Từ cuối năm l944, cách mạng Việt Nam đang bước vào ngưỡng cửa của cao trào mới.

Trên khắp đất nước, đi đến đâu cũng thấy những thân hình gầy guộc, mòn mỏi, vật vờ bên các lề đường để xin ăn. Rồi những xác chết còng queo trong các xóm, chợ. Nạn đói khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc ta đang diễn ra. Đó là hậu quả của chính sách vơ vét tàn khốc của những tên cướp ngày: Nhật và Pháp. Vấn đề đặt ra lúc ấy là khởi nghĩa, bằng không rất có thể cả dân tộc sẽ chết vì đói, dịch bệnh và chết vì những viên đạn “xuyên táo”, của những tên thực dân. Trên dải đất Việt Nam bé nhỏ này đang đói khát, vậy mà quân thù đâu có để cho yên. Ở trong nước, gót giày đinh của thực dân Pháp và phát xít Nhật thi nhau quần nát mảnh đất quê hương, trong khi đó, tại miền biên thuỳ phía bắc, bọn giặc Tưởng lại đang ngó nhìn, rắp ranh muốn sang Việt Nam để bòn rút và kiếm chác. Trong lúc chưa thể sang được, họ làm trò ''bách giao'', mượn danh ''Việt Nam cách mạng Đồng minh Hội'' để liên lạc với Việt Minh. Họ mời ta cử một đoàn đại biểu sang Trung Quốc để hội đàm với Việt Nam cách mạng Đồng minh Hội.

Khi nhận được giấy mời, chúng tôi có đưa ra bàn trong Thường vụ Trung ương. Qua bàn bạc, Trung ương nhận định tổ chức ''Việt Minh cách mạng Đồng minh Hội'', thành lập ở Trung Quốc, mặc dù còn phức tạp, song nhiều người trong tổ chức này có chủ trương chống Nhật, Pháp. Với chính sách mở rộng khối đại đoàn kết, tranh thủ những người nào có thể tranh thủ, Đảng ta không hẹp hòi gì mà đoạn tuyệt với họ. Vì vậy, Thường vụ Trung ương quyết định nhận lời mời của những người lãnh đạo Việt Minh cách mạng Đồng minh Hội, cử một đoàn đại diện của Việt Minh sang Trung Quốc để gặp họ. Tôi được Thường vụ Trung ương và Tổng bộ Việt Minh cử làm Trưởng đoàn. Các thành viên trong đoàn do tôi được lựa chọn. Trước khi đi, anh Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng có gặp tôi và nói rõ rằng, ngoài nhiệm vụ nắm chắc nội tình của Việt Minh cách mạng Đồng minh Hội để tranh thủ, lôi kéo họ, còn cần bắt mối với những người yêu nước và cách mạng Việt Nam ở Trung Quốc. Anh Trường Chinh nhắc lại việc Trung ương cử anh Đinh Chương Dương sang Trung Quốc trước đó được ít ngày nhằm gặp Nguyễn Hải Thần, kìm chân ông ta lại, hạn chế việc ông ta lợi dụng Việt Cách để chống phá phong trào cách mạng trong nước. Còn tôi, anh giao nhiệm vụ lớn hơn phải nắm tổ chức của đối phương, tranh thủ Quốc dân Đảng Trung Quốc và vận động Việt kiều ở Trung Quốc hướng về Tổ quốc Việt Nam. Sau cùng, anh Trường Chinh ghé sát vào tôi nói nhỏ: “Anh cần đặc biệt chú ý xem tin tức về Bác ra sao, vì tới lúc này chúng ta vẫn nhận được rất ít tin tức về Bác”.

Chúng tôi biết rằng, tháng 8-1942, Bác rời Cao Bằng để đi Trung Quốc với mục đích liên hệ với các lực lượng cách mạng của người Việt Minh và lực lượng Đồng Minh để liên kết đánh phát xít Nhật xâm lược. Khi sang đến Quảng Tây, ngày 28-8-1942, Bác bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch vô cớ bắt giam. Chúng giam Bác ở Liễu Châu, Quảng Tây. Từ ngày 02-9-1942, Bác bị đưa đi đưa lại gần 30 nhà lao của 13 huyện lỵ thuộc tỉnh Quảng Tây. Những ngày sống trong tù, Bác cặm cụi viết hơn 100 bài thơ, tập hợp thành cuốn “Nhật ký trong tù”, nói rõ chí hướng cách mạng của Bác, lòng khao khát đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Việc Bác bị bắt nhanh chóng lan đi nhiều nơi. Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc gửi về nước bức điện nói rằng nhà đương cục Trung Quốc bắt giam một lãnh tụ Việt Nam. Tháng 9-1943, Bác được trả tự do. Nguyên nhân được thả là do trong nước có viết một cuốn sách mỏng, bằng các thứ tiếng Việt Nam, Trung Quốc và Pháp, in lời kêu gọi gửi các nước Đồng Minh, các cơ quan, đoàn thể, nhân sĩ, báo giới, yêu cầu can thiệp với chính quyền Tưởng thả ngay Hồ Chí Minh đang bị giam giữ trái phép. Trước sự đấu tranh đó, chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Quảng Châu buộc phải thả Bác. Nhưng các đồng chí trong nước vẫn chưa biết. Vì vậy, ngày 25-10-1943, dưới danh nghĩa Hội liên hiệp các dân tộc chống xâm lược ở Đông Dương, các đồng chí ta gửi thư cho Chính phủ Mỹ và Tưởng Giới Thạch, yêu cầu trả lại tự do cho Hồ Chí Minh, lãnh tụ Hội liên hiệp các dân tộc chống xâm lược ở Đông Dương. Thư đến Tĩnh Tây vào ngày 25-11-1943. Vì chưa có điều kiện về nước sau khi ra tù, Bác ở lại Liễu Châu một thời gian, để một mặt tập luyện phục hồi sức khoẻ, mặt khác, liên lạc với những người Việt Nam yêu nước đang ở Liễu Châu, tìm cách liên lạc với Đảng ta ở trong nước. Những ngày sống ở Liễu Châu, Bác tham gia hoạt động trong tổ chức Việt Minh cách mạng đồng chí Hội. Công việc hàng ngày của Bác là rèn luyện thân thể, trồng cây, đọc sách, vận động giác ngộ đồng bào Việt kiều. Lúc này, sức khoẻ của Bác sút kém, Bác năng tập thể dục vào buổi sáng. Tập xong, Bác tắm. Lúc đầu, tắm nước ấm, dần dần tắm nước lạnh, kể cả mùa đông. Một hôm, Bác đang tắm sông, Trương Phát Khuê mặc áo lông, cưỡi ngựa rượt tới. Ông ta có thói quen hãy cưỡi ngựa dạo chơi buổi sáng. Trương nhận ra Bác, liền dừng ngựa chào. Bác chào lại. Ông ta nói:

- Ông là bậc kỳ tài mới dám tắm nước lạnh mùa đông.

Bác từ tốn đáp:

- Không dám! Không dám!

Từ đấy, Phương Phát Khuê càng phục Bác. Ông ta mời Bác đến ở nơi dinh thự của ông. Đầu năm 1944, Bác dự Hội nghị trù bị Đại hội đại biểu toàn quốc của Việt Nam cách mạng đồng minh Hội. Bác nêu ý kiến đề nghị cho đại diện của Việt Minh tham gia vào tổ chức này. Làm như vậy nhằm gài người vào nắm tổ chức của đối phương, nhưng chủ yếu là để giác ngộ những người trong tổ chức đó. Tháng 3-1944, trong một cuộc họp của Đồng Minh Hội, Bác thay mặt Việt Minh trình bày tình hình các đảng phái trong nước và khẳng định rằng, Đảng Cộng sản Đông Dương có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong nhân dân. Sau đó, Bác dự Đại hội các nhóm cách mạng hải ngoại của Đồng Minh Hội, một hình thức tổ chức gần như có sự liên kết giữa Việt Minh và Việt Cách. Tuy nhiên, đây chỉ là sách lược của Bác.

Tháng 8-1944, Bác rời Liễu Châu, về nước. Ngày 20-9-1944, Bác về đến Pác Bó, tỉnh Cao Bằng. Tại đây tháng 10-1944, Bác viết thư gửi đồng bào cả nước, nói rõ phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt, các nước Đồng Minh sắp giành được thắng lợi. Thời cơ giải phóng dân tộc ta đang đến gần, chỉ trong một năm, hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian gấp lắm rồi, Bác kêu gọi đồng bào phải làm nhanh. Bức thư của Bác được lan truyền nhanh chóng trong cả nước. Tháng 12-1944, Bác chỉ thị thành lập “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” tiên đoán đội quân cách mạng này tuy lúc đầu còn bé nhỏ, song tiền đồ thật vẻ vang. Tương lai nó có thể đi suốt từ Bắc chí Nam, một dải non sông đất nước.

Trong năm 1944, biên giới Việt - Trung có nhiều diễn biến phức tạp khi những người Đồng Minh lấy danh nghĩa chống phát xít Nhật cứ ngấp nghé muốn vào nước ta. Họ đã cho người đến Bình Mãng giáp Sóc Trăng thuộc Hà Quảng để quan sát tình hình. Khi các đồng chí địa phương báo cáo lên Bác chuyện này, Bác có nhận xét ngay: Họ muốn vào Việt Nam để nắm tình hình Nhật, nắm tình hình ta. Tóm lại là họ hoạt động tình báo, cho nên phải cảnh giác với họ. Vấn đề là phải từ chối khéo, nhưng lại không mất lòng họ. Bác cử một số cán bộ đến Bình Mãng để tiếp họ. Trong buổi tiếp, quả nhiên họ yêu cầu ta cho họ đặt điện đài trên đất Việt Nam. Các đồng chí ta bày binh bố trận khéo đến nỗi đi đến đâu cũng thấy lực lượng hùng mạnh của Việt Minh và nói rằng lính Nhật đang còn đóng ở biên thuỳ với một lực lượng mạnh, nếu muốn vào Việt Nam phải trang bị cho Việt Minh một số vũ khí lớn, có thế mới bảo vệ được họ. Nghe ta nói vậy, họ ''co vòi'' không vào nữa.

Đầu năm 1945, Bác lại sang Trung Quốc, với tư cách đại diện Việt Minh liên lạc với Đồng Minh lúc ấy đang có một bộ phận đóng ở Vân Nam. Cùng đi với Bác chuyến này có anh Phùng Thế Tài làm nhiệm vụ bảo vệ, đưa đường và anh Đinh Đại Toàn (tức Đại Minh) làm nhiệm vụ quản vụ. Ngoài ra, còn có viên phi công Mỹ, trung uý Uyliam Sao (Willliam Shaw), người được Việt Minh cứu thoát trong cuộc nhảy dù xuống Cao Bằng, do sự trục trặc của máy bay. Nhân đây, tôi xin nói rõ vài nét về viên phi công và chiếc máy bay: Vào cuối năm 1944, có một chiếc máy bay của lực lượng không quân Mỹ đóng tại Trung Quốc, vượt qua biên giới Trung - Việt, chao lượn trên vùng trời Nước Hai, tỉnh Cao Bằng. Đang bay, bỗng có tiếng động cơ gầm rú rất nặng, có lẽ bị trúng đạn pháo của Nhật. Trong giây lát, chiếc máy bay rơi. Viên phi công, trung uý Sao nhảy thoát ra ngoài. Đồng bào địa phương nhìn rõ máy bay rơi và viên phi công nhảy dù. Họ phân công nhau đi tìm phi công. Cuối cùng, họ đã bắt gặp viên phi công đó. Nhìn dân quân du kích, viên phi công sợ sệt, liền rút tiền, nhẫn vàng ra để dâng. Mọi người lắc đầu, ra hiệu cho anh ta cất vào túi. Họ dẫn viên phi công về trụ sở toà soạn báo Việt Nam độc lập, đóng trong thành nhà Mạc cũ ở vùng rừng Nước Hai. Lúc ấy, anh Phạm Văn Đồng phụ trách cơ quan báo, giao cho tổ của anh Cao Hồng Lĩnh, đưa viên phi công này lên chỗ Bác ở vùng giáp biên giới Việt - Trung. Trong những ngày giải viên phi công đi, anh em chăm sóc anh ta hết sức chu đáo, cho ăn xôi thịt, trong lúc anh em phải ăn cơm nắm chấm muối vừng. Viên phi công từ chỗ sợ sệt đến chỗ quy phục, thân mật với anh em. Sao đã làm thơ tặng anh em. Khi đến nơi, anh em đưa Sao đến gặp Bác. Anh Lĩnh có lần kể lại với tôi rằng, lúc ấy anh thấy Bác như đang sửa soạn đi đâu vì vai Bác đeo xắc cốt, tay cầm gậy chống. Anh đưa Sao đến trước mặt Bác. Nhìn Sao, Bác tươi cười, bắt tay anh ta, kéo anh ta ngồi xuống cạnh mình và nói chuyện hết sức thân mật:

- Quê anh ở bang nào thuộc nước Mỹ?

Nghe Bác hỏi bằng tiếng Anh rất chuẩn, Sao ngạc nhiên, nở nụ cười rạng rỡ, đáp:

- Thưa ông, tôi ở Tếchdát.

- Anh đã có vợ chưa?

- Thưa ông, tôi đã có vợ.

- Anh có muốn về Mỹ gặp lại vợ không?

- Thưa ông, rất muốn.

- Chúng tôi sẽ trao trả ông cho lực lượng không quân Mỹ tại Trung Quốc.

- Thưa ông, nếu được như vậy quả là niềm vinh hạnh đối với tôi.

Rồi Bác bảo anh em bố trí nơi ăn, chốn ở chu đáo cho anh ta. Khi về chỗ nghỉ, Sao hết lời ca ngợi ''ông cụ'', rằng: ''Ông ấy nói tiếng Anh nghe rõ quá, lại đối xử với tôi thân mật như cha tôi vậy''. Sau khi gặp Bác, tinh thần của Sao phấn chấn hẳn lên. Mấy hôm sau, Bác bảo các cô gái địa phương kiếm chỉ thêu chữ ''Chúc mừng'' (Greeting) trên mảnh lụa trắng tặng Sao. Nhận tặng phẩm, Sao xúc động đến rơi lệ. Anh ta không ngờ tại nơi núi rừng heo hút này lại có người đối xử với anh ta văn minh như thế.

Nói về quân Pháp, sau khi chiếc máy bay rơi, chúng cho quân đến vây khu rừng, cất tháo chiếc máy bay và truy nã người phi công. Nhật thấy vậy, cũng muốn giành chiếc máy bay đó, đồng thời cảnh cáo Pháp vì đã để phi công trốn thoát, giao hẹn nếu không tìm được, Pháp sẽ phải trả giá đắt. May làm sao, viên phi công đã được cán bộ Việt Minh bảo vệ đưa ra khỏi khu nguy hiểm, giấu trong hang đá, chăm sóc hết sức tử tế, rồi tìm cách đưa sang biên giới.

Bác đưa viên phi công này đi là để bàn giao cho Bộ Tư lệnh không quân Mỹ tại Trung Quốc lúc ấy đóng ở Côn Minh. Hành lý cùng thực phẩm mang theo là chiếc chăn chiên cũ, mỗi người một bộ quần áo để thay, một ống nứa đựng thịt với muối, ớt để ''ăn dè'', theo kiểu ''lèng'' đi đường xa của người Tày, một chiếc ca tráng men. Để phòng xa, Bác còn mang theo một số tiền quan kim, tiền của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Đoàn lữ khách chia làm ba tốp, tốp một đi trước dò đường, tốp hai dẫn người phi công và tốp ba đi sau đề phòng bị tập kích.

Hôm Bác lên đường, núi non Cao Bằng đẹp hẳn lên vì có ánh nắng ban mai chiếu vào. Anh Đinh Đại Toàn nói rằng, mùa rét mà có nắng sớm kể cũng hiếm thấy. Thường thì ngày đi đêm nghỉ. Nhưng cũng nhiều hôm, ngày nghỉ đêm đi, vì quân Nhật và quân Pháp dự đoán viên phi công kia có thể đi về phía biên giới Việt - Trung, cho nên chúng tăng cường lùng sục tìm kiếm. Để tránh quân Nhật và quân Pháp đang bủa vây, nhiều khi phải đi vòng vèo. Trong cuộc hành trình nên thơ và bi tráng ấy, trung uý Sao được ăn xôi thịt gà, trong khi đó, Bác và anh em phải ăn cơm nắm với thịt kho mặn. Trung uý Sao được đi ngựa, còn Bác và anh em phải đi bộ. Khi ngủ, Sao được bảo vệ từ xa. Khi vượt qua biên giới Việt - Trung, có người của Tưởng Giới Thạch dẫn đường. Gặp những người dẫn đường khó tính, hoặc tuổi cao, Bác động viên, an ủi họ, nói chuyện hết sức thân tình với họ, biếu họ ít tiền gọi là trả chút công lao. Việc làm có tính chất nghĩa cử của Bác làm họ xúc động. Còn đối với anh em, để giảm bớt nỗi nhọc nhằn trên đường đi, Bác mang chuyện lịch sử nước này ra kể, đọc thơ ''Chinh phụ ngâm'' để anh em thưởng thức. Bác kể chuyện Hồng quân Trung Quốc trong cuộc vạn lý trường chinh từ Hoa Nam lên Hoa Bắc, gian khổ là thế, vậy mà các chiến sĩ vẫn tranh thủ học văn hoá. Người đi trước viết chữ đeo lưng để người đi sau học. Khi hành quân tới Hoa Bắc, số người hy sinh tới quá nửa. Nhưng những người còn lại đã thoát nạn mù chữ. Họ viết thư về nhà báo cho gia đình mình đã đi đến nơi. Những câu chuyện Bác kể dọc đường đã động viên anh em rất nhiều.

Vì đi từng tốp riêng lẻ, khi sang tới bên kia biên giới, tốp đi của Bác và tốp đi của viên phi công mới gặp nhau. Sau 5 ngày cùng đi trên địa phận Trung Hoa, Bác chia tay Sao, vì nhà chức trách Trung Hoa nhận đưa viên phi công đến Côn Minh để bàn giao  cho phía Mỹ. Bác trở lại đi Vân Nam trong khi Sao đi đường khác bằng ngựa, rồi bằng máy bay thẳng tới Côn Minh.

Sau một tháng đi bộ ròng rã, Bác đến ga Xí Xuyên, một ga xe lửa Vân Nam. Bác nghỉ tại đây một đêm. Sáng hôm sau đi tiếp tới huyện Khai Viễn, Bác dừng lại ít ngày, vào nhà ông nấu bếp cho bọn Tây đường sắt, mà Bác quen từ trước. Ông này là người Việt Nam có lòng yêu nước. Qua ông này, Bác tìm hiểu tình hình kiều bào ta ở Vân Nam. Rời Khai Viễn, Bác đi Nghi Lương bằng xe lửa. Đến Nghi Lương, Bác yếu mệt, phải nghỉ tại nhà anh Bình Dân, một Việt kiều yêu nước, trong vài ngày. Anh Dân kể rằng, khi ở nhà anh, Bác lên cơn sốt cao. Anh tìm hiểu nguyên nhân sức khoẻ của Bác vì sao suy sụp? Có thể vì Bác quá tiết kiệm việc ăn uống trên đường đi. Đáng lẽ ăn cơm 5 hào sẽ có nhiều thức ăn bồi bổ. Đằng này, Bác chỉ ăn loại 2 hào. Được anh Dân chăm sóc, Bác khỏi sốt. Sức khoẻ chưa bình phục hẳn, Bác đã rời Nghi Lương để đi Côn Minh. Bác tới Côn Minh vào tháng 02-1945. Đến Côn Minh, Bác ở nhà anh Tống Minh Phương và vợ anh là chị Trần Thị Việt Hoa, một cơ sở cách mạng của ta. Anh Phương kể rằng, khi đến nhà anh, cơn sốt của Bác lại tái phát. Anh thấy Bác mặc bộ quần áo xanh, đầu đội chiếc mũ vải cũ, đi đôi giầy rách lòi cả chân. Tuy bị sốt, song vợ chồng anh Phương vẫn không dám đưa Bác vào bệnh viện, chỉ mua thuốc về chạy chữa cho Bác tại nhà. Vợ chồng anh mời Bác uống thuốc bổ, Bác không uống, nói rằng: “Anh em ở nhà còn khổ hơn, được ăn cơm với thịt thế này là tốt rồi”.

Trong lúc ở trong nước, nhân dân ta đang gấp rút chuẩn bị tiến lên tổng khởi nghĩa, ở Côn Minh, Bác mở ''mặt trận ngoại giao'', trước hết với Mỹ. Qua phân tích, Bác thấy rằng, lúc này đang cần phải tranh thủ Mỹ. Lợi dụng kẻ thù này để đánh kẻ thù kia là một trong những kế sách của Bác. Vì vậy, Bác quyết định tiếp tướng Claiơ Sênôn (C.Chennaul), Tư lệnh trưởng Bộ tư lệnh không quân 14 của Mỹ ở Trung Quốc. Làm việc này, Bác muốn tranh thủ những người có thể tranh thủ. Quan điểm ngoại giao của Bác bao giờ cũng hết sức rõ ràng. Để chuẩn bị cho cuộc tiếp tướng Sênôn, Bác gặp Sáclơ Phen (Charles Fell), người phụ tá của Sênôn. Cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Sáclơ Phen và Bác được tiến hành vào ngày 17-3-1945. Sau đó, ngày 20-3-1945 Bác và Sáclơ Phen gặp nhau lần thứ hai tại hiệu cà phê của gia đình anh Tống Minh Phương ở phố Chinpí, Côn Minh. Trước khi gặp Sênôn, gia đình anh Phương mua sắm cho Bác chiếc áo lông và đôi giày mới. Cuộc gặp gỡ giữa Bác và tướng Sênôn diễn ra ngày 23-3-1945, tại hành dinh của Sênôn. Sênôn mặc quân phục đại lễ với tất cả các loại huân chương mà ông ta được thưởng. Khi gặp Bác, Sênôn lúng túng vì không có phiên dịch. Bác bảo không cần, rồi nói chuyện với Sênôn bằng tiếng Anh rất lưu loát, làm ông ta hết sức ngạc nhiên. Viên tướng Mỹ cảm ơn Bác và Việt Minh đã cứu thoát, chăm sóc hết sức tử tế viên phi công. Bác nói đây là bổn phận của những người Việt Nam chống phát xít. Họ có thể làm tất cả những gì trong phạm vi khả năng làm được để giúp Đồng Minh. Bác hỏi Sênôn rằng, phi công Sao hiện giờ ở đâu? Sênôn trả lời: ''Sao đã lên đường về Mỹ. Trước khi lên máy bay, Sao gửi lời cảm ơn Ngài'', Sênôn trao cho Bác thuốc chữa bệnh và tiền Pháp tặng người Việt Nam vì đã cứu sống phi công của họ. Bác nhận thuốc, hoàn lại tiền. Tướng Sênôn, một con người có bộ mặt rất nghiêm khắc, hiếm thấy nụ cười trên môi ông ta. Vậy mà khi tiếp Bác, ông ta luôn luôn vui vẻ.

Vài ngày sau, Viên tướng Mỹ lại xin gặp Bác. Ông ta sai Sáclơ Phen đi ô tô đến tận nhà anh Phương để đón Bác. Tới nơi, họ mở cửa lớn đón Bác vào. Tưởng phía Mỹ bàn với Bác chuyện gì, hoá ra họ đề nghị Bác làm việc cho họ. Nói đúng tim đen là họ mua chuộc Bác, vì lúc ấy có lẽ họ chưa biết Bác là Hồ Chí Minh. Sau này, Bác kể lại, Bác đã trả lời bọn chúng, đại ý là: Chúng tôi không phải người đi làm thuê. Chúng tôi là người cách mạng. Chúng tôi đánh Nhật, Đồng Minh cũng đánh Nhật. Chúng tôi giúp Đồng Minh thì Đồng Minh phải giúp chúng tôi. Chúng ta bình đẳng với nhau. Còn nhiệm vụ cách mạng, chúng tôi cứ làm. Trước những lời lẽ cứng rắn của Bác, họ không dám giở trò mua chuộc nữa, chỉ đề nghị Bác giúp đỡ cho một trạm cấp cứu các phi công Đồng Minh ở Đông Dương khi bị nạn. Bác đồng ý. Tướng Sênôn giao cho Sáclơ Phen thực hiện kế hoạch này. Vấn đề chỉ có thế, vậy mà có kẻ xấu đồn rằng Bác bị tình báo Mỹ lợi dụng. Người Mỹ ở Côn Minh mở tiệc chiêu đãi Bác. Trong bữa tiệc, Bác kể tiểu sử của Oasinhtơn và Linhcôn, những người có công giải phóng nước Mỹ và giải phóng người nô lệ da đen ở Mỹ. Họ không ngờ rằng, một vị đại diện của Việt Minh lại am hiểu sâu sắc những chính khách của nước Mỹ đến như vậy. Dự tiệc xong, trở về nhà, Bác triệu tập một số bà con Việt kiều có tâm huyết với nước, hiện đang ở Côn Minh lại, nói rõ cho bà con biết vì sao ta lại tạm thời bắt tay với Mỹ? Vấn đề là ở chỗ thu hút lực lượng chống Nhật - Pháp. Bác hỏi ý kiến bà con: Phía Mỹ mời tiệc ta, ta có nên đáp lại không? Bà con đồng thanh nhất trí đáp lại phía Mỹ bằng bữa cơm Việt Nam. Anh Phương và chị Hoa xung phong đứng ra tổ chức bữa tiệc. Hôm sau, mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị làm tiệc. Tiệc được tổ chức ngay tại nhà anh Phương. Nhờ những bàn tay khéo léo của các chị, bữa tiệc được tổ chức khá chu đáo. Nhìn các món ăn, Bác bằng lòng lắm, nói vui: ''Cơm ta chẳng kém gì cơm tây''. Năm phái viên cao cấp của Mỹ đã đến dự tiệc. Về phía ta, ngoài Bác ra, có khoảng dăm người, trong đó có anh Phương, chị Hoa. Bác đón tiếp phái đoàn Mỹ hết sức nồng hậu. Do tài ngoại giao khéo léo của Bác, những người Mỹ dự tiệc đều tuyên bố sẵn sàng ủng hộ Việt Minh để đánh Nhật. Tiệc tan, Bác tiễn họ ra tận ô tô, rồi quay trở vào nói với anh em: “Bữa tiệc đã thành công, đạt được mục đích của ta”.

Những ngày ở Côn Minh, tuy sống trong hoàn cảnh ngặt nghèo, Bác lúc nào cũng giữ phong độ ung dung. Sáng nào Bác cũng dậy sớm, tập thể dục dưới những rặng thông. Ăn sáng xong, Bác giúp gia đình anh Phương làm một số công việc, sau đó, mới đi làm nhiệm vụ. Vốn là người rất yêu quý thiên nhiên, những lúc rảnh rỗi, Bác thường đi xem phong cảnh đẹp ở Côn Minh. Một hôm, Bác bảo anh Phương rằng, nghe nói vùng Kim Diện này có phong cảnh tuyệt đẹp, những lăng tẩm, đền đài, miếu mạo dựng lên từ thời Mạt Minh. Bác muốn đi. Anh chị Phương định thuê một chiếc xe ngựa để Bác đi. Bác không đồng ý, nói: ''Xa mấy dặm mà phải đi xe ngựa. Cuốc bộ thôi. Ở trong nước, anh em mình đi hoạt động toàn phải leo đèo, lội suối, vẫn chịu được huống chi chúng ta. Nên dành tiền gửi về giúp nước''. Nói xong, Bác làm ''tiên phong'', mọi người bước theo Bác. Trên đoạn đường 10 cây số, từ phủ Côn Minh đến Kim Diện, vừa đi Bác vừa kể chuyện rất vui.

Ở Côn Minh, Bác đã dự kiến Nhật có khả năng sẽ đảo chính Pháp. Điều này được biểu hiện rất rõ qua câu chuyện ''Đổi tên biển quảng cáo''. Gia đình anh Phương mở hiệu cà phê, lấy tên là ''Đông Dương'', viết bằng tiếng Anh. Bác bảo nên thay nó bằng tiếng Pháp và lấy tên mới là “Tân Nam”. Gia đình anh Phương không hiểu ý Bác, nhưng vẫn làm theo Bác, đem hạ tấm biển bằng tiếng Anh xuống và trương tấm biển bằng tiếng Pháp lên. Quả nhiên, sau ngày 09-3-1945 Nhật đảo chính Pháp, lính Pháp chạy toán loạn sang Côn Minh. Vì chưa hết sợ, lính Pháp cứ chọn cửa hiệu nào viết bằng tiếng Pháp mới dám vào, vì chúng nghĩ rằng, viết tiếng Pháp có nghĩa thân Pháp. Vì vậy, hiệu cà phê ''Tân Nam'' của gia đình Tống Minh Phương được một phen “no khách” toàn lính Pháp. Số tiền lớn thu được qua bán cà phê, anh chị Phương đã dành dụm gửi về giúp cách mạng trong nước.

Sau khoảng hai tháng ở Côn Minh, Bác lên đường đi Quảng Tây rồi chuẩn bị về nước. Trong buổi chia tay với gia đình anh chị Phương và bà con Việt kiều ở Côn Minh, Bác căn dặn: Ở nước ngoài không được làm đặc vụ cho bất cứ một nước nào. Bọn Mỹ, Anh, Tưởng đều muốn Việt kiều ta làm tình báo cho chúng. Ta phải kiên quyết từ chối. Ở bên này, bà con cần cưu mang, đùm bọc nhau, phải vận động bà con ủng hộ trong nước. Làm bất cứ việc gì cũng phải có lập trường vững vàng, như thế mới làm cách mạng được. Bác nói chỉ ngần ấy lời mà chứa đựng cả tâm huyết của một con người suốt đời vì nước vì non, một con người toàn tâm toàn ý phụng sự cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mọi ý nghĩ, việc làm của Bác đều hướng về Tổ quốc. Tạm biệt bà con Việt kiều, Bác lên xe ô tô ra sân bay Côn Minh. Máy bay L.5 của lực lượng không quân 14 của Mỹ tại Trung Quốc, cất cánh, đưa Bác sang Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây. Tại Liễu Châu, tháng 3-1944, Bác dự Đại hội quốc tế chống xâm lược. Trong lúc trò chuyện với các đại biểu, Bác nói: Lịch sử chống xâm lược của dân tộc chúng tôi “vừa oanh liệt lại vừa bi tráng”. Nó dạy cho chúng tôi biết rằng, ''lãnh thổ Việt Nam tuy bị dìm đắm dưới gót sắt đẫm máu của dị tộc, nhưng tinh thần dân tộc của nhân dân Việt Nam vĩnh viễn không thể vì thế mà bị tiêu diệt''. Nó để lại cho chúng tôi một bài học là: ''Thiếu một sức mạnh nhất trí của cả nước, thiếu sự giúp dỡ mạnh mẽ của bên ngoài, thì cuộc vận động giải phóng khó mà thành công được, nhất là hiện nay chúng tôi đang đứng trước hai tên cướp xâm lược hung ác nhất của phương Đông và phương Tây''. Tại Liễu Châu, Bác gặp các bạn Việt Nam trong Đồng Minh Hội. Lúc này, tại Liễu Châu, Việt Nam cách mạng Đồng Minh Hội bị tan tác sau khi Nhật đánh chiếm, chỉ còn khoảng 100 người. Cơ quan của Hội phải chuyển về Bách Sắc. Nhiều người lãnh đạo của Hội không còn ở đây. Nguyễn Hải Thần bị giam một nơi gần biên giới Trung Việt và đang tìm cách liên hệ với Nhật. Nguyễn Tường Tam ở Vân Nam với Quốc dân Đảng của ông ta. Một số người trong Đồng Minh Hội ở Quảng Tây tiếp Bác có phần dè dặt. Tuy không phản đối ra mặt, nhưng gây khó dễ cho Bác. Vì vậy, Bác quyết định đi Tĩnh Tây, một huyện cũng thuộc tỉnh Quảng Tây, gần biên giới Trung Việt, và từ Tĩnh Tây, Bác đi bộ về nước.

Về nước được ít ngày, vào đầu tháng 4-1945, Bác lại sang Trung Quốc. Lần này, Bác đi thẳng Bách Sắc, vì Bác biết rằng, cơ quan của Đồng Minh Hội vốn đóng ở Liễu Châu, khi Liễu Châu bị Nhật chiếm, phải chạy về Nam Ninh. Nhật chiếm Nam Ninh, Hội phải chạy về đây. Tại Bách Sắc, Bác gặp lại Trương Phát Khuê, trao đổi công việc với Ban lãnh đạo Đồng Minh Hội. Nếu như chuyến đi đầu năm 1945 của Bác sang Côn Minh để tranh thủ Đồng Minh, chủ yếu là tranh thủ Mỹ, thì lần này, Bác sang Bách Sắc chủ yếu là tranh thủ lực lượng của Trương Phát Khuê. Bác biết rất rõ mục tiêu số một của cách mạng Việt Nam lúc này là đuổi Nhật, sau đó đánh Pháp. Vì vậy, Bác đã làm hết sức mình để kéo Đồng Minh ủng hộ mình. Tầm chiến lược của Bác được thể hiện ở việc làm cụ thể. Chúng tôi đã gặp Bác tại Bách Sắc.

Lại nói về phái đoàn của chúng tôi. Sau khi được Thường vụ Trung ương và Tổng bộ Việt Minh giao nhiệm vụ tôi bắt đầu lập danh sách các thành viên của đoàn. Trao đổi với anh Trường Chinh và anh Nguyễn Lương Bằng, tôi quyết định chọn các đồng chí sau đây: Đặng Việt Châu, 31 tuổi, người Nam Định, đóng vai đại biểu công thương; Dương Đức Hiền, 25 tuổi, đóng vai đại biểu Đảng Dân chủ; Phạm Văn Bỉnh (Tức Trịnh Khiêm), 30 tuổi, người Hải Phòng, đóng vai đại biểu trí thức và thanh niên; Nguyễn Thượng Biểu (tức Hồng), 40 tuổi, người Bắc Ninh đóng vai đại biểu nông dân. Tôi và anh Biểu cùng tuổi, cùng quê. Trước lúc lên đường, tôi đổi tên mới là Hoàng Quốc Việt. Để có tư thế ''đường đường phương diện quốc gia'', tôi chăm chút đến “ngoại cảnh”, tỉa tót bộ râu con kiến, rồi mũ phớt kiểu phơlêsê, kính gọng vàng, giầy dôn bóng loáng. Từ một cán bộ Việt Minh, sống nơi rừng rú, ăn mặc xuềnh xoàng, đến lúc diện những thứ đó vào, bỗng chốc trở thành ''ông chủ lớn''. Anh em nhìn tôi trong ''bộ cánh'' mới, xuýt xoa nói đùa: ''Chắc gì ''ông Hoàng'' đã trở về với núi non''. Tôi đã bỏ ra vài giờ để tập cách đi đứng cho khoan thai, đúng với một ''quan chức ngoại giao'' như người ta thường nói. Chỉ phải tội cái chân “cà nhắc” không làm sao lấy được sự cân bằng mỗi khi đi đứng.

Về vật chất, phương tiện để đi đã có anh Nguyễn Lương Bằng đảm nhiệm. Anh Bằng, một con người chu tất, xứng danh ''Sao Đỏ'', về tận Đồ Sơn sắm cho chúng tôi những chiếc thuyền khá chắc chắn. Anh chọn cho chúng tôi những tay lái già dặn, nhiều kinh nghiệm đi biển. Anh giao cho anh Bùi Văn Bách, tức Bùi Đức Minh, một cơ sở cách mạng trực tiếp bố trí các thuyền đi.

Trước đoàn của chúng tôi đã có đoàn của anh Đinh Chương Dương đi khai luồng. Tôi được anh Đinh Chương Dương nhắn về báo rằng, chuyến đi của anh gặp bão, thuyền phải dựa vào khe núi, vất vả làm mới đến được Móng Cái. Qua đó, anh rút ra kết luận cần nghe ngóng thời tiết cẩn thận rồi hãy đi.

Khi những người đi đã chọn đủ và phương tiện đi đã có, tôi quyết định báo cho các thành viên trong đoàn chuẩn bị lên đường. Nhận được giấy báo, các anh lục tục từ các nơi xuống Hải Phòng. Anh Châu, anh Biểu xuống trước. Hôm sau anh Hiền xuống. Tôi xuống cuối cùng.

Anh Trường Chinh gặp tôi trước lúc tôi lên tàu đi Hải Phòng. Anh gửi lời chúc sức khoẻ anh em trong đoàn và căn dặn chúng tôi phải hết sức cảnh giác, tỉnh táo trên đường đi./.

Còn nữa

Thanh Huyền (Tổng hợp)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/