Năm 1990, Nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản Hồi ký “Con đường theo Bác”, Hoàng Quốc Việt kể, Đức Vượng ghi.

          Đồng chí Hoàng Quốc Việt, nguyên Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam), một nhà hoạt động cách mạng kiên cường, bản lĩnh, một người học trò trung thành và xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

          Cuốn sách đã được dư luận xã hội đánh giá cao bởi tính trung thực lịch sử, phản ánh sinh động về hoạt động cách mạng của Bác Hồ và những người theo sự nghiệp của Bác nhằm giải phóng dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, theo yêu cầu của đông đảo bạn đọc, năm 2003, Nhà xuất bản Thanh Niên tái bản cuốn sách này. Lần này, theo đề nghị của các vị lão thành cách mạng và đông đảo bạn đọc trong cả nước, Nhà xuất bản Thanh Niên lại tái bản lần thứ hai cuốn sách này với tên mới: “ Đường Bác Hồ chúng ta đi”.

          Ban Biên tập Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Chương I - Nguyễn Ái Quốc trong trái tim tôi

Tôi không may mắn như nhiều đồng chí khác, vì đến tận năm 1941, mới được gặp Bác Hồ. Tuy nhiên, tên của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tác giả ''Bản án chế độ thực dân Pháp'' và ''Đường Kách mệnh'', đã thâm nhập trí óc, ăn sâu vào trái tim của tôi ngay từ năm 1928, khi tôi gia nhập ''Hội Việt Nam cách mạng thanh niên'' (Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội - gọi tắt là ''Thanh Niên'').

Lúc bấy giờ ở Việt Nam xuất hiện nhiều tổ chức chính trị với những đảng phái khác nhau, mà tiêu biểu là ''Việt Nam Quốc dân Đảng'', ''Tân Việt cách mạng Đảng'', ''Hội Việt Nam cách mạng thanh niên''. Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời vào năm 1927, do Phạm Tuấn Tài khởi xướng và Nguyễn Thái Học sáng lập. Công bằng mà nói, sau khi ra đời, Việt Nam Quốc dân Đảng làm được nhiều việc, khơi dậy một truyền thống yêu nước trong nhân dân, nhằm đánh đổ đế quốc Pháp ở Đông Dương. Với nghĩa khí ''anh hùng hảo hán'', ''dọc ngang trời đất trên đầu biết ai'', ''không thành công thì thành nhân'', những ''hiệp sĩ mặc com lê'' (từ ngữ mà chúng tôi hồi ấy thường dùng để gọi các đảng viên Quốc dân Đảng một cách khôi hài), đã làm nên nhiều công trạng. Hình ảnh Đoàn Trần Nghiệp (tức Ký Con) tung hoành dọc ngang trời đất, ''vua ám sát'', làm cho lớp thanh niên chúng tôi thán phục, làm cho thực dân Pháp mỗi khi nhắc đến tên anh, phải run sợ, và trong chúng tôi có người đã coi anh như một thần tượng. Việc Ký Con ám sát Nguyên Văn Kính ở trại Bách thú, ám sát giáo Du và giết hụt viên thanh tra mật thám Dương, con Du,... đã làm cho nhiều trái tim người dân trong kinh thành và các vùng chung quanh đập thình thịch. Tên Pátxkiê (Pasquier), Toàn quyền Đông Dương lúc ấy đã phải sửng sốt trước tên tuổi lừng danh của Ký Con. Trong hàng Việt Nam Quốc dân Đảng có anh Trần Xuân Độ, một người cùng làm việc với tôi ở nhà máy Công, Hải Phòng, có nhiều lý lẽ, thuyết phục tôi gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng. Anh bảo tôi: ''Mẹ đang ốm liệt giường đấy. Anh nào có thuốc hãy xin cứ ra công cứu chữa''. Trái tim của anh mang bầu nhiệt huyết cách mạng. Khi chưa bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin, anh coi Việt Nam Quốc dân Đảng là lý tưởng của đời anh. Nhiều cán bộ, đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng hành động rất quyết liệt, mặc dù hành động đó phảng phất hình ảnh kiểu ''Lỗ Trí Thâm'' Vì không tập hợp được lực lượng nhân dân, lại tôn thờ chủ nghĩa dân tộc cách mạng hẹp hòi, Việt Nam Quốc dân Đảng sớm chấm dứt vai trò lịch sử. Nhất là sau vụ khởi nghĩa Yên Bái (đầu năm 1930) thất bại, báo hiệu sự cáo chung của một lý tưởng ''Quốc gia vàng'', Vụ xử án Việt Nam Quốc dân Đảng, ngày 02-7-1929, là một bằng chứng về sự đối phó của thực dân Pháp với Quốc dân Đảng Việt Nam. Hôm ấy, các ngả đường chung quanh toà án đều có lính sen đầm, lính cảnh sát, lính khố xanh cùng các viên mật thám tây, ta đứng giữ trật tự để “bảo vệ quan toà”. Đúng 8 giờ sáng, tiếng chuông rung lên, người xem tràn vào đông nghìn nghịt. Bridơ (Bride), giám đốc các viện chính trị và hành chính ở Bắc Kỳ làm Chánh hội đồng, thong thả bước ra. Theo sau y là Đensơn (Delsalle), đốc lý thành phố Hà Nội; biện lý Nicôlai (Nicolas); đại uý Ghét và mục sự Ácnu (Arnoux) cùng Hoàng Hữu Phương thông ngôn. Hơn 70 đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng ngồi ghế bị cáo trước mặt bàn các viên trạng sư Măngđréttơ (Mes Mandrette), Pátxcan (Pascalis), Bôna (Bona) và Măngsông (Mansohn). Mở đầu phiên toà, Bridơ đọc bản kết tội Việt Nam Quốc dân Đảng: ''Đảng Việt Nam quốc dân họp tại nhà số 9, đường 96, là nhà riêng của Phạm Tuấn Tài, giáo học, Lúc buổi đầu lập Đảng, Tài có anh là Phạm Quế Lâm, tức Dật Công và một người bạn thân là Hoàng Phạm Trân, tức Nhượng Tống, giúp việc. Mục đích của Đảng là in sách báo để chuộng. Buổi họp hồi tháng 5-1927, xét ra Nhượng Tống là người mẫn cán hơn cả, Đảng liền cử đi giao thiệp với Nam Kỳ để bày tỏ mục đích, những việc dự định làm, lập các chi bộ, in sách báo…

Rồi tới tháng 7 năm ấy, Đảng lại họp ở Nam Đồng thư xã, do Nguyễn Thái Học chủ toạ. Kỳ họp tháng 9-1927 do Phạm Tuấn Tài chủ toạ. Tài là giáo học ở Tuyên Quang, người khởi xướng chương trình hành động bài Pháp. Sau cuộc họp này, Đảng cử Nguyễn Thế Nghiệp sang Trung Quốc, trong khi đó, Phạm Tuấn Tài cổ động phong trào bài Pháp ở Tuyên Quang. Ngày 11-11-1929, là ngày hội chiến thắng của Đảng. Trong các ngày 24, 25, 26-11-1927, mấy yếu nhân là Hoàng Phạm Trân, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn tức Thái Sơn cùng họp ở nhà Nguyễn Thái Học bàn việc thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng. Đến tháng 12 năm ấy, Nguyễn Thế Nghiệp vào Nam Kỳ để nghiên cứu tình hình chính trị. Khi qua Thanh Hoá, Nghiệp ghé vào tìm Hoàng Văn Tùng, yêu cầu Tùng tham gia tổ chức và cổ động cho việc thành lập Đảng. Nhượng Tống xuống Thái Bình vận động người vào Đảng, trong lúc Phạm Tuấn Tài vẫn xây dựng lực lượng ở Tuyên Quang. Ban trị sự lâm thời của Đảng được lập ra, do Nguyễn Thái Học làm Hội trưởng. Hệ thống tổ chức của Tổng bộ được chia làm 6 ban: Ban cổ động, Ban chiến tranh, Ban trinh thám, Ban kinh tế, Ban ám sát, Ban ngoại giao. Dưới Tổng bộ là các tỉnh bộ và chi bộ. Mỗi người khi gia nhập Đảng, phải ký tên vào một tờ giấy đại ý như sau: Trước giang sơn Việt Nam, trước anh em đồng chí, tôi là... xin gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, thề hy sinh cả tính mệnh, tài sản, nếu sai lệnh sẽ phải tử hình. Ngày 0l-7-1928, Đảng họp tại Nam Đồng thư xã, cử Nguyễn Thái Học làm Đảng trưởng, thông qua Điều lệ bổ sung. Ngay sau đó, Đảng thực hiện chương trình hành động: Cử các đại biểu đi xây dựng lực lượng tại các tỉnh biên thùy. Cử đại biểu vào yết kiến cụ Phan Bội Châu. Mở một nhà khách sạn, để lấy lợi tức sung vào công quỹ. Lập một tờ báo bằng chữ quốc ngữ và xuất bản các sách. Bắt buộc các đảng viên trẻ tuổi trong Đảng phải vào lính để tiến tới việc thành lập quân đội. Tóm lại, mọi hoạt động của Đảng đều nhằm vào việc phá hoại, kiến thiết, bình trị. Việc phá hoại có thể chia ra ba thời kỳ: Phôi thai, dự bị và thực hành. Nghiên cứu bản kết tội Việt Nam Quốc dân Đảng, do Bridơ đọc thấy rõ bọn thực dân bám sát phong trào cách mạng Việt Nam đến chừng nào. Chúng lo sợ Việt Nam Quốc dân Đảng và sau này, chúng càng lo sợ hơn Việt Nam cộng sản. Sự lo sợ của thực dân Pháp báo hiệu phong trào cách mạng ở Việt Nam đã bắt đầu nổi lửa. Mối lo của thực dân Pháp dẫn tới sự khủng bố dã man những người anh em Việt Nam Quốc dân Đảng. Cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Việt Nam Quốc dân Đảng dẫn tới 800 cuộc bắt bớ, tra tấn và phá hoại. Hầu hết đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng bị sa vào lưới Pháp. Đứng trước một tình thế ''lỏng chân đứng'' buộc Việt Nam Quốc dân Đảng phải ''dốc túi''. Đó là vụ bạo động vũ trang ở Yên Bái, ngày 10-02-1930. Sau vụ bạo động non này thực dân Pháp đàn áp rất khốc liệt. Sau trận đàn áp đó, Đảng này rất khó phục hồi.

Qua thất bại của Việt Nam Quốc dân Đảng, Phạm Tuấn Tài rút ra bài học xác đáng: ''Do những điều kinh nghiệm về cách mệnh, tôi nhận thấy rằng: Muốn phá hoại một xã hội cũ và kiến thiết một xã hội mới, lực lượng cách mệnh chỉ có thể công vào các giai cấp nào trong xã hội bị bóc lột hơn hết và bị áp bức hơn hết. Và muốn đánh đổ chế độ hiện thời, những phần tử cách mệnh ở các dân tộc bị áp bức phải liên kết với công nông và quần chúng lao khổ ở các nước tư bản mà lập thành một trận tuyến chung. Chủ nghĩa quốc gia hiện đã trái mùa. Cả đến chủ nghĩa xã hội dân chủ hay chủ nghĩa tân dân cũng chỉ là những cải lương dở dang không công hiệu. Nói rõ hơn, chỉ có chủ nghĩa Mác - Lê-nin nơi có thể đánh đổ được chế độ đế quốc mà giải phóng cho các dân tộc yếu hèn; chỉ có chủ nghĩa Mác - Lê-nin mới có thể phá tan được xã hội giai cấp mà dẫn nhân loại tới thế giới đại đồng''.

Còn Tân Việt cách mạng Đảng mà tiền thân của nó từ Hội Phục Việt, chủ trương đoàn kết mọi lực lượng trong và ngoài nước. Trong khi lãnh đạo công nông binh, ngoài thì liên lạc mới các dân tộc bị áp bức nhằm đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái mới. Tân Việt cũng ra sức phát triển tổ chức, giáo dục huấn luyện đảng viên, có cơ sở ở Hà Nội, Hải Phòng, vùng mỏ, Nam Định, Sài Gòn, Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Cần Thơ, Biên Hoà,... Nhưng lực lượng phát triển mạnh nhất là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh ven biển miền Trung. Theo gương Thanh Niên, Tân Việt cũng cho đảng viên của mình đi ''vô sản hoá''. Qua ''vô sản hoá'', nhiều đảng viên đã gặp gỡ cán bộ của Thanh Niên, được họ truyền bá cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin, và thấm nhuần đường lối cách mạng Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc đề xướng. Song, một số người trong Ban lãnh đạo Tân Việt lại chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa quốc gia tư sản, trong khi dó, nhiều đảng viên ngày càng thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước mang chất mới Mác-Lênin của Nguyễn Ái Quốc, đã làm cho số đảng viên này ngày càng xa lạ với Ban lãnh đạo của họ, đi về phía Thanh Niên. Hàng loạt đảng viên của Tân Việt như Trần Phú, Lê Duẩn,... dần dần thoát ly Đảng mình để gia nhập Thanh Niên.

Lúc bấy giờ, chúng tôi, lớp thanh niên tràn đầy lòng yêu nước đứng trước một sự lựa chọn không tiền lệ: Theo Việt Nam Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học và Phạm Tuấn Tài, hay ngả theo Tân Việt. Trong lúc đang còn chới với giữa đôi dòng nước, may mắn làm sao, người học trò kiệt xuất của Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Đức Cảnh đã kết nạp tôi vào Thanh Niên. Anh Cảnh người bé con, nhưng tư tưởng lại lớn lao, đã bỏ ra nhiều thì giờ để huấn thị cho tôi về chủ nghĩa cộng sản. Anh nói rằng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã đúc kết những tinh hoa của chủ nghĩa Mác - Lê-nin thành bốn nguyên lý cơ bản: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; công nông là gốc cách mạng; cách mạng muốn thắng lợi triệt để phải do giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê-nin lãnh đạo; cách mạng Việt Nam phải có mối liên hệ với cách mạng thế giới. Ngày nay, ngồi xem lại bốn nguyên lý mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đúc kết, thấy nó bình thường. Nhưng nếu ở vào giai đoạn trước năm 1930, chúng tôi thấy giá trị như một chân lý vĩ đại, một sự khai phá lý luận trước khi đưa cả dân tộc bước vào trận mới.

Đã có người kể cho tôi nghe câu chuyện thú vị: Sau khi tìm ra châu Mỹ, C.Côlôm (Christophe Colomb) tổ chức tiệc chiêu đãi linh đình. Trong bữa tiệc, ông mang ra một quả trứng đặt trên bàn và bảo ai có tài hãy để quả trứng đứng dọc mà không đổ vỡ. Các ông hoàng, bà chúa thi nhau làm, nhưng chẳng ai làm được theo đúng đề nghị của Côlôm. Mọi người đành chịu. Lúc bấy giờ, Cô lôm mới mang ra một chiếc giá để đỡ quả trứng đứng dọc lên. Mọi người trông thấy dè bỉu: ''Tưởng thế nào chứ như thế ai cũng làm được''. Côlôm cười nói: ''Khi tôi chưa tìm ra châu Mỹ, ai cũng bảo tôi là phiêu lưu, thậm chí có người còn cho tôi là điên rồ. Nhưng đến khi tôi tìm ra châu Mỹ rồi, họ lại hùa nhau nói rằng: Cũng dễ thôi, cứ giong buồm đi mãi sẽ đến, khó gì''. Qua câu chuyện Cô lôm, tôi muốn nói, khi Bác Hồ chưa đúc kết được bốn nguyên lý trên, người Việt Nam ta nào ai đã biết. Nhưng đến khi Bác nêu lên rồi, lại bảo bốn nguyên lý đó cũng ''dễ thôi''. Vì thế, tôi muốn nói với các bạn trẻ chớ có coi thường lý luận mà cha ông ta đã đúc kết nên. Phải trân trọng lời dạy của Bác Hồ, vận dụng lời Bác vào trong cuộc sống phong phú của chúng ta.

Lớp thanh niên của những năm 80, thế kỷ XX như chúng tôi vô cùng háo hức mỗi khi được đọc một cuốn sách, thậm chí một bài báo của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, Nguyễn Ái Quốc, báo ''Thanh Niên'' do Bác sáng lập và viết nhiều bài, mỗi lần mang về nước là chúng tôi truyền tay nhau đọc đến nhầu nát, rồi chép đi chép lại đến thuộc lòng. Lúc này, tuy chưa được gặp Bác, nhưng qua sách, báo của Bác, chúng tôi đã học được ở Bác rất nhiều. Học Bác về lý tưởng cách mạng và cách làm cách mạng. Học Bác về cách tổ chức một đoàn thể, học Bác về chủ nghĩa yêu nước thương dân, ghét bọn ăn bám, bóc lột Bác yêu từ mỗi con người để rồi yêu cả loài người. Và khi yêu cả loài người, Bác không bao giờ quên mỗi con người. Tình yêu của Bác đặc sắc lắm, Bài học đầu tiên mà Bác dạy cho chúng tôi là bài học ''tư tưởng người cách mạng''. Ai không có tư cách hoặc không đủ tư cách không thể làm cách mạng, làm cán bộ. Kẻ tuy mẫn tiệp, nhưng ích kỷ nhỏ nhen, hoặc kẻ hào phóng, nhưng đầu óc u tối, đều không thể đứng trong đội ngũ tiên phong. Tư cách người cách mạng mà Bác dạy cho chúng tôi bao gồm những phẩm chất và năng lực, lòng vị tha và tình bác ái. Bác là lá cờ đại nghĩa về đoàn kết. Mục đích đoàn kết là làm cho nhiều dân tộc, nhiều tiếng nói gắn bó với nhau trong cộng đồng loài người. Bác đoàn kết với từng người, để rồi đoàn kết với cả loài người cần lao và đau thương. Làm sao cho dân tộc này có thể đoàn kết với dân tộc kia. Muốn thế, các dân tộc hãy chung sống hoà bình. Nhưng muốn có chung sống hoà bình, trước hết phải tống cổ bọn đế quốc và bọn ăn bám xuống đáy sâu đại dương. Đó là quy luật tiến hoá của xã hội loài người, nhưng cũng là lẽ ở đời. Có bao giờ chúng ta được sống sung sướng trong sự ái ân, chiều chuộng của đế quốc đâu? Không! Từ bao đời đều không có chuyện đó. Vậy thì muốn sống tự do trong hoà bình, chúng ta phải đánh đổ cái gì phá hoại tự do. Đó là quan điểm sống và đấu tranh của Bác mà chúng tôi đã hấp thụ được. Dựa vào quan điểm này, Bác đã đưa dân tộc bước vào trận mới để xoá đi cái cách đè nặng trên vai ông cha ta, để xoá đi ngọn roi của kẻ ăn trên ngồi trốc vút vào đầu ông cha ta, để xoá đi cái cảnh kẻ oằn lưng kéo xe và kẻ chễm chệ ngồi trên xe, để xoá đi cái gì ta phải xoá. Làm được như thế, chúng ta hoàn thành được phận sự lớn lao đối với quê hương, đất nước. Rõ ràng, Bác đã trao cho chúng ta vũ khí để làm người, và chúng ta được làm người nhờ có vũ khí của Bác. Vũ khí của Bác rạng ngời chiến công và cùng chúng ta đi suốt cuộc trường chinh dân tộc. Trong đêm tối vây bủa mịt mùng, có Bác, tự nhiên đất trời bừng sáng. Loài lang sói hay ăn thịt người, loài quạ hay rỉa rói thịt người. Chúng đồng nghĩa với loài đế quốc, vì vậy, phải đánh đổ nó. Chúng ta khác nhau về tên gọi, phong cách, nhưng lại có nét chung giống nhau, đó là lòng trung với nước, hiếu với dân, như lời thiêng liêng Bác đã dạy. Chúng ta không tiếc máu xương, hãy vì sự nghiệp nước mạnh, dân giàu, độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc chúng ta. Đó là lẽ sống thiêng liêng nhất, kỳ diệu nhất của một dân tộc từ ngàn xưa bao giờ cũng cố kết cùng nhau. Hãy theo Bác làm cách mạng!

Hồi ấy, tuy chưa một lần gặp Bác, nhưng tôi hiểu rằng Bác đã biết đến tôi. Ngày 19-02-1931, trong báo cáo gửi Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản lúc ấy đóng ở Thượng Hải, Bác đã nhắc đến tên tôi và những câu trả lời của tôi trước toà án thực dân. Vào đầu năm 1930, sau chuyến đi sang Pháp để lấy tài liệu, vũ khí mang về Sài Gòn, tôi được anh Ngô Gia Tự, Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam, cử ra Bắc Kỳ, chuẩn bị lên đường sang Hương Cảng (Hồng Công) dự Hội nghị Trung ương Đảng. Từ Sài Gòn, tôi đi tàu thuỷ ra Hải Phòng. Đến Hải Phòng, tôi được bố trí ở nhà chị Tư Già (Nguyễn Thị Thuận). Chồng chị là anh Tư Già (Nguyễn Bá Biên). Anh chị đều là ''cặp uyên ương cách mạng'', sống với nhau rất hạnh phúc, đồng thời cả hai người đều hăng say hoạt động cách mạng. Khi tôi đến, chị Tư Già đang có mang. Mặc dù bụng mang, dạ chửa, tôi thấy chị vẫn hăng hái đi rải truyền đơn, in tài liệu. Đêm đêm, chị ngồi khâu cờ. Một ngọn đèn dầu, một tấm lòng cách mạng, chị Tư Già thức tới khuya để làm việc cho Đảng. Trong hoàn cảnh lúc ấy, những phụ nữ hoạt động như chị, quả không nhiều. Tôi ở nhà chị được ít ngày thì mật thám ập đến bắt. Trong tình thế hiểm nghèo, tôi thấy chị Tư Già vẫn bình tĩnh dặn tôi:

- Anh cứ nhận là chồng tôi. Nếu chúng biết tôi là vợ anh Tư Già, tôi sẽ nói anh Tư Già đã chết. Tôi mới lấy anh. Đứa con trong bụng là con chồng cũ. Cứ thế, cứ thế.

Tiếng đập phá cửa mỗi lúc một dữ dội. Chị Tư Già lần xuống cầu thang và mở của:

- Chào các ông! Có việc gì thế

- Rồi mày sẽ biết! - Bọn chúng trả lời cục cằn.

Sau khi lục soát, chúng bắt tất những người có mặt trong nhà: Chị Tư Già, cô Lý, cháu Lan, con gái lớn của chị Tư Già, và tôi lên xe. Tới Sở Cảnh sát, chúng đẩy tôi vào nhà giam, rồi ngay tối hôm đó bắt đầu cuộc tra tấn tôi theo ''luật thú rừng''. Chúng đánh tôi hàng chục đêm liền. Nhưng càng đánh, tôi càng gan lì. Hồi nhỏ đi học, có lần cha tôi bảo: ''Gan lì tướng quân''. Nay tôi đang ở trong tình trạng tra khảo, nghĩ mình phải gan lì, mới có cơ trở thành “tướng quân”. Sau những trận đòn mà bầy lang sói giáng vào đầu tôi tôi đã như người tàn phế: Đầu óc choáng váng, không chảy máu mà lấy tay ấn thấy lõm lõm. Máu dồn xuống hai mắt sưng híp, mặt sưng to, vêu vao, đen nhám từng mảng. Chân bị đánh què mà cho đến nay cũng vẫn còn ''tập tễnh''. Hàng chục đồng chí cũng bị đánh đau như tôi chỉ vì một đồng đội đã phản bội và khai báo với địch.

Ba tháng sau, chúng giải tôi sang giam ở nhà lao Hải Phòng. Tại đây, tôi đã gặp anh Lương Khánh Thiện, người đồng chí thân thiết đã cùng làm việc với tôi ở nhà máy Chuông, rồi chị Bích Hợp, vợ anh Thiện cùng chị Tư Già bị giam ở bên nhà giam nữ. Gặp nhau, giọt lệ đọng trong khoé mắt. Ai nấy chỉ nói với nhau một câu: ''Hãy giữ chủ nghĩa cho vững!''. Ngày 21-01-1931, chúng giải 191 người tù cộng sản và Việt Nam Quốc dân Đảng ra xử tại Hội đồng đề hình, tổ chức ở Kiến An. Tôi nằm trong số 191 người này. Hôm ấy, tôi thấy lính Tây, ta đứng lố nhố vòng trong, vòng ngoài, canh phòng rất cẩn mật. Trong trại lính khố đỏ, ở dưới chân núi, chúng đặt trạm vô tuyến điện để có thể đánh điện về Hà Nội và các nơi vào bất cứ lúc nào. Đúng 8 giờ sáng, chuông rung báo hiệu giờ xử án đã đến. Bọn quan toà lúc nhúc kéo ra: Pulơ Ôsiơ (Poullét Osier), ghế chánh án, cùng các tên M.M, Xuđờvơn (MM. Sourdeval), công sứ tỉnh Kiến An; Đuphilơ (Duffilho), biện lý ở Hải Phòng; đại uý Ghilơmanh (Guillaumin) là những uỷ viên Hội đồng cùng viên lục sự N. Xtantơ (N. Stalter) và M. Đuyvinliơ (M. Duvillier) làm thông ngôn. Tôi là người thứ 105 bị gọi ra xử. Trước toà, tôi khẳng khái nói thẳng mình là người cách mạng. Báo “Đông Pháp” số 1299, ra ngày 28-0l-1931, đăng tường thuật như sau: ''Hạ Bá Cang tức Ban, nhận là người cách mạng. Bổn phận y phải làm. Y không hề chối, vì theo y, làm cách mạng để đánh đổ giai cấp bóc lột ở đời, chống chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc''. Sự kỳ lạ của vụ án này là không xử từng người theo ''tội trạng'' chúng quy kết, mà xử ''mớ'' như một trò gian dâm chính trị. Sau khi chúng trả lời qua loa, cũng là trả lời ''mớ'' 780 câu hỏi của chúng tôi, chúng tuyên án, ném chung 110 người vào ''rọ'' phát lưu không kỳ hạn, 33 người chống án lên Hội đồng bảo hộ. Số người còn lại xét xử sau.

Tháng 02-1931, Bác Hồ đang ở Hương Cảng. Một hôm, Bác nhận được báo cáo từ trong nước gửi ra, nói về sự khủng bố của thực dân Pháp, trong đó có vụ xử tại Hội đồng đề hình Kiến An. Đọc báo cáo, Bác khóc thầm, rất thương chúng tôi. Bác liền báo cho Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản biết việc này. Trong báo cáo, Bác thống kê rất tỉ mỉ về những án tù cộng sản, phân ra từng loại, quê quán, số người tù, tuổi tác của họ... Bác viết: ''Khủng bố trắng không thể làm giảm sút được tinh thần cách mạng của các chiến sĩ. Những câu trả lời của anh chị em tù trước toà án đã chứng tỏ điều đó, mặc dù anh chị em không được phép nói nhiều''.

Rồi Bác dẫn ra một số câu trả lời của chúng tôi trước phiên toà Kiến An:

Nguyễn Văn Bôn (chính là Nguyễn Văn Đôn, tức Đoàn Sáu):

- Tôi theo những người cộng sản tháng l0-1930 vì tôi thấy xã hội hiện nay rất thối nát.

Nguyễn Trọng Tuệ:

- Phải, tôi là đảng viên Đảng Cộng sản. Vì thiếu cơm ăn, áo mặc, tôi phải làm cách mạng!

Nguyễn Văn Ung (chính là Nguyễn Văn Ứng)

- Tôi vào Đảng Cộng sản để đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước. Không chỉ có mình tôi, ai cũng biết cầm bát cơm ăn cũng phải làm cách mạng.

Phạm Thị Hội (chính là Phạm Thị Hợi, tức Hai Liên):

- Phải, tôi theo Đảng Cộng sản vì trong xã hội này có nhiều bất công.

Hà Bá Cang (chính là Hạ Bá Cang):

- Tôi không cần từ chối gì về hoạt động cách mạng của tôi vì đó là bổn phận của tôi phải đóng góp sức cứu vớt 20 triệu đồng bào là đánh đổ giai cấp tư bản đế quốc.

Nguyễn Huy San (chính là Nguyễn Huy Sán, tức Tháo, tức Huguste):

- Tôi là công nhân, tôi theo Đảng để bênh vực quyền lợi cho vô sản.

Nguyễn Thị Hợi (tức Bích Hợp, vợ anh Lương Khánh Thiện): Khi toà án nói với chị: ''Cô là giáo học, để làm cách mạng cô đã bỏ việc đi làm phu ở nhà máy dệt Nam Định''. Chị trả lời: ''Phải, tôi vào Đảng Cộng sản vì chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa đúng đắn. Ông cũng thế, nếu ông là vô sản, nhất định ông cũng sẽ vào Đảng''.

Đoàn Văn Nghiêm (tức Ninh):

- Tôi vào Đảng Cộng sản để đánh đổ đế quốc, tư bản và phong kiến, Pháp.

Bùi Đắc Thành (bị cáo treo cờ đỏ và rải truyền đơn):

- Tôi có gan theo Đảng Cộng sản thì tôi cũng có gan dám chịu lấy trách nhiệm. Chúng tôi không xem cách mạng như một trò trẻ con.

Tất cả 72 đảng viên cộng sản đều trả lời với một tinh thần như vậy...''.

Qua báo cáo của Bác, thấy Bác tuy ở xa Tổ quốc, nhưng nắm tình hình trong nước rất chắc.

Chúng tôi có cảm tưởng mỗi bước đi của cách mạng Việt Nam đều có con mắt của Bác chiếu rọi vào. Hồi ấy, Bác thường nhận ở Hương Cảng những báo cáo của các Xứ uỷ và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương gởi từ Việt Nam sang. Báo cáo đó, Bác lại chuyển cho Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Xem báo cáo, chỗ nào thấy cần uốn nắn, nhắc nhở, Bác lại viết thư gửi cho các đồng chí ở Trung ương, Xứ uỷ biết để rút kinh nghiệm. Không những chỉ nghiên cứu qua báo cáo, Bác còn ''săn đón'' những cán bộ từ Việt Nam sang để Bác trực tiếp hỏi tình hình diễn biến ở trong nước. Thông qua Bác, Quốc tế Cộng sản đã nắm được tình hình Đông Dương. Vì vậy, có thể nói, công lao của Bác trong Quốc tế Cộng sản đâu có phải nhỏ.

Đúng như lời đồng chí Nôxaca Xandô, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản nói: “Mọi người đều biết rõ, từ khi còn trẻ, đồng chí (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã hoạt động ở nước ngoài để tìm con đường giải phóng Tổ quốc và nhân dân khỏi ách thống trị thực dân tàn khốc. Đồng chí đã từng được tôi luyện trong bao phen tù đày, đã cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp độc lập dân tộc và sự phát triển của phong trào cộng sản quốc tế”./.

Còn nữa

Thanh Huyền (Tổng hợp)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/