Xử án xong, nhà cầm quyền Pháp đưa chúng tôi về giam tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Đến cuối mùa hè năm 1931, chúng lại đem chúng tôi xuống Hải Phòng để đưa xuống tàu chở ra giam tại nhà tù Côn Đảo. Cuộc hành trình trong xích xiềng không khỏi làm cho một số người xao xuyến. Ngồi trên tàu, nhìn trời, thấy những đám mây trôi nhanh, chúng tôi nghĩ đất nước sẽ thay đổi nhanh hơn. Trong cuộc xoay vần, chưa chắc những kẻ có thế lực cứ ngồi trên ghế mà không đổ sập. Bọn thực dân đang còn hùng hùng hổ hổ, chưa chắc chúng đã yên bình lâu dài trên cõi Đông Dương. Lời tiên đoán của Bác đã trở thành niềm hy vọng của chúng tôi. Chúng tôi ra đến đảo Côn Lôn vào giữa đêm mờ mịt chẳng có trăng, sao. Lên đảo, ngỡ mình đang lạc vào cõi âm ty, vì chung quanh thấy toàn cỏ xanh rậm rì hoang sơ. Chim chóc bay xào xạc sau những trận gió rung, cây chuyển. Vào khu vực banh, qua cánh cửa tôn dày han gỉ, mỗi lần mở ra, đóng vào, lại kẹt kẹt, nghe ớn lạnh làm sao. Khi bọn gác ngục đã tống chúng tôi vào banh, thấy chung quanh tối đen như mực. Tiếng gió núi cùng tiếng mưa ngàn làm chúng tôi thấy ngày trở về còn mênh mông quá. Tôi lại nhớ đến bài thơ ''Cám cảnh Côn Lôn'' của cụ Phan Tây Hồ:

Tang thương đời đổi mấy thu đông

Cụm núi Côn Lôn đứng vững trồng,

Bốn mặt giày vò oai sóng gió,

Một mình che chở tội non sông.

Cỏ hoa đấy nẩy cây trăm thức,

Rồng cá trời riêng biển một vùng,

Nước thẳm non xanh thiêng chẳng nhẽ

Gian nan xin hộ bước anh hùng.

Ở Côn Lôn, tuy hàng ngày chống chọi với loài thú dữ thực dân, song bên cạnh đó, chúng tôi vẫn còn tình đồng chí, đồng đội. Một trong những đồng chí của tôi, anh Lương Khánh Thiện cũng ra Côn Lôn trong chuyến này. Một con người lúc nào cũng muốn ''xông lên trước'' như anh Thiện, đã làm cho tôi yên tâm chờ thời để cũng “xông lên trước”. Chung sống ở Côn Lôn còn có các anh Ngô Gia Tự, Tôn Đức Thắng... cũng thuộc bậc ''gan lì tướng quân''. Tất cả chúng tôi đều nung chí lớn, chờ thời. ''Chờ thời'' cũng là nghệ thuật sống ở đời, là sự mai phục của người cách mạng. Sự chịu đựng đến nghiệt ngã đã đưa chúng tôi đến thành công: Cuối năm 1936, tôi và một số đồng chí được trả lại tự do. Có được cái may mắn này là nhờ phong trào đấu tranh quyết liệt của nhân dân ta đòi thả tù chính trị, lại được sự ủng hộ của Mặt trận nhân dân Pháp. Vào tù, đầu xanh; ra tù, tóc đã điểm sương. ''Việc lớn chưa xong đầu đã bạc. Ngổn ngang trăm việc ắt ra tay''.

Trở về đất liền, tôi tiếp tục lao vào cuộc đấu tranh, hoạt động trong Mặt trận dân chủ, thuộc nhóm nửa công khai cùng với anh Trường Chinh và một số đồng chí khác. Rồi tham gia Xứ uỷ Bắc Kỳ, dự Hội nghị Trung ương Đảng, tháng ll-1940, tại làng Đình Bảng, thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khoảng cuối năm 1940, đầu năm 1941, tôi cùng anh Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ... lên đường đi Cao Bằng, dự Hội nghị Trung ương Đảng. Chuyến đi từ Bắc Ninh lên Cao Bằng là một trong những chuyến đi vất vả nhất của đời tôi. Sự nghiệt ngã của thiên nhiên đối với chúng tôi trong chuyến đi này làm cho một số đồng chí bị ''xuống cấp'' sức khoẻ. Anh Trần Đăng Ninh bị sốt li bì, buộc phải bỏ dở chuyến đi mà quay trở về. Từ đồng bằng sông Hồng, chúng tôi phải đi vòng qua đất Trung Quốc, rồi mới vòng về Cao Bằng. Mặc dù trăm bề vất vả, nhưng trong lòng chúng tôi bùng cháy ngọn lửa hy vọng: Sẽ được gặp Bác Hồ. Niềm hy vọng ấy đã xua tan đi tất cả sự vất vả, nỗi nhọc nhằn. Gió núi và mưa ngàn cũng phải bất lực trước niềm hy vọng đó của chúng tôi. Thú rừng và những tên lính tuần phòng nơi biên cương đã không cản được bước chân chúng tôi đang đến với Bác. Đi mấy tháng trời ròng rã, chúng tôi mới đến được ''nước non Cao Bằng”.

Ai có lên Cao Bằng mới thấy được thế hiểm của miền sơn cước, bên cạnh là những ''nét thơ xanh''. Những đêm trăng sao vằng vặc, chiếu xuống những mỏm núi cao như Phía Đa, Phiabisóc nằm trên cánh cung sông Gâm, Phiauắc nằm trên cánh cung Ngân Sơn, không gì thi vị bằng. Chiều chiều, mây trắng như bông vờn quanh núi, lại được bóng vàng chiếu vào, chao ôi, nhìn mà sướng mắt. Sông suối đan dệt uốn éo, rồi hồ Thang Hen, thác Bản Giốc, những kỳ quan nổi tiếng đã làm nhiều nguời mê hồn, chân bước đi, mặt vẫn còn ngoảnh lại. Thành quách ngập chìm dưới bóng cổ thụ cùng chùa chiền, miếu mạo cheo leo vách núi, tạo nên vẻ vừa tôn nghiêm, vừa trang nhã. Chiều chiều, trai gái làng bản vang khúc ca, điệu khăn, tiếng đàn, tiếng địch, tiếng chuông, tiếng cồng cùng những khuôn mặt các cô gái đẹp như gấm hoa, làm tâm hồn ta lâng lâng, thổn thức, cứ muốn ở mãi nơi đây mà không muốn về. Câu thơ: ''Nàng về nuôi cái cùng con, để anh trẩy hội nước non Cao Bằng'' mang ý nghĩa của một sự tích.

Tới Cao Bằng, các đồng chí trong Tỉnh uỷ ra đón chúng tôi. Tay bắt mặt mừng, tình đời, tình người nồng nàn, đằm thắm. Bà con khắp bản trên, xóm dưới nghe tin anh Lý (bí danh của đồng chí Hoàng Văn Thụ) đã về, hối hả chạy lại vây quanh anh. Cụ già nắm cổ tay, các em nhỏ nắm vạt áo anh, còn các cô gái bản nhìn anh mà tròng mắt đỏ hoe. Chúng tôi đã chứng kiến cảnh thân tình đầm ấm giữa anh Lý với bà con dân bản. Anh có biệt tài làm công tác dân vận. Khi còn ở Bắc Ninh, nhân dân địa phương cũng mến anh da diết. Giờ đây, anh đang đứng giữa nơi núi non Cao Bằng, đồng bào càng mến yêu anh gấp bội. Anh giới thiệu anh Trường Chinh, tôi và các đồng chí khác với bà con dân bản. Qua anh, bà con bắt đầu có thiện cảm với chúng tôi. Một đồng chí Tỉnh uỷ nói: ''Ông Ké đã biết tin, đang đợi các đồng chí''. Một đồng chí liên lạc đưa chúng tôi lần theo đường rừng, lên lên xuống xuống những đám ruộng bậc thang, men theo bờ suối vòng vèo, bước trên bãi sỏi sột soạt, ''nhảy cóc'' trên những phiến đá nhấp nhô. Một con đường đất đỏ, lượn quanh khuất nẻo, con đường dẫn đến hang Cốc Bó, nơi Bác Hồ đang ở. Một ông già mặc áo chàm, vai vắt khăn, cao cao, gầy gầy, vầng trán cao, đôi mắt sáng, chòm râu thưa, đang đi lại phía chúng tôi. Anh Lý nói nhỏ với mọi người: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đấy!”. Trong số anh em chúng tôi từ miền xuôi lên, chỉ có anh Lý biết Bác, vì trước đó mấy tháng, anh đã sang Trung Quốc gặp Bác. Còn tôi, anh Trường Chinh... lần đầu tiên được gặp Bác, sao mà hồi hộp vậy. Tôi liếc mắt nhìn sang anh Trường Chinh, thấy nét mặt anh rạng rỡ. Bác bắt tay chúng tôi. Giây phút đầu tiên gặp Bác, tôi hơi lúng túng trong cách xưng hô. Tự nhiên bật lên câu: “Chào đồng chí ạ!”. Bác cười. Sau này, ở núi rừng Việt Bắc, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đôi lần gặp nhau, Bác còn nhắc lại chuyện cũ: “Chú Việt lúc ấy chào mình bằng câu: Đồng chí ạ!”. Anh Lý giới thiệu với Bác từng đồng chí trong đoàn. Khi biết rõ họ và tên tôi là Hạ Bá Cang, Bác nhớ ngay đến hồi đầu năm 1931, khi ấy Bác nhận được bản báo cáo từ trong nước gửi sang, nói về vụ xử án Kiến An, trong đó có tôi. Nhìn tôi trong giây lát, Bác cười nói ''Hồi ấy báo cáo gửi sang bản đánh máy lại không có dấu, cho nên tôi đoán là Hà Bá Cang''. Bác cố nhấn mạnh chữ ''Hà Bá'' mà lướt nhẹ chữ ''Cang'' làm cho mọi người đứng đấy cười ầm lên, phá tan cái không khí trang nghiêm, do dự lúc ban đầu. Sau câu “pha trò” của Bác làm chúng tôi rất vui, phấn chấn tinh thần, xoắn xuýt bên Bác. Bác thật giản dị và rất tâm lý. Tới cửa hang, chúng tôi ngồi quây quần chung quanh Bác trên một phiến đá to, phẳng. Trong giao tiếp ban đầu, chúng tôi, người gọi Bác là ''Cụ'', người xưng hô là ''Đồng chí''. Sau thấy anh Trường Chinh và anh Hoàng Văn Thụ dùng tiếng ''Bác'', chúng tôi dùng theo. Trong chúng tôi, người cao tuổi nhất là anh Phùng Chí Kiên cũng kém Bác 11 tuổi. Tiếng ''Bác'' sao mà thân thương, đằm thắm, hợp với lòng mình thế, đã đi vào lòng nhân dân ta và nhân dân thế giới, đi vào tình cảm của mỗi người đối với Bác, đi vào “lịch sử của tâm hồn”. Bác bảo chúng tôi nghỉ ngơi cho lại sức rồi sau đó sẽ bàn việc nước, việc Đảng. Chúng tôi ở chung trong một chiếc lán thuộc khu vực Khui Nậm. Còn Bác, lúc đầu, ở hang Cốc Bó, thuộc thôn Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, sau chuyển sang ở khu vực Khui Nậm, gần chỗ chúng tôi ở. Cốc Bó là một cái hang sâu kín. Muốn vào phải lách qua một khe đá, rồi từ khe đá, trèo lên cao là chỗ cửa hang. Lòng hang rộng như một căn buồng, trong có nhũ đá. Nền hang gồ ghề với những tảng đá nhấp nhô. Trước đầu hang Cốc Bó có ngọn núi mây trắng bồng bềnh, đứng xa trông gần giống như một ông già râu dài, tóc trắng. Dân bản quen gọi là núi Nà Tảng. Khi về đây, Bác đổi tên núi Nà Tảng thành núi ''Các Mác''. Dưới chân núi Các Mác là con suối Giàng, được Bác đặt cho tên mới: Suối Lênin. Còn ở khu vực Khui Nậm có thể nói rộng hơn khu vực hang Cốc Bó. Ở đây có bầu trời, cỏ cây, non, nước, sơn thuỷ hữu tình. Đây là bãi phẳng do Bác tạo ra để tập thể dục. Kia là bãi Còi Rạc, nơi Bác huấn luyện chính trị. Rồi hang Ngườm Vừ, hang Si Điếng đều là những nơi cao ráo, kín đáo để cất giấu tài liệu và hội họp. Đấy, ''đại bản doanh'' của Bác đơn sơ, gần gũi với thiên nhiên là như vậy. Sự tịch mịch của chốn núi rừng làm con người thấy ung dung, thư thái. Trong những ngày sống nơi đây, tôi nhìn thấy Bác thường mặc quần áo chàm đã bạc, đội nón rộng vành, khăn mặt vắt vai, trông giống hệt người địa phương. Một trong những nét đặc sắc về sinh hoạt của Bác: Sống tại địa phương nào là ''ăn nhập'' ngay với địa phương đó, từ phong tục, tập quán, thậm chí cả tiếng nói, Bác đều am hiểu sau ít ngày Bác đến. Nhờ có cách này mà bọn địch nhiều khi không lần ra tung tích của Bác, trong lúc nhân dân địa phương lại đùm bọc, chở che cho Bác. Những ngày sống tại Cốc Bó, rồi Khui Nậm, Bác thường đi bộ tới các hang, bản để thăm hỏi và tuyên truyền cách mạng cho nhân dân địa phương. Có những tối ngồi chung quanh nồi ngô bung, Bác kể cho dân bản nghe nhiều chuyện, rồi Bác mang ''Truyện Kiều'' và ''Chinh phụ ngâm'' ra đọc. Bác là người am hiểu sâu sắc nền văn học nước nhà, song thích hơn cả vẫn là ''Truyện Kiều'' và “Chinh phụ ngâm”.

Từ Cốc Bó, Bác đến xóm Bó Bẫm, vào nhà cụ Dương Văn Đình. Xóm Bó Bẫm ở sát ngay chân núi. Muốn tới đó phải đi qua một thung lũng, qua nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang suối Giàng là đến nơi. Bác đã kết bạn với cụ Đình, hai người rất ý hợp tâm đầu. Cụ Đình nay đã khuất núi. Các con của cụ được Bác dìu dắt ngay từ buổi ban đầu, có người trở thành đại tá quân đội nhân dân, có người đảm nhiệm công việc quan trọng ở tỉnh, huyện. Khi đến Pác Bó dự Hội nghị Trung ương, tôi được bà con dân bản nói rằng, chị Vương Thị Hú, con dâu cụ Đình, được Bác đặt cho tên mới xinh đẹp làm sao: Vương Kim Liên. Chị Hú suốt đời tự hào với cái tên “Kim Liên”. Đội ơn Bác, chị lấy số tiền dành dụm bấy lâu mua biếu Bác bộ quần áo chàm mới. Bác cảm ơn chị và gửi lại bộ quần áo đó biếu cụ Đình. Những ngày ở Pác Bó, Bác còn tranh thủ dạy văn hoá cho bà con dân bản. Anh Dương Đại Lâm con cụ Đình, và là chồng chị Kim Liên, cùng các anh chồng và trai bản thường lui tới chỗ Bác để Bác dạy cho ''cái chữ'' và dạy cách làm cách mạng. Bác rất quý trẻ em Pác Bó. Thường những lúc rỗi rãi, Bác tập trung các em lại để giáo dục lòng yêu nước, yêu bản, yêu nhà, hướng dẫn các em trồng cây và dạy các em ''cái chữ''. Bác coi Pác Bó là quê hương thứ hai của mình. Năm 1961, khi Bác về Pác Bó, bà con ra đón Bác rất đông. Gặp bà con, Bác nói: ''Tôi về thăm nhà, sao bà con ra đón?''. Ân tình của Bác đối với bà con lớn lắm. Hình ảnh của Bác mãi mãi như một cuốn phim dài chiếu mãi mãi trong lòng bà con. Tôi được biết hôm tang lễ Bác, bà con Pác Bó mặc quần áo trắng kéo lên nguồn suối Lê-nin. Mỗi người đều vục tay uống lượt ngụm nước để tỏ lòng biết ơn công đức của Bác.

Hồi còn ở Pác Bó, tôi thấy sáng nào Bác cũng dậy sớm để tập ''nhu quyền'' với những động tác co giãn, mềm mại, khoan thai làm tinh thần sảng khoái, đầu óc minh mẫn. Ngoài nhu quyền, Bác còn ''tập tạ''. Quả tạ là hai chiếc chầy gỗ do Bác tự đẽo gọt. Đôi lúc Bác còn tập leo núi. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh. Mùa đông, Bác tắm nước ấm. Xin thú thực, chúng tôi lúc ấy tuy đang còn thanh niên, nhưng có phần ngại tập thể dục buổi sáng. Bác động viên và gọi chúng tôi dậy tập. Trước ngại sau quen. Từ đấy, trong những ngày ở Pác Bó, sáng sáng, chúng tôi dậy sớm tập thể dục đều đặn. Bác sống giản dị, đặc biệt là rất tiết kiệm. Bác thường dặn các anh Lê Quảng Ba, Thế An, Đặng Văn Cáp và nhất là anh Lộc, những người giúp Bác, việc ăn uống tuyệt đối không được thừa thãi. Bác ăn ngày hai bữa, vào lúc 10 giờ sáng và 5 giờ chiều. Bác thường ăn chung với anh em. Bữa cơm đạm bạc, phần lớn là rau, măng. Đôi khi có ít thịt thú rừng kho mặn, ăn dè. Bác nuôi một đàn gà và trồng một luống rau để tự cải thiện. Bác rất thích ăn cá do anh Lộc đem về. Cuộc sống đơn sơ, đạm bạc nhưng tấm lòng của Bác bao dung. Vì vậy, tuy thiếu thốn về vật chất, nhưng chúng tôi không hề nao núng tinh thần.

Trong những ngày chờ họp, Bác tranh thủ gặp từng người trong chúng tôi để trao đổi. Khi anh Trường Chinh trình Bác bản dự thảo báo cáo mà anh sẽ trình bày tại Hội nghị Trung ương, Bác khen viết như vậy là có hệ thống, vạch ra được những phương hướng cơ bản của đường lối cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam. Nhưng Bác phê bình anh viết còn dài. Bác nói: ''Mình thì không biết viết dài. Chú hay viết dài. Mình hay viết ngắn. Ngắn thì quần chúng dễ đọc, dễ nhớ''. Sau này anh Trường Chinh kể lại: “Bác nói thật dễ hiểu. Tôi nhìn thấy bản báo cáo có nhiều chỗ gạch đỏ. Bác bảo tôi: Đừng viết một chữ thừa. Các chú hay viết dài. Bác dạy cách viết văn ngay từ đây”. Với anh Hoàng Văn Thụ, Bác hỏi kinh nghiệm xây dựng cơ sở cách mạng ở miền núi nên như thế nào thì tốt. Anh Thụ thưa với Bác là nên lấy cụm dân cư làm cơ sở. Xây dựng đến đâu ăn chắc đến đấy. Dựa vào thế hiểm của núi rừng, nhiều hang động, cần tích trữ lương thực, vũ khí, để chờ thời cơ xông ra khởi nghĩa, tiếp sức cho miền xuôi cùng chiến đấu. Bác khen anh Thụ nói nhiều ý trùng với suy nghĩ của Bác. Còn tôi, Bác hỏi tình hình phong trào cách mạng ở Bắc Kỳ, ưu điểm, khuyết điểm và biện pháp khắc phục. Tôi thưa với Bác: Sau trận khủng bố của địch hồi năm 1930 - 1931, chúng tôi rút ra bài học xương máu là phải rất thận trọng trong việc tuyển lựa người vào trong hàng ngũ cách mạng. Sự phản bội của những người như Nghiêm Thượng Biền, Dương Hạc Đính (Hoàng Hạc), Nguyễn Tuân (Kim Tôn),... thật sự nguy hiểm, vì qua lời khai của chúng mà địch đã phát hiện ra hàng loạt cán bộ cùng nhiều đảng viên của ta. Vấn đề cần bám chắc vào dân cũng là bài học quý. Không có dân che chở, đùm bọc sẽ tạo nên khoảng trống, mà khoảng trống địch dễ chui vào phá hoại. Tôi báo cáo với Bác về phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, khu mỏ Hồng Quảng... Chỗ mạnh, chỗ yếu của từng địa phương.

Tôi còn báo cáo với Bác về tình cảnh điêu đứng của đồng bào ta do chính sách vơ vét thóc lúa của Pháp và chính sách cướp bóc tài sản của nhân dân do phát xít Nhật gây nên. Tôi kể cho Bác nghe chuyện một cụ già bị lính Nhật nghi là ăn cắp, đem buộc cụ vào ngựa, rồi thúc ngựa phi, thịt da cụ róc ra từng mảng, vài phút sau thì chết. Nghe tôi nói, Bác xúc động ứa nước mắt, làm tôi cũng bùi ngùi.

Bác rất tình cảm, hỏi tôi đã lấy vợ chưa? Tôi thưa với Bác vì mới ra tù được vài năm, chưa có điều kiện xây dựng gia đình riêng. Bác gật đầu và góp ý kiến với tôi về kinh nghiệm hoạt động, đặc biệt là vấn đề cán bộ. Bác nói đại ý, muốn biết ai tốt, ai xấu, ai thiện, ai ác, điều cơ bản phải xem thái độ của họ đối với nhân dân lao động. Phải thử thách họ bằng cách giao nhiệm vụ cụ thể cho họ, kiểm tra họ. Qua hoạt động thực tế sẽ lòi ra cái hay, cái dở của từng người. Bài học về công tác cán bộ mà Bác dạy cho tôi, sau này tôi áp dụng vào thực tế rất có kết quả.

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 họp từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, trong rừng Khui Nậm. Bác đã chuẩn bị cho Hội nghị này ngay từ khi còn ở Tĩnh Tây. Một căn nhà sàn nhỏ. Trước nhà là một khóm hoa vàng rực. Trong nhà kê một chiếc chõng tre và những khúc gỗ để ngồi. Đó là tất cả ''cơ ngơi'' vật chất để họp. Bác và chúng tôi ngồi trên chõng tre và trên những khúc gỗ. Đơn sơ là thế, vậy mà đấy lại là nơi tạo bước ngoặt lịch sử cho cách mạng Việt Nam. Mở đầu cuộc họp, Bác nêu chương trình làm việc, rồi Bác nhận định ngay tình hình thế giới và trong nước, rằng phát xít Đức sẽ tiến công Liên Xô. Chiến tranh Thái Bình Dương do phát xít Nhật khởi xướng cũng sẽ bùng nổ. Thế giới loài người sẽ phải nung nấu trong lò lửa sát sinh. Thành phố, làng mạc sẽ bị tàn phá một cách ghê gớm. Nhưng bọn phát xít sẽ làm cho cả loài người căm phẫn chúng, đồng lòng chống lại chúng, phong trào cách mạng sẽ phát triển mau chóng. Phe phát xít nhất định sẽ thất bại. Bác nói: Chiến tranh thế giới thứ nhất đẻ ra Liên Xô, chiến tranh thế giới lần này chắc chắn sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa. Cách mạng giải phóng dân tộc sẽ thành công ở nhiều nước thuộc địa. Nhưng muốn giành thắng lợi, mỗi nước phải tự nỗ lực rất cao. Riêng đối với Đông Dương, phải đặt nó trong hoàn cảnh ''nước sôi lửa nóng'', phải tập trung, huy động mọi lực lượng vào giải phóng dân tộc, đánh đuổi Nhật - Pháp, lập Mặt trận dân tộc thống nhất trong  cả nước, hướng công tác cách mạng vào nhiệm vụ trung tâm: Cứu quốc. Tên của Mặt trận dân tộc thống nhất là gì? Đây là vấn đề được nhiều người thảo luận nhất. Trong chúng tôi, có đồng chí đề nghị lấy tên Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương mà Hội nghị Trung ương tháng 7-1936 đã đề ra. Bàn đi, tính lại mãi, anh em thấy hai chữ “phản đế” hơi hẹp và chưa toát lên khả năng tập hợp lực lượng. Cũng có ý kiến đề nghị dùng chữ ''phục quốc''. Nhưng Bác nói rằng, bọn Việt gian thân Nhật đã lạm dụng thuật ngữ này để chống lại cách mạng. Vì vậy, đã làm mất nghĩa tốt đẹp của nó. Cuối cùng, Bác nêu ý kiến: ''Lúc này chúng ta phải mở rộng khối đoàn kết, phải tìm bạn đồng minh cần thiết và ta có thể cô lập những người có thể không hợp với mình. Các chú phải chú ý chính sách mặt trận của ta. Tôi đề nghị lấy tên mặt trận là Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. Đảng ta và Việt Minh phải hết sức giúp đỡ các dân tộc Miên - Lào, tổ chức ra Cao Miên độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập đồng minh...''.

Từ giờ phút thiêng liêng này, hai chữ ''Việt Minh'' đã vang lên mạnh mẽ trong lòng dân tộc, suốt cuộc trường chinh chống đế quốc. Nó vang lên trong tâm trí mọi người với niềm kiêu hãnh. Nó lưu danh muôn thuở trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Việt Minh Việt Minh! Tên Người, chói lọi vàng son, là nguồn cổ vũ thu hút hết thảy các lực lượng yêu nước vào cuộc. Ngay tại cuộc họp, Bác soạn thảo ra 10 điều chính sách Việt Minh, định tên nước: ''Chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà''. Khi bàn về cờ Tổ quốc, chúng tôi báo cáo với Bác: Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, các đồng chí ở Mỹ Tho đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng năm cánh trên mái đình Long Hưng, nơi ra đời chính quyền cách mạng đầu tiên của tỉnh. Đề nghị Bác chọn lá cờ này. Chúng tôi có mang theo lá cờ đỏ sao vàng do phụ nữ Hà Nội thêu. Nhìn cờ, Bác rất vui lòng. Năm 1942, trong lúc bị giam giữ ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác có làm câu thơ: “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh!”, có lẽ Bác nhớ tới lá cờ mà chúng tôi trình Bác tại Hội nghị Pác Bó. Theo ý kiến chỉ đạo của Bác, sau khi cùng nhau bàn bạc cặn kẽ, Hội nghị giao cho anh Trường Chinh dự thảo nghị quyết. Bản nghị quyết này đã đi vào lịch sử. Khi bàn về công tác tổ chức, chúng tôi đề nghị Bác tham gia Ban chấp hành Trung ương và đảm nhiệm cho chức vụ cao nhất trong Đảng: Tổng Bí thư. Bác trả lời: ''Tôi đang làm nhiệm vụ do Quốc tế Cộng sản giao cho. Quốc tế Cộng sản có thể điều động tôi đi làm những nhiệm vụ ở nơi khác, do đó, tôi không thể làm nhiệm vụ Tổng Bí thư của Đảng ta được''. Hội nghị tiến hành bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bác giới thiệu anh Trường Chinh làm Tổng Bí thư, Ban thường vụ Trung ương gồm các đồng chí: Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt. Ý kiến của Bác được Hội nghị tán thành. Sau cùng, Bác nói sẽ viết thư kêu gọi đồng bào. Bức thư của Bác gửi đồng bào cả nước đề ngày 06-6-1941, nhan đề: ''Kính cáo đồng bào'', ký: Nguyễn Ái Quốc, được in và phát hành rộng khắp Bắc, Trung, Nam, có tiếng vang và sức lay động lòng người rất mạnh. Bác kêu gọi: “Hỡi đồng bào yêu quý! Việc cứu quốc là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: Người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng. Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dẫu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề''.

“Hỡi các chiến sĩ cách mệnh! Giờ giải phóng đã đến. Hãy phất cao cờ độc lập, lãnh đạo toàn dân đánh tan thù chung. Tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đương vang dội bên tai các đồng chí? Máu nóng của các bậc anh hùng đương sục sôi trong lòng các đồng chí! Chí phấn đấu của quốc dân đương chờ đợi sự lãnh đạo của các đồng chí!

Chúng ta hãy tiến lên! Toàn thể đồng bào hãy tiến lên!

Đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp, Nhật!

Việt Nam cách mệnh thành công muôn năm!

Thế giới cách mệnh thành công muôn năm!''.

Hội nghị kết thúc, Bác nắm chặt tay từng người như muốn gửi gắm niềm tin tưởng. Bác nói vui: ''Hội nghị Trung ương tám kết thúc, nhưng công việc của tôi ở đây vẫn còn. Tôi đang làm hai việc cùng một lúc. Các chú lên đây choán hết nhiều thì giờ của anh em học viên của tôi. Tôi đang có lớp giảng về sơ giải tóm tắt chủ nghĩa cộng sản và về Đảng. Tôi đang nhận trách nhiệm về việc dạy. Tôi không muốn bỏ học trò của tôi. Làm việc với các chú hết cả thì giờ''. Sức hấp dẫn của Bác không chỉ ở cử chỉ thân mật, mà còn thể hiện ở những câu nói dí dỏm, tình cảm, thân mật, mềm mỏng. Nhân Bác nhắc đến lớp huấn luyện, tôi xin kể mấy nét về nó: Ngay sau khi về tới Cao Bằng, Bác đã tổ chức ngay lớp huấn luyện về chính trị và thành lập Mặt trận Việt Minh thí điểm ở Cao Bằng. 43 cán bộ ở Cao Bằng đã qua lớp huấn luyện do Bác trực tiếp soạn giáo án và giảng dạy. Đây là lớp học đầu tiên ở trong nước do Bác trực tiếp giảng dạy. Sau lớp huấn luyện đầu tiên là những lớp tiếp theo, thường là những lớp ngắn hạn trong một tuần lễ. Nội dung học tập do Bác huấn luyện bao giờ cũng thiết thực mà anh chị em dự học vẫn nói là ''rất sát sườn!''. Bác nói về tình hình thế giới, tình hình trong nước, chương trình Việt Minh và 5 bước công tác cụ thể: Điều tra, tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện, tranh đấu Bác chú ý giảng về quân sự, chủ yếu là cách đánh du kích, đánh úp, đánh mai phục, cướp súng địch đánh địch, đánh vào lúc nào sẽ thắng và ''đánh sai'' thời gian sẽ thua v.v… Nội dung giảng dạy của Bác đã được Bác cùng các đồng chí giúp việc soạn thành tập ''Con đường giải phóng'', phát về huyện, tuyên truyền rộng rãi. Ngoài tài liệu ''Con đường giải phóng'', Bác còn biên soạn nhiều tài liệu khác như ''Cách đánh du kích'', ''Du kích chiến thuật'', ''Địa dư các tỉnh xứ Bắc Kỳ'', dịch lịch sử Đảng “Cộng sản Bônsêvích Nga”, cùng những bài thơ nói về chính sách Việt Minh, toàn dân đoàn kết, toàn dân vũ trang tranh đấu, v.v... để huấn luyện cán bộ. Anh chị em học viên chỉ cần nghiên cứu những tài liệu huấn luyện do Bác biên soạn cũng khá đầy đủ rồi. Tờ báo ''Việt Nam Độc lập'' do Bác sáng lập không chỉ có ảnh hưởng sâu rộng đối với miền núi, mà còn có tác dụng rất lớn đối với phong trào cách mạng ở miền xuôi. Trong một bức tranh cổ động cho báo ''Việt Nam Độc lập'' do chính Bác vẽ, ở dưới Bác đề bốn câu thơ rất hay mà cho tới nay, tôi vẫn còn nhớ:

Việt Nam độc lập thổi kèn loa,

Kêu gọi dân ta trẻ lẫn già

Đoàn kết vững bền như khối sắt

Để cùng nhau cứu nước Nam ta!

Sau này, mỗi lần gặp Bác, tôi lại đọc bài thơ đó lên để Bác nghe. Nghe xong, Bác giải thích chữ ''thổi kèn loa'' ý nói ''Việt Nam Độc lập'' là tờ báo tuyên truyền cổ động. Ngoài bốn câu thơ cổ động cho báo ''Việt Nam Độc lập'', Bác còn làm bài thơ “Khuyên đồng bào mua báo Việt Nam Độc lập”.

Những ngày ở Pác Bó, Bác làm thơ rất nhiều. Bài thơ ''Mười chính sách của Việt Minh'' mang đậm sắc chính trị, nó làm thức dậy truyền thống yêu nước của những con Rồng, cháu Tiên, hãy vì non sông gấm vóc mà xông ra cứu nước, cứu nòi, để làm cho ''Rõ tên Nam Việt rạng danh Lạc Hồng''. Trong bài thơ, Bác dùng nhiều điệp ngữ ''đồng'', song nhấn mạnh đến ''đồng tình, đồng sức, đồng lòng''. Bác làm thơ kêu gọi công nhân hãy đứng ra cứu nước, cứu mình, tố cáo sự bạc đãi của kẻ thống trị đối với những người xây thành, đắp lũy, đóng tàu, sàng than, dệt vải... Bác làm thơ nói về nông dân, tỏ lòng thương xót bà con một sương hai nắng, chân lấm tay bùn, thuế nặng sưu cao, ''được đồng nào đều lọt vào túi Tây'', thật là khốn khổ. ''Muốn phá sạch nỗi bất bình'', Bác khuyên bà con nông dân hãy cùng toàn dân “nổi lửa” tham gia Việt Minh, đánh Pháp, đuổi Nhật, cứu nước, cứu nhà. Bác làm thơ kêu gọi phụ nữ Việt Nam noi gương Bà Trưng, Bà Triệu, chị Minh Khai, đền nợ nước, trả thù nhà, lòng vàng, gan sắt, tranh đấu xông pha, làm cho Tây phải sợ, cho Nhật phải kinh, cùng nam nhi vang tiếng anh hào. Những bài thơ kêu gọi thiếu nhi của Bác, đọc lên như thấy trong người rần rật một cảm giác “tái tê”, bởi một xã hội thực dân, phong kiến đã làm teo chột đi những ''búp trên cành''. Tôi nhớ có lần anh Hoàng Văn Thụ đã rơm rớm nước mắt sau khi đọc bài thơ “Kêu gọi thiếu nhi” của Bác. Tâm sự với tôi, anh xúc động đọc lại những câu:

Chẳng may vận nước gian nan

Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng

Học hành, giáo dục đã không,

Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa.

Sức còn yếu, tuổi còn thơ,

Mà đã khó nhọc cũng như người già.

Có khi lìa mẹ, lìa cha,

Để làm tôi tớ người ta bên ngoài.

Anh Thụ cho biết nội dung những câu thơ trên rất sát, đúng với hoàn cảnh của anh lúc còn nhỏ. Cha, mẹ anh đã phải chạy vạy rất vất vả, quanh năm ngày tháng, đầu núi, cuối khe, còng lưng chọc lỗ gieo hạt, ngẩng đầu hứng giọt mưa sa, mới lo được cho anh ăn học tới sơ học yếu lược (tương đương với lớp ba bây giờ). Anh Thụ nói rằng, anh đã truyền tụng bài thơ ''Kêu gọi thiếu nhi'' đến nhiều gia đình ở quê anh, xóm Phạc Lạn, xã Nhân Lý, huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn. Nhờ có bài thơ của Bác, mà quê anh đã có hàng chục thiếu nhi xin gia nhập Việt Minh, đánh Tây, đuổi Nhật. Anh Thụ còn cho biết bài thơ ''Ca binh lính'' của Bác sáng tác trong những ngày ở Pác Bó, có tác dụng làm thức dậy trong lòng những binh lính địch, những ai còn chút máu mủ quê hương. Bắn ai? Nhân dân hay quân Tây, quân Nhật? là chủ đề tư tưởng của nhiều binh lính địch, Bác nói rằng, đừng có vì chút lợi lộc con con, ''cái bằng cửu phẩm, cái lon dột nhà'' mà bắn vào cách mạng. Và Bác kêu gọi binh lính địch hãy quay súng lại bắn vào lũ cướp nhà và bè lũ bán nước. Làm như vậy, tiếng thơm sẽ ''ghi tạc sử xanh''. Những ''Việt binh'' cứu quốc sẽ rạng danh muôn đời. Còn có thể kể ra đây nhiều bài thơ của Bác là tiếng kèn xung trận, khúc quân hành trong cuộc trường chinh cứu nước.

Hội nghị họp xong, chúng tôi còn ở lại Pác Bó ít ngày rồi mới lên đường về xuôi. Lúc ra về, Bác đưa tiễn chúng tôi rất vui vẻ, cảm động, làm cho anh Trường Chinh, anh Hoàng Văn Thụ và tất cả chúng tôi đều thấy trong lòng xốn xang, rạo rực. Đi cùng với chúng tôi trên một đoạn đường đá ong đỏ, Bác nói nhiều chuyện, căn dặn giữ gìn sức khoẻ và điều quan trọng là phải ''về đến chốn''. Bác nói: Các chú đã “đi đến nơi”, nay phải, về đến chốn”, để tuyên truyền, vận động nhân dân chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Đi được khoảng một trăm mét, Bác dừng lại. Đây là điểm chia tay nhau. Bác nói: Thôi, các chú đi đi. Nhưng trước khi đi, ''để mình khám xem các chú có sơ ý mang mảnh giấy bí mật nào theo không và mình sẽ bày cho cách''. Chúng tôi nói: “Vâng, mời Bác xem”. và “Bác thò tay vào túi từng người. Bác bảo: - Giữ gìn cho nhau là tốt. Có sơ suất gì, một người cũng ảnh hưởng tới công việc chung, nên phải cẩn thận''. Nhưng các đồng chí ở Trung Kỳ bị Bác phê bình vì đã chép tài liệu vào những mẩu giấy nhỏ, vê lại, giấu ở viền áo. Bác yêu cầu bỏ ra hết. Bác nói đại ý: Các đồng chí không được mang tài liệu theo người. Địch nó bắt được, không chỉ thiệt cho mình. Các đồng chí, người ít tuổi cũng trên hai mươi, người nhiều tuổi đã ngoài ba mươi. Đảng và nhân dân tốn bao công sức mới đào tạo được các đồng chí. Nay giả dụ các đồng chí bị địch bắt, sẽ ảnh hưởng tới phong trào cách mạng như thế nào. Các đồng chí phải nghe tôi, tài liệu Hội nghị sẽ có giao thông, liên lạc mang đến tận nơi cho các đồng chí. Trải qua những năm tháng hoạt động cách mạng, có lần bị địch bắt, Bác rút được nhiều kinh nghiệm. Dường như Bác đã thấy trước vấn đề, nên rất cảnh giác. Vì vậy, những lời Bác căn dặn là vô cùng quý giá. Nhớ tới lời dạy của Bác, tôi lại nghĩ đến câu nói của người xưa khi tiễn nhau: “Người giàu sang lấy tiền bạc để tiễn nhau, người nhân đức dùng lời nói để tiễn nhau”. Bác quả là bậc đại nhân, đại đức.

Bác bắt tay chúng tôi, rồi quay trở lại. Chúng tôi quyến luyến không muốn rời Bác, vừa đi vừa ngoảnh lại nhìn Bác. Chúng tôi thấy Bác cũng đang ngoảnh lại nhìn chúng tôi. Chúng tôi có ngờ đâu, một con người vĩ đại và đầy lòng nhân ái như Bác, một năm sau đó, lại phải ngồi trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch.

Khi ra khỏi địa phận Pác Bó, trời đã ngả bóng chiều. Những đám mây bảng lảng cứ muốn sà xuống núi. Ánh hoàng hôn loé lên chiếu qua khe núi, trong phút chốc rồi vụt tắt. Tiếng mõ trâu lốc cốc vang lên. Các cháu chăn trâu bải hoải đi từ triền núi xuống. Những người đi nương đã lục tục về nhà. Khi trời tối hẳn, chúng tôi mới chịu vào bản để nghỉ chân. Tốp của chúng tôi có anh Hoàng Văn Thụ đi cùng, cho nên rất yên tâm. Là người Tày, ở vùng rừng núi, anh có thể làm quen với từng nhà. Gia đình mà anh Thụ đưa chúng tôi vào nghỉ là một gia đình gồm hai ông bà già, hai vợ chồng tuổi trung niên và các con. Họ rất xởi lởi mời chúng tôi ăn cơm nếp và uống rượu. Các anh Sơn (bí danh của anh Trường Chinh khi đi đường), Vân (bí danh của anh Thụ), Phùng (bí danh của anh Phùng Chí Kiên) và tôi vừa ăn cơm vừa nói chuyện núi rừng và các loại thịt rừng. Đang ăn, tôi sực nhớ tới các anh ở Trung Kỳ không biết giờ này đang đi tới đâu. Theo kế hoạch, các anh đó đi tốp riêng, lối Lạng Sơn, rồi từ Lạng Sơn đi xe lửa qua Hà Nội và về Trung Kỳ. Một tốp nữa mang vũ khí và tài liệu đi rừng. Tốp chúng tôi đi theo đường cũ, qua Anh Tây, Long Châu, Bó Cục, rồi về Bắc Sơn. Trên đường đi gặp nhiều gian nan vất vả, mấy lần suýt sa vào tay giặc, quần áo rách bươm, nhiều lúc không thể vào nhà dân được, đành nhịn đói, nhịn khát mà đi. Cuối cùng, do quyết tâm thực hiện lời Bác: “Phải về đến chốn”, chúng tôi đã tới được Bắc Sơn. Nửa đêm men theo sườn núi vào Lân Tây, một làng chung quanh được bao bọc bằng núi đá chênh vênh. Các anh Cứu quốc quân địa phương cho biết nơi đây có cơ sở quần chúng vững, làm chúng tôi vững dạ. Anh Sơn, anh Vân và tôi về nhà một đồng bào nghỉ. Còn anh Phùng đi liên hệ với Cứu quốc quân địa phương. Đêm ấy, vì mệt quá, chúng tôi nằm xuống là ngủ ngay. Sáng bừng tỉnh dậy, nhìn chung quanh chỉ thấy núi đá dựng đứng như thành, cùng cây xanh mượt mà. Với địa thế này, tôi chợt nghĩ có thể dùng làm nơi huấn luyện Cứu quốc quân và cán bộ địa phương được. Vì vậy tôi đề nghị anh Sơn, anh Vân cho tôi ở lại làm nhiệm vụ huấn luyện. Các anh đồng ý ngay. Anh Sơn về Đình Cả phổ biến Nghị quyết cho Cứu quốc quân ở khu vực này. Anh Vân cũng đi phổ biến Nghị quyết cho cán bộ ở Tràng Xá. Mỗi người một nhiệm vụ. Ai nấy đều nung nấu quyết tâm rất cao, muốn biến Nghị quyết của Đảng và điều mong muốn của Bác thành hiện thực. Ít ngày sau, chúng tôi đi về vùng xuôi. Trên đường đi nhận được tin địch đã bắt được các anh Bùi San và Hồ Xuân Lưu ở ga Diễn Châu. Nguyên nhân bị bắt là do tên Công, một tên A.B nguy hiểm chui vào hàng ngũ ta, leo lên tới chức Xứ uỷ viên Xứ uỷ Bắc Kỳ, báo cho địch biết. Cũng may trong người các anh không có tài liệu gì, vì Bác đã bảo các anh để lại ngay từ khi còn ở Pác Bó.

Được Nghị quyết của Đảng soi sáng, phong trào cách mạng mới bắt đầu mở ra./.

Còn nữa

Thanh Huyền (Tổng hợp)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/