năm tới và đề xuất, kiến nghị.

10. Quyết định số 31/2016/QĐ-TTg ngày 05/8/2016 của Thủ tướng quy định tiêu chuẩn các ngạch Thanh tra viên quốc phòng, áp dụng đối với Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được bổ nhiệm vào các ngạch Thanh tra viên quốc phòng, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2016

Theo đó, Thanh tra viên quốc phòng phải tốt nghiệp trình độ đại học trở lên, phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác; Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên; Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 1; Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;

Có ít nhất 2 năm làm công tác thanh tra, trừ trường hợp đã qua cương vị chỉ huy cấp tiểu đoàn và cương vị công tác tương đương hoặc sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật - nghiệp vụ có cấp hàm từ đại úy trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra.

Nhiệm vụ của thanh tra viên quốc phòng là tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện kế hoạch công tác thanh tra; giúp Thủ trưởng đơn vị xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; Lập biên bản, viết báo cáo kết quả thanh tra…

11. Quyết định số 04/2016/QĐ-KTNN ngày 29/8/2016 của Kiểm toán Nhà nước ban hành Quy định về quy tắc ứng xử của kiểm toán viên Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 12/10/2016

Kiểm toán viên Nhà nước không được lợi dụng danh nghĩa để nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần nhằm vụ lợi; không sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán; không được dùng phương tiện, tài sản của đơn vị được kiểm toán vì nhu cầu cá nhân; không gợi ý, đề nghị được ưu đãi hoặc thiên vị cho những người quen thân trong quan hệ với đơn vị được kiểm toán và quan hệ khác.

Kiểm toán viên Nhà nước không cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng, Nhà nước hoặc những thông tin chưa được phép công bố; không viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử; không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính trái quy định...

12. Quyết định số 33/2016/QĐ-TTg ngày 19/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2016

Theo đó, Từ 15/10/2016, thông tin tờ khai hải quan điện tử sẽ được cổng thông tin hải quan phản hồi cho bên sử dụng thông tin trong thời gian không quá 1 phút kể từ khi nhận được yêu cầu.

Để sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử, bên sử dụng phải phân công đầu mối đăng ký sử dụng và thông báo cho Tổng cục Hải quan bằng văn bản. Tài khoản có thời hạn sử dụng trong 24 tháng.

Trường hợp phát hiện sử dụng thông tin tờ khai hải quan không đúng nguyên tắc quy định hoặc tài khoản hoặc số điện thoại di động không thực hiện tra cứu thông tin trong 6 tháng, Tổng cục Hải quan sẽ thu hồi tài khoản hoặc thu hồi hiệu lực sử dụng.

13. Thông tư số 26/2016/TT-NHNN ngày 12/9/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máyIn tiền Quc gia, có hiệu lực thi hành từ ngày 24/10/2016

Thông tư quy định cụ thể nội dung giám sát như sau:

- Giám sát tài chính gồm: Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại Nhà máy, giám sát bảo toàn và phát triển vốn của Nhà máy, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Nhà máy theo quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Nhà máy.

- Giám sát hoạt động in, đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng tại Nhà máy theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Giám sát công tác tổ chức, chính sách quản lý người lao động, viên chức quản lý, tiền lương, thu nhập của Nhà máy theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc giám sát của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện thông qua tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu, báo cáo của Nhà máy.

14. Thông tư 138/2016/TT-BQP ngày 12/9/2016 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên (VĐV) thể thao quân đội (TTQĐ) được tập trung tập huấn và thi đấu, có hiệu lực thi hành từ ngày 27/10/2016

Theo đó, VĐV các đội TTQĐ lập thành tích tại các giải thi đấu sẽ được thưởng theo quy định mới, tiêu biểu khi đạt được huy chương vàng sẽ được mức thưởng như sau:

- Đại hội TTQĐ các nước thế giới: 75 triệu đồng/VĐV.

- Giải TTQĐ các nước thế giới, Châu Á: 50 triệu đồng/VĐV.

- Giải TTQĐ các nước Đông Nam Á: 25 triệu đồng/VĐV.

- Đại hội TDTT toàn quốc: 30 triệu đồng/VĐV.

- Giải thể thao Vô địch Quốc gia: 25 triệu đồng/VĐV.

- Đại hội TDTT toàn quân: 10 triệu đồng/VĐV.

- Hội thao thể thao toàn quân: 7.5 triệu đồng/VĐV.

15. Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, có hiệu lực thi hành từ ngày 30/10/2016

Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn một năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy; Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định cũng là những đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc./.

Huyền Trang (tổng hợp)

Bài viết khác: