1. Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14 ngày 14/3/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/05/2017.

Theo đó, Nghị quyết này quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch trong đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội là một chủ thể ban hành. Nghị quyết này không quy định thể thức và kỹ thuật trình bày Hiến pháp và văn bản sửa đổi Hiến pháp.

Ban hành kèm theo Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14 ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước là Phụ lục I: Các mẫu văn bản quy phạm pháp luật; Phụ lục II: Viết hoa trong văn bản.

2. Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 sửa đổi Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/5/2017.

Nghị định giữ nguyên quy định phạt tiền từ 01 triệu đến 02 triệu đồng đối với người treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.

Phạt từ 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với hành vi: Quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông; quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông được quy định.

Phạt tiền từ 05 triệu đến 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.

vb thang 5
Hành vi treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng bị phạt từ 01 triệu đến 02 triệu đồng.

Ảnh minh họa: dantri.com.vn

Phạt từ 15 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi như sau:

+ Phổ biến, lưu hành hình ảnh cá nhân người trình diễn thời trang, biểu diễn nghệ thuật có nội dung phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

+ Có những hành vi không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam hoặc hành vi làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại trong quá trình tổ chức trình diễn thời trang, biểu diễn nghệ thuật.

Ngoài ra, Nghị định số 28/2017 cũng bổ sung các quy định xử phạt vi phạm hành chính về điều kiện kinh doanh giám định cổ vật, chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích.

Đối với hành vi quảng cáo trực tiếp trên trang điện tử của nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới mà không thông qua tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã đăng ký tại Việt Nam sẽ bị xử phạt từ 02 triệu đến 05 triệu đồng.

Bổ sung quy định phạt tiền từ 03 triệu đến 05 triệu đồng đối với hành vi phổ biến phim không đúng nội dung và phạm vi trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng; hoặc đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem mà không đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị.

3. Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/5/2017.

Theo Nghị định này, mức tiền phạt tối đa vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250 triệu đồng (với cá nhân) và 500 triệu đồng (với tổ chức). Mức phạt trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản là một tỷ đồng (cá nhân) và 2 tỷ đồng (với tổ chức).

Cụ thể, phạt tiền từ 230 triệu đến 250 triệu đồng với cá nhân có hành vi khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên...

Phạt tiền từ 220 triệu đến 250 triệu đồng với người xả nước thải vào lòng đất thông qua giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất.

Nghị định tăng mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng lên mức phạt từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

- Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí, tọa độ quy định trong giấy phép.

- Xả nước thải vào nguồn nước không đúng chế độ, phương thức quy định trong giấy phép.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định tăng mức phạt với một số vi phạm trong bảo vệ nguồn nước như phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng đối với hành vi quản lý, vận hành công trình gây thất thoát, lãng phí nước (mức phạt hiện hành là 06 triệu đến 10 triệu đồng).

Thu Hiền (tổng hợp)

Bài viết khác: