1. Thông tư số 02/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/02/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn tchức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động,có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/4/2017.

Tháng 5 hàng năm, các cơ quan Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động(ATVSLĐ) các cấp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan tập trung tổ chức, thực hiện các hoạt động cụ thể trong tháng hành động ATVSLĐ nhằm: 

- Triển khai chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.

- Triển khai  các quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động; các yêu cầu, chỉ đạo, định hướng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.

- Triển khai các mục tiêu cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.

Thông tư này thay thế việc tổ chức Tuần lễ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động-phòng chống cháy nổ hàng năm theo Hướng dẫn số 4280/BCĐTLQG-ATLĐ ngày 30/11/2006 của Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia an toàn, vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ Trung ương.

2. Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/4/2017.

Theo đó, thời gian khóa học theo niên chế:

- Từ 2 - 3 năm học đối với trình độ cao đẳng và khối lượng kiến thức tối thiểu theo từng ngành, nghề đào tạo là 60 tín chỉ.

- Từ 1 - 2 năm học đối với trình độ trung cấp và khối lượng kiến thức tối thiểu là 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

Ngoài ra, thời gian học lý thuyết và thực hành, thực tập, thí nghiệm (gọi chung là thực hành) phải đảm bảo tỷ lệ:

+ Trung cấp: Lý thuyết chiếm 25% - 45%; thực hành chiếm 55% - 75%;

+ Cao đẳng: Lý thuyết chiếm 30% - 50%; thực hành chiếm 50% - 70%.

3. Thông tư số 04/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2017.

Đối với nghề đào tạo cấp IV (gồm tên ngành, nghề 07 chữ số) có một số thay đổi nhất định như sau:

- Đối với nhóm ngành, nghề kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật thì bổ sung thêm nghề "Kỹ thuật bảo dưỡng cơ khí tàu bay" ở trình độ Cao đẳng.

- Đối với nhóm ngành, nghề kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường thì bổ sung thêm nghề kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải ở trình độ Trung cấp và Cao đẳng.

- Đối với nhóm ngành, nghề nghệ thuật trình diễn, bổ sung thêm nghề diễn viên kịch - điện ảnh, biên đạo múa, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, nhạc cụ phương Tây, thanh nhạc, Piano… ở trình độ Trung cấp và Cao đẳng.

4. Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộiban hành Quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng,có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2017.

Thông tư quy định:

- Thời gian tuyển sinh được thực hiện một hoặc nhiều lần trong năm;

- Thí sinh có thể đăng ký dự tuyển vào một hoặc nhiều trường thông qua phiếu đăng ký tuyển sinh, mẫu phiếu đăng ký tuyển sinh do các trường phát hành và đăng tải trên trang thông tin điện tử của đơn vị;

- Hồ sơ đăng ký dự tuyển gồm Phiếu đăng ký tuyển sinh và bản sao hợp lệ các loại giấy tờ cần thiết khác tùy theo yêu cầu và tiêu chí xét tuyển hoặc thi tuyển của từng trường.

- Cơ sở để xác định chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp, cao đẳng dựa trên các tiêu chí như:

+ Tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên tối đa của từng ngành nghề đào tạo;

+ Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo.

Ngoài ra, Thông tư còn ban hành kèm phụ lục các chính sách ưu tiên khi tuyển sinh hệ trung cấp, cao đẳng.

5. Thông tư số 06/2017/TT-BNNPTNT ngày 08/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 03/2016/TT-BNNPTNT ngày 21/4/2016 về ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam; công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/4/2017.

Thông tư nàybổ sung thêm một số thuốc bảo vệ thực vật được đăng ký chính thức vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, bao gồm:

- Thuốc trừ sâu: 2 hoạt chất, 2 tên thương phẩm;

- Thuốc trừ bệnh: 3 hoạt chất, 3 tên thương phẩm;

- Thuốc trừ cỏ: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm;

- Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất, 1 tên thương phẩm;

- Thuốc điều hòa sinh trưởng: 1 hoạt chất, 1 tên thương phẩm.

6. Thông tư số 02/2017/TT-BTNMT ngày 07/3/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật lập báo cáo hiện trạng môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/4/2017.

Thông tư này quy định về quy trình kỹ thuật, định mức lao động, định mức dụng cụ, thiết bị và định mức vật liệu trong thực hiện lập báo cáo hiện trạng môi trường.

VBPL P2
Ảnh minh họa/ Nguồn: http://cetac.gov.vn

Đối tượng áp dụng của Thông tư này là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến lập báo cáo hiện trạng môi trường (bao gồm báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia, báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh và báo cáo chuyên đề về môi trường cấp tỉnh).

Thông tư quy định chi tiết và cụ thể về trình tự lập báo cáo hiện trạng môi trường; quy định kỹ thuật chi tiết lập báo cáo hiện trạng môi trường; quy định định mức lao động công nghệ, định mức vật tư, thiết bị của lập báo cáo hiện trạng môi trường cấp quốc gia và báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh; quy định định mức lao động công nghệ, định mức vật tư, thiết bị của lập báo cáo chuyên đề về môi trường cấp quốc gia và báo cáo chuyên đề về môi trường cấp tỉnh.

7. Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộiban hành quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/4/2017.

Theo Thông tư, người học được tạm dừng chương trình đang học và được bảo lưu điểm học tập nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động thực hiện nhiệm vụ an ninh - quốc phòng;

- Có giấy xác nhận của cơ sở y tế nơi người học đó khám hoặc điều trị hoặc giấy xác nhận khuyết tật (đối với trường hợp dừng học vì lý do sức khỏe);

- Đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập có thời hạn;

- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng không thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật ở mức bị buộc thôi học;

- Vì lý do khác, nhưng phải học xong ít nhất học kỳ thứ nhất tại trường; không thuộc trường hợp bị buộc thôi học.

8. Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 của Thủ tưng Chính phủ ban hành Quyết định quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện,có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/4/2017.

Theo đó, nhóm phương tiện giao thông vận tải (GTVT) phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu gồm:

- Xe mô tô, xe gắn máy;

- Xe ô tô con loại 09 chỗ trở xuống (Hiện nay chỉ yêu cầu dán nhãn đối với ô tô con từ 07 chỗ trở xuống).

Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với nhóm phương tiện GTVT (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới) được quy định như sau:

- Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với:

+ Xe mô tô, xe gắn máy đến hết 31/12/2019;

+ Xe ô tô con loại trên 07 chỗ đến 09 chỗ đến hết ngày 31/12/2017;

- Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với:

+ Xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 01/01/2020;

+ Xe ô tô con loại 07 chỗ trở xuống;

+ Xe ô tô con trên 07 chỗ đến 9 chỗ từ ngày 01/01/2018.

Thu Hiền (tổng hợp)

Bài viết khác: