1. Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2016.

Theo đó,Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng và duy trì việc quản lý, bảo vệ rừng giống, vườn giống. Trong đó Nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức do Nhà nước thành lập) chỉ trực tiếp quản lý rừng giống, vườn giống có tầm quan trọng quốc gia với diện tích tối đa là 30% tổng diện tích được quy hoạch làm rừng giống, vườn giống; phần còn lại được giao, bán, khoán cho các thành phần kinh tế khác quản lý kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Rừng giống, vườn giống do các thành phần kinh tế quản lý phải nằm trong quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt, được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước cho phần lâm sinh, xây dựng hạ tầng và trang thiết bị được quy định cụ thể như sau:

- Không quá 55 triệu đồng/ha đối với vườn giống được trồng mới.

- Không quá 40 triệu đồng/ha đối với rừng giống được trồng mới.

- Không quá 15 triệu đồng/ha đối với rừng giống được chuyển hóa.

- Ngoài mức hỗ trợ nêu trên còn được hỗ trợ 300.000 đồng/ha/năm để chi phí quản lý bảo vệ rừng giống, vườn giống; thời hạn hỗ trợ không quá 5 năm.

2. Thông tư số 19/2016/TT-BCT ngày 14/9/2016 của Bộ Công thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành Công nghiệp sản xuất bia, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2016.

 Theo đó:

- Đối với cơ sở có quy mô công suất trên 100 triệu lít thì định mức tiêu hao đến năm 2020 là 140 MJ/hl, từ năm 2021 đến hết năm 2025 là 129 MJ/hl.

- Đối với cơ sở có quy mô công suất 20 - 100 triệu lít thì định mức tiêu hao đến năm 2020 là 215 MJ/hl, từ năm 2021 đến hết năm 2025 là 196 MJ/hl.

- Đối với cơ sở có quy mô công suất dưới 20 triệu lít thì định mức tiêu hao đến năm 2020 là 306 MJ/hl, từ năm 2021 đến hết năm 2025 là là 286 MJ/hl.

Suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất ngành công nghiệp bia đến hết năm 2025 không được vượt quá định mức trên.Nếu cao hơn thì cơ sở phải lập và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

3. Thông tư số 32/2016/TT-BYT ngày 15/9/2016 của Bộ Y tếquy định việc chi trả các chi phí thực tế đbảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản ca bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2016.

Theo đó, bên nhờ mang thai hộ bắt buộc phải chi trả cho bên mang thai hộ:

- Chi phí đi lại tới cơ sở khám, chữa bệnh để được tư vấn, khám, kiểm tra, theo dõi sức khỏe, thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế;

- Chi phí thực hiện các dịch vụ tư vấn, khám, chữa bệnh, kỹ thuật y tế trong việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản;

- Chi phí các loại thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế chưa được tính vào giá dịch vụ khám, chữa bệnh;

- Chi phí dinh dưỡng, các vật dụng chăm sóc vệ sinh cá nhân trước, trong và sau theo thỏa thuận giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

Đối với những chi phí cho các dịch vụ chưa được cấp có thẩm quyền quy định giá thì thanh toán theo hóa đơn, chứng từ của cơ sở khám, chữa bệnh.

4. Thông tư số 06/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2016.

Theo đó, khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.

Ở nơi đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu vừa có biển báo hiệu và vạch sơn thì lái xe phải tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

Trường hợp đèn tín hiệu tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu và vạch sơn theo thứ tự hiệu lực đã quy định.

Thông tư 06/2016/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/11/2016, thay thếThông tư 17/2012/TT-BGTVT vàThông tư 27/2015/TT-BGTVT.

(Người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự không chấp hành hiệu lệnh của đèntín hiệu giao thông (vượt đèn vàng và đèn đỏ) bị phạt 1.200.000-2.000.000 đồng (căn cứ Điểm a, Khoản 5 Điều 5 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8). Với người điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự vượt đèn vàng bị phạt tiền 300.000-400.000 đồng (căn cứ Điểm c, Khoản 4 Điều 6 của Nghị định 46). 

5. Thông tư số 115/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2016.

Theo đó:

- Doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa (CPH) phải gắn việc đăng ký bán đấu giá cổ phần lần đầu qua Sở Giao dịch chứng khoán đồng thời với việc đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch cổ phần.

- Doanh nghiệp CPH phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin về kết quả bán cổ phần trong 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần trúng đấu giá.

- Kết quả bán cổ phần phải kèm theo xác nhận của ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt đấu giá.

- Ban Chỉ đạo CPH ký hợp đồng hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp CPH ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ đấu giá với Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần.

6. Thông tư  số 14/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc quản lý các hoạt động cho vay từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2016.

Cụ thể, tổ chức cá nhân phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm dân sự theo quy định; có đủ năng lực chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất thực hiện dự án.

Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo điều 7 thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan; vào thời điểm đề nghị vay vốn, không có các khoản nợ đọng thuế, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngoài ra phải có vốn tự có tham gia thực hiện dự án tối thiểu là 20% tổng vốn đầu tư của dự án.

Theo Thông tư 134/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 1/11/2016 về quy chế quản lý tài chính của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), công ty được chủ động sử dụng vốn để phục vụ các hoạt động kinh doanh như: mua nợ, tài sản cho mục đích kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật; ưu tiên tái cơ cấu, sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước.

Ngoài ra, VAMC cũng được dùng vốn để thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ định của cấp có thẩm quyền phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty; sửa chữa, nâng cấp tài sản; đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ hoạt động của công ty.

Thông tư 134 được áp dụng từ năm tài chính 2016 trở đi

7. Thông tư số 22/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐTngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực thi hành từ ngày 06/11/2016.

Thông tư quy định có 3 mức đánh giá học sinh tiểu học: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. Việc đánh giá theo 3 mức sẽ được giáo viên thực hiện vào giữa kì, cuối mỗi học kì.

Thông tư cũng quy định thông qua quá trình đánh giá thường xuyên đến giữa và cuối mỗi học kì, lượng hóa mỗi năng lực, phẩm chất thành ba mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng.

8. Thông tư số 139/2016/TT-BTC ngày 16/9/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, hoàn trả lại hoặc khu trừ vào nghĩa vụtài chínhcho chủ đầu tư khi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và phương pháp xác định tiền sử dụng đất phải nộp khingười mua, thuê mua được phép bán lại nhà ở xã hội theo quy định tạiNghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 củaChính phủvề phát triển và quảnnhà ở xã hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2016.

Theo đó, tiền sử dụng đất phải nộp khi bán lại nhà ở xã hội được quy định như sau:

Đối với nhà ở xã hội là căn hộ, chung cư:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x S x Giá đất x Hệ số phân bổ tiền sử dụng đất

Trong đó:

S: Diện tích căn hộ, chung cư cần được xác định tiền sử dụng đất phải nộp;

Giá đất: Xác định theo giá đất ở do UBND cấp tỉnh quy định tại Bảng giá đất x hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm bán lại nhà ở xã hội;
Hệ số phân bố: Xác định theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Đối với nhà ở xã hội là nhà ở thấp tầng liền kề:  Nộp 100% tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất xác định theo giá đất quy định nêu trên x diện tích đất nhà ở xã hội.

9. Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/09/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, có hiệu lực từ ngày 15/11/2016.

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.

Trong đó, sửa đổi quy định thu tiền sử dụng đất khi nhà nước giao đất.

Cụ thể, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì tiền sử dụng đất phải nộp là số tiền trúng đấu giá.

Việc xác định giá khởi điểm cụ thể như sau: Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất mà diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất đấu giá có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) từ 30 tỷ đồng trở lên đối với các thành phố trực thuộc trung ương; từ 10 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; từ 20 tỷ đồng trở lên đối với tỉnh còn lại là giá đất cụ thể do Sở Tài nguyên và Môi trường xác định, chuyển cho Hội đồng thẩm định giá đất của địa phương do Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất mà diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất đấu giá có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với tỉnh còn lại là giá đất cụ thể do cơ quan tài chính xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.

Việc xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất gắn với tài sản thuộc sở hữu nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

10. Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016 của Bộ Công thương thực hiệnQuy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2016.

Theo đó,C/O điện tử được xây dựng theo “Hướng dẫn Thực hiện thông điệp và Đặc tả xử lý C/O mẫu D ATIGA điện tử” và được truyền theo phương thức điện tử giữa các Nước thành viên thông qua Cơ chế một cửa ASEAN.

- C/O điện tử có hiệu lực pháp lý tương đương C/O giấy; có thể được nộp, được cấp và được chấp nhận thay thế C/O giấy.

- Về kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp C/O điện tử: tiến hành kiểm tra tương tự như C/O giấy; được chấp nhận, được xác minh là được khai đầy đủ và xác thực theo hình thức điện tử.

- Về lưu trữ, duy trì dữ liệu hồ sơ C/O: các bên liên quan (Người sản xuất và/hoặc xuất khẩu; Tổ chức cấp C/O) phải lưu trữ chứng từ/hồ sơ đề nghị cấp C/O trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp/ ngày cấp.

Thông tư này bãi bỏ Thông tư 21/2010/TT-BCT và Thông tư 42/2014/TT-BCT

11. Quyết định số 42/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Khoản 1 Điều1Quyết định số72/2007/QĐ-TTg ngày 23/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp đặc thù đi với một schức danh tư pháp và thanh tra trong Quân đội, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2016.

Theo đó, mức phụ cấp 15% được áp dụng đối với chánh án, phó chánh án, thẩm phán thuộc tòa án quân sự các cấp; viện trưởng, phó viện trưởng, kiểm sát viên thuộc VKS quân sự các cấp; chánh thanh tra, phó chánh thanh tra, thanh tra viên thuộc thanh tra quốc phòng; thủ trưởng, phó thủ trưởng, điều tra viên thuộc cơ quan điều tra VKS quân sự Trung ương; thủ trưởng, phó thủ trưởng, điều tra viên thuộc cơ quan điều tra hình sự, cơ quan an ninh điều tra các cấp; chấp hành viên thuộc cơ quan thi hành án quân khu, quân chủng Hải quân và Bộ Tổng Tham mưu.

Mức phụ cấp 10% được áp dụng đối với kiểm tra viên thuộc VKS quân sự các cấp; thẩm tra viên và thư ký tòa án thuộc tòa án quân sự các cấp; thẩm tra viên thi hành án thuộc Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng; thẩm tra viên và thư ký thi hành án thuộc cơ quan thi hành án quân khu, quân chủng Hải quân, Bộ Tổng tham mưu.

Mức phụ cấp trên được tính hưởng kể từ ngày 01-01-2016.

12. Thông tư số 23/2016/TT-BCT ngày 12/10/2016 của Bộ Công thương bãi bỏ Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may, có hiệu lực thi hành từ ngày 26/11/2016.

Theo thông tư 37, những sản phẩm dệt may không thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư này gồm sợi, vải mộc chưa qua xử lý hoàn tất, hàng miễn trừ ngoại giao, hàng trong túi lãnh sự, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg ngày 4/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Bộ Công Thương chỉ định và ủy quyền tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may./.

Còn nữa

Huyền Trang (tổng hợp)

Bài viết khác: