1. Thông tư số 33/2016/TT-BYT ngày 19/9/2016 của Bộ Y tế về việc quy định tổ chức và hoạt động xét nghiệm vi sinh trong bệnh viện, có hiệu lực thi hành từ ngày 03/11/2016
Theo đó, hoạt động lấy, bảo quản, vận chuyển và nhận bệnh phẩm của Khoa vi sinh được quy định:
- Thực hiện xây dựng quy trình và hướng dẫn lấy, bảo quản, vận chuyển, nhận bệnh phẩm cấp cứu và thường quy đúng quy cách cho các khoa lâm sàng trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt.
- Tổ chức tiếp nhận bệnh phẩm dođiều dưỡng, bác sỹkhoa lâm sàng lấy, bảo quản bệnh phẩm theo đúng quy trình đã phê duyệt. Bệnh phẩm phải kèm theo phiếu yêu cầu xét nghiệm có ghi đủ cácmục quy định và có chữ ký của bác sĩđiều trị. Việc vận chuyển bệnh phẩm cần được bảo đảm an toàn sinh học.
Bệnh phẩm nghi ngờ có nguy cơ lây nhiễm phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2011/TT-BYTngày 05/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm;
Trường hợp xét nghiệm có yêu cầu đặc biệt về bệnh phẩm, khoa/phòng lâm sàng cần hội chẩn với khoa vi sinh để lấy bệnh phẩm.
2. Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22/9/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn mẫu đơn đăng ký, giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và mẫu báo cáo tình trạng bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, có hiệu lực thi hành từ ngày 08/11/2016
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên lãnh thổ Việt Nam.
- Mẫu Đơn đăng ký thành lập, chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Mẫu dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tình trạng bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thông tư số 20/2016/TT-BCT ngày 20/09/2016 của Bộ Công Thương về việc quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành Công nghiệp thép, có hiệu lực thi hành từ ngày 08/11/2016
Thông tư quy định một số giải pháp nâng cao hiệu suất năng lượng bao gồm:
- Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng ISO 50.001 cho đơn vị và thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong quản lý năng lượng;
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả năng lượng có mức đầu tư thấp (thay thế các thiết bị đơn lẻ có hiệu suất sử dụng năng lượng tốt hơn);
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả năng lượng có mức đầu tư cao (thay thế một, vài cụm thiết bị có hiệu suất sử dụng năng lượng tốt hơn hoặc thay đổi công nghệ để cải thiện hiệu suất năng lượng).
4. Thông tư số 34/2016/TT-BYT ngày 21/9/2016 của Bộ Y tế quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị, xử trí các bất thường, dị tật của bào thai, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/11/2016
Theo đó, Nhân viên y tế tư vấn cho phụ nữ mang thai theo các nội dung sau đây:
- Ý nghĩa, lợi ích và rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành các kỹthuật áp dụng trong sàng lọc trước sinh;
- Trình tự các bước thực hiện các kỹthuật áp dụng trong sàng lọc trước sinh đối với từng trường hợp cụ thể.
Sàng lọc
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng các kỹ thuật sàng lọc đểphát hiện nguy cơ dị tật bào thai theo hướng dẫn chuyên mônkỹ thuậtcủa Bộ trưởng Bộ Y tế.
Tư vấn sau sàng lọc
Nhân viên y tế tư vấn cho phụ nữ mang thai sau sàng lọc theo các nội dung sau đây:
- Giải thích kết quả của các kỹ thuật sàng lọc trước sinh;
- Hướng dẫn phụ nữmang thai lựa chọn phương pháp theo dõi, chăm sóc thai nhi hoặc tiếp tục thực hiện các kỹ thuật đặc hiệu để chẩn đoán trước sinh;
- Hướng dẫn chuyển đến cơ sở phù hợp để theo dõi, thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán trước sinh nếu cần thiết.
5. Thông tư số 15/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2016
Thông tư này hướng dẫn việc lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu đối với dự ánđầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tạiKhoản 3 Điều1Luật Đấu thầu số43/2013/QH13như sau:
- Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầutư theo hìnhthức PPP (Mẫu số 01) áp dụng cho dự án đầu tư theo hình thức PPP quan trọng quốc gia, nhóm A và nhóm B.
- Mẫu hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức PPP (Mẫu số 02) áp dụng cho dự án đầu tư theo hình thức PPP quan trọng quốc gia, nhóm A và nhóm B đã thực hiện sơ tuyển.
6. Thông tư số 26/2016/TT-BTNMT ngày 29/9/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và hướng dẫn phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2016
Theo đó, nguyên tắc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được quy định như sau:
- Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và phân vùng rủi ro ô nhiễm môitrường biển và hải đảo được thực hiện trên từng ô bờ, ô ven bờ, ô biển.
- Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải căn cứ vào các thông tin, số liệu đo đạc, quan trắc các thành phần môi trường và sử dụng các công cụ tính toán, mô phỏng quá trình phát thải, lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển và hải đảo.
- Việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải căn cứ vào kết quả tính toán, xác định giá trị của các chỉ số tương ứng với các tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo đối với từng ô và được thể hiện trên bản đồ theo quy định của pháp luật về thành lập bản đồ chuyên đề.
7. Thông tư số 27/2016/TT-NHNN ngày 28/9/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2016
Thông tư quy định việc phân công đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm phápluật như sau:
- Vụ Pháp chế là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước giúp Thống đốc tổ chức, xây dựng các dự án luật, pháp lệnh do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo, trừ trường hợp Thống đốc giao đơn vị khác chủ trì soạn thảo.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, phạm vi điều chỉnh, mức độ phức tạp của văn bản, Thống đốc phân công đơn vị chủ trì soạn thảo đối với nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo, thông tư.
8. Thông tư số 36/2016/TT-BYT ngày 29/9/2016 của Bộ Y tế quy định việc thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc và nuôi dưỡng người bệnh phong, tâm thần tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phong, tâm thần của Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2016
- Các khoản chi cho con người theo quy định đối với đơn vị sự nghiệpcông lập; bao gồm:
Tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp doNhànước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công;
Các khoản đóng góp theo chế độ như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểmy tế,kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp;
Các khoản chi tại Khoản 1 Điều này được điều chỉnh trong trườnghợp Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương, phụ cấp hoặc cấp có thẩm quyền điềuchỉnh số lượng người làm việc củađơn vị.
- Chi thực hiện khám, chữa bệnh, chăm sóc và chi phí cần thiết khácthực hiệnnhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh người bệnh phong, tâm thần: Mức chitheo Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và được Bộ Y tế xem xétđiều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách hoặc khi các yếu tố hình thành chi phí thay đổi.
- Chi tiền ăn đối với người bệnh thuộc đối tượng nhà nước hỗ trợ tiềnăntheo chế độ quy định.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12hằng năm.
9. Thông tư số 28/2016/TT-NHNN ngày 05/10/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 21/2014/TT-NHNN ngày 14/08/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực thi hành từ ngày 18/11/2016
Điều 7được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép ngân hàng thương mại thực hiện có thời hạn các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế đối với từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể, bao gồm các hoạt động ngoại hối kháctrên thị trường trong nước và thị trường quốc tế ngoài các hoạt động ngoại hối quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.
2. Sau khi hết thời hạn được phép thực hiện các hoạt động ngoại hối kháctrên thị trường trong nước và thị trường quốc tếtại văn bản chấp thuận có thời hạn, trường hợp có nhu cầu tiếp tục thực hiện, trên cơ sở đáp ứng đủ điều kiện và hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 5 Điều 11 Thông tư này và các quy định có liên quan của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép thực hiện các hoạt động ngoại hối này tại văn bản gia hạn văn bản chấp thuận có thời hạn.”
10. Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2016
Theo đó, việc quy định về báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước như sau:
Định kỳ 6 tháng, cả năm báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ, bao gồm:
1. Số liệu giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư;
a) Tổng hợp thông tin từ số liệu giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ của các chủ đầu tư, chủ dự án thành phần trong phạm vi quản lýhoặc từ các cơ quan quản lý cấp dưới;
b) Rà soát, bổ sung thông tin báo cáo;
c) Gửi báo cáo số liệu.
2. Các nội dung đánh giá chương trình, dự án: Lập theo Mẫu số 01 Thông tưsố 22/2015/TT-BKHĐT(trừ các phụ biểu 01, 02, 03, 04, 05, 06 đãđược cập nhật số liệu trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ) và đính kèm tệp tin báo cáo này vào Hệ thống thông tin nghiệp vụ. Khi tài liệu đính kèm đã được xác thực bằng chữ ký sốchuyên dùng thì không phải gửi thêm báo cáo giấy cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số84/2015/NĐ-CPvà Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT.
3. Thời hạn báo cáo theo quy định tạiKhoản 4, Điều 69, Nghị định số 84/2015/NĐ-CP.
11. Thông tư số 01/2016/TT-TTCP ngày 06/10/2016 của Thanh tra Chính phủ về việc quy định công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thanh tra, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2016
Quy định đối tượng áp dụng như sau:
1. Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, lao động hợp đồng từ 01 năm trở lên đang công tác trong các cơ quan Thanh tra nhà nước.
2. Cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi là Thanh tra bộ); Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra tỉnh); Thanh tra sở, ngành (sau đây gọi là Thanh tra sở); Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra huyện).
3. Phòng và tương đương thuộc cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ; các phòng và tương đương thuộc Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh.
4. Cá nhân, tập thể ngoài ngành Thanh tra có liên quan đến công tác thanh tra, có thành tích, công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Thanh tra.
5. Cá nhân, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài có thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và pháttriểnngành Thanh tra.
12. Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2016
Quy định nguyên tắc quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như sau:
1. Phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; trách nhiệm của các bộ, ngành và các cấp ở địa phương; vai trò giám sát của cộng đồng trong quản lý và điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
3. Đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; khuyến khích huy động nguồn lực xã hội để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
4. Đảm bảo phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan trong quản lý, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
5. Phát huy vai trò chủ thể và sự tham gia, đóng góp của cộng đồng dân cư vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
13. Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT ngày 13/10/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi, có hiệu lực thi hành từ ngày 28/11/2016
Quy định hình thức thanh tra các kỳ thi như sau:
1. Thanh tra các kỳ thi được tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch hằng năm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Đại học Quốc gia, đại học vùng, hiệu trưởng/viện trưởng/giám đốc cơ sở giáo dục đại học (gọi chung là hiệu trưởng) phê duyệt.
3. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thi, xét tuyển, xét tốt nghiệp, tổ chức thực hiện và đánh giá luận văn, luận án; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo, Hiệu trưởng giao./.
Huyền Trang (tổng hợp)