1. Thông tư số24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chun kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2016

- Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc:

+ Trong 01 phút: Không được vượt quá 112 dBA

+ Trong 01 giờ: Không được vượt quá 94 dBA

+ Trong 08 giờ: Không được vượt quá  85 dBA.

- Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động:

+ Tại vị trí làm việc, lao động, sản xuất trực tiếp: Không được vượt quá 85 dBA

+ Các phòng chức năng, hành chính, kế toán, kế hoạch: Không được vượt quá 65 dBA

+ Các phòng lao động trí óc, nghiên cứu thiết kế, thống kê, lập chương trình máy tính, phòng thí nghiệm lý thuyết: Không vượt quá 55 dBA.   

2. Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chun kỹ thuật quốc gia chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2016

Thông tưquy định về chiếu sáng – mức chiếu sáng cho phép nơi làm việc; trong đó quy định độ rọi duy trì tối thiểu cho các phòng, khu vực làm việc như sau:

Khu vực chung trong nhà:

- Tiền sảnh, khu vực lưu thông và hành lang: Độ rọi duy trì tối thiểu là 100 Lux

- Cầu thang (máy, bộ), thang cuốn: Độ rọi duy trì tối thiểu là 150 Lux

- Phòng gửi đồ, phòng rửa mặt, phòng tắm, nhà vệ sinh: Độ rọi duy trì tối thiểu là 200 Lux.

Văn phòng, công sở:

- Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy, phòng họp, hội nghị: Độ rọi duy trì tối thiểu là 300 Lux

- Phòng đánh máy, xử lý dữ liệu: Độ rọi duy trì tối thiểu là 500 Lux.

3. Thông tư số 26/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khíhậu tại nơi làm việc, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2016

Thông tư quy định điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm cho phép như sau:

- Đối với lao động nhẹ (các dạng lao động liên quan đến ngồi, đứng, đi lại, phần lớn các động tác làm bằng tay, tiêu hao năng lượng từ 120 đến 150 kcal/giờ):

+ Khoảng nhiệt độ: 20 đến 34°C

+ Độ ẩm không khí: 40 đến 80%.

- Lao động trung bình (các dạng lao động liên quan đến đứng, đi lại, dịch chuyển, gia công các chi tiết dưới 1kg ở tư thế đứng, ngồi, mang vác vật nặng dưới 10kg, tiêu hao năng lượng từ 151 đến 250 kcal/giờ):

+ Khoảng nhiệt độ: 18 đến 32°C

+ Độ ẩm không khí: 40 đến 80%.

- Lao động nặng (các dạng lao động thực hiện ở tư thế đứng hoặc đi lại nhiều, dịch chuyển và gia công các vật nặng trên 10 kg, tiêu hao năng lượng trên 250 kcal/giờ):

+ Khoảng nhiệt độ: 16 đến 30°C

+ Độ ẩm không khí: 40 đến 80%.

4. Thông tư số 21/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện từ trường tần số cao - Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2016

- Theo đó,mức cho phép cường độ điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc không vượt quá các giá trị quy định như sau:

Điện từ trường tần số cao

Tần số

Cườngđộ điệntrường(E)(V/m)

Cường độ từtrường(H)(A/m)

Mật độ dòng năng lượng(P)(W/cm2)

Thời gian trung bình cho các phép đo(phút)

3KHz-65KHz

614

24,6

-(2)

6

>65KHz-1MHz

614

1,6/f(3)

-(2)

6

>1MHz-10MHz

614/f(3)

1,6/f(3)

-(2)

6

>10MHz-400MHz

61

0,16

10

6

>400MHz-300GHz

61

0,16

10

6

- Mức tiếp xúc cho phép với điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc được quy định như sau:

Tần số

Mật độ dòng năng lượng(W/cm2)

Thời gian tiếp xúc cho phép trong 1 ngày

Ghi chú

10MHz - 300GHz

10

8 giờ

 

> 10 đến 100

>100 đến 1000

2 giờ

20 phút

Thời gian làm việc còn lại trong ngày, mật độ dòng năng lượng không vượt quá 10W/cm2

- Mức cho phép đối với dòng điện cảm ứng và dòng điện tiếp xúc qua cơ thểkhông vượt quá các giá trị quy định như sau:

Tần số

Dòng điện cảm ứng (mA)

Dòng điện tiếp xúc (mA)

Qua cả hai chân

Qua từng chân

3KHz-100KHz

>100KHz- 100MHz

>100MHz - 300MHz

2000 f(3)

200

-

1000 f(3)

100

-

1000 f(3)

-

100(2)

5. Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạmviđược hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2016

Theo đó, quỹ BHYT sẽ thanh toán đối với các dịch vụ kỹ thuật y tế (DVKTYT) thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT khi đáp ứng các điều kiện sau:

+ Đã được phê duyệt thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Thực hiện theo quy trình chuyên môn đã được phê duyệt;

+ Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, quỹ BHYT và người bệnh không thanh toán chi phí DVKTYT đối với các trường hợp sau:

+ DVKTYT thuộc quy trình chuyên môn của một DVKTYT khác mà chi phí của dịch vụ kỹ thuật đó đã được tính trong cơ cấu giá của DVKTYT khác đó;

+ DVKTYT có kết quả được tính toán từ kết quả của DVKTYT khác hoặc có kết quả từ việc thực hiện DVKTYT khác.

6. Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng, có hiệu lực thi hành từ ngày 04/12/2016

Theo đó, cơ quan, đơn vị xây dựng đơn giá đặt hàng đào tạo khi chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí thì cần căn cứ vào các nội dung, mức chi sau để đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả:

+ Chi tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ;

+ Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm, giáo trình, học liệu đào tạo;

+ Chi thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;

+ Chi mua nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ hoạt động đào tạo; thuê lớp học, thiết bị giảng dạy và các chi phí khác.

7. Thông tư số 43/2016/TT-BCA ngày 25/10/2016 của Bộ Công an quy định biện pháp thực hiện BHYT đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân (CAND), có hiệu lực thi hành từ ngày 09/12/2016

Theo đó, cán bộ, chiến sĩ CAND khi khám, chữa bệnh BHYT đúng quy định sẽ được thanh toán các khoản chi phí sau:

- Chi phí khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ và sinh con;

- Chi phí vận chuyển khi cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật trong các trường hợp như:

+ Chuyển từ tuyến huyện và tương đương trở lên lên tuyến trên;

+ Chuyển từ tuyến trên xuống tuyến dưới đến tuyến huyện và tương đương theo chỉ định chuyên môn hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ;

+ Chuyển ngang tuyến.

- Chi phí khám, chữa bệnh ngoài phạm vi hưởng BHYT gồm có như thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và các dịch vụ kỹ thuật y tế theo chỉ định của chuyên môn.

8. Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2016

Theo đó, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện sẽ có 15 Khoa chuyên môn như sau:

+ Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS;

+ Khoa Y tế công cộng và Dinh dưỡng;

+ Khoa An toàn thực phẩm;

+ Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản;

+ Khoa Khám bệnh/Phòng khám đa khoa;

+ Khoa Hồi sức cấp cứu;

+ Khoa Liên chuyên khoa (Răng Hàm Mặt - Mắt - Tai Mũi Họng);

+ Khoa Nội tổng hợp;

+ Khoa Ngoại tổng hợp;

+ Khoa Nhi;

+ Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng;

+ Khoa Dược – Trang thiết bị - Vật tư y tế;

+ Khoa Truyền nhiễm;

+ Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn;

+ Khoa Xét nghiệm và Chuẩn đoán hình ảnh.

9. Thông tư số 31/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý tiền lương trong các tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước theo Luật Chứng khoán, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2016

Theo đó, khi xác định mức tiền lương bình quân kế hoạch gắn với năng suất lao động bình quân và lợi nhuận theo Điều 9 Thông tư26/2016/TT-BLĐTBXH thì năng suất lao động được tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu như sau:

- NSLĐ bình quân kế hoạch = Tổng doanh thu kế hoạch : Số lao động bình quân kế hoạch được tính theo Khoản 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26.

- NSLĐ bình quân thực hiện trong năm = Tổng doanh thu thực hiện trong năm : Số lao động bình quân thực tế sử dụng trong năm được tính theo Khoản 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26

10. Thông tư số 32/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2016

Theo đó, các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, tổng doanh thu trừ tổng chi phí được loại trừ khi xác định tiền lương của người lao động, bao gồm:

- Các yếu tố khách quan quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 26.

- Nhà nước có quyết định can thiệp làm ảnh hưởng trực tiếp đến tổng doanh thu trừ tổng chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi làm giảm nguồn vốn đầu tư (do giảm quỹ dự phòng nghiệp vụ).

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải đánh giá lại việc thực hiện yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, tổng doanh thu trừ tổng chi phí thực hiện so với kế hoạch để loại trừ khi xác định quỹ tiền lương của người lao động.

11. Thông tư số 33/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dn thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đi với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016-2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2016

Theo đó, Quỹ tiền lương của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội được xác định như sau:

- Quỹ tiền lương kế hoạch hằng năm = Đơn giá tiền lương được giao ổn định X Tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương kế hoạch.

- Quỹ tiền lương thực hiện hằng năm = Đơn giá tiền lương được giao ổn định X Tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương thực hiện.

12. Thông tư số 30/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm công tác quản trang tại các nghĩa trang liệt sĩ, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2016

Theo đó, phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm:

- Làm việc dưới 4 giờ/ngày: Tính bằng 1/2 ngày làm việc;

- Làm việc từ 4 giờ trở lên: Tính cả ngày làm việc.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

còn nữa

Huyền Trang (tổng hợp)

Bài viết khác: