Rời Thượng Tứ, chúng tôi theo đường Nam Ninh để đến Ninh Minh. Trên đường đi, bỗng gặp ô tô của Nhật từ phía xa đang tới. Chúng tôi nhanh chóng trốn vào một làng nhỏ gần đấy. Đi sâu vào làng, thấy trụ sở của đảng bộ và chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch. Trụ sở của đảng bộ, đề: ''Quốc dân đảng đảng bộ''. Còn trụ sở của chính quyền đề: ''Hương công xã''. Tìm hiểu ra, tôi nhận thấy cơ cấu tổ chức của Quốc dân đảng Trung Quốc được thực hiện theo chế độ giám sát nhau. Trụ sở bên đảng bao giờ cũng phải kề sát trụ sở bên chính quyền và ngược lại. Nghỉ tại Ninh Minh một ngày, chúng tôi lên ô tô đi tiếp. Trên đường đi, chân tôi bắt đầu đau và sưng. Đã ráng sức đi, nhưng càng đi, chân sưng càng to. Tôi nói với người phụ trách đơn vị hộ tống giải quyết cho tôi phương tiện đi. Người phụ trách gọi đội kiệu lại, bảo tôi ngồi kiệu. Tôi từ chối nói rằng, không quen đi kiệu. Anh ta bèn đưa tôi vào một nhà gần đấy, thuê ngựa cho tôi đi.

Đi tới xế chiều, chúng tôi đến thị trấn Tuy Lộc. Đây là một thị trấn khá to, nhân dân buôn bán sầm uất.

Qua Tuy Lộc đến Điền Đông. Điền Đông là một huyện lớn. Nơi đây nhà cao cửa rộng, cửa hàng, cửa hiệu san sát. Nhân dân lam lũ làm ăn. Nhưng vẫn thấy nhiều người đi ăn xin.

Rời Điền Đông, chúng tôi xuống thuyền đi Điền Dương. Đến Điền Dương thì lên bờ, đi ô tô tới Bách Sắc. Thị trấn Bách Sắc hiện ra trước mắt chúng tôi khá khang trang. Những dãy phố với những ngôi nhà cao ráo, đền chùa, tạo dựng dáng vẻ một địa phương vừa cổ kính, vừa hiện đại. Trên các đường phố, người đi lại hối hả. Những lính Mỹ đi nghênh ngang. Những cô gái Trung Hoa mơn mởn, nổi tiếng là đẹp, thường bị những người lính Mỹ chờn vờn, trêu ghẹo.

Chúng tôi tìm đến trụ sở của Việt Nam cách mạng đồng minh Hội. Đó là một căn nhà ngói nằm bên bờ suối vắng. Anh Lê Tùng Sơn, một người hoạt động trong Việt Nam cách mạng đồng minh Hội, nhưng thực chất là người của Việt Minh, đón tiếp chúng tôi. Một lúc sau, anh Bồ Xuân Luật cũng tới. Các anh hỏi chúng tôi tình hình trong nước. Tôi hỏi các anh về những hoạt động của Việt Nam cách mạng đồng minh Hội. Tôi nhờ anh Sơn báo cho Trương Phát Khuê là đoàn chúng tôi đã đến, Anh Sơn nhận lời báo giúp. Trò chuyện một lúc, anh Luật đưa chúng tôi tới nơi nghỉ. Đó là một nhà dân nghèo, ngó sang gian bên là chỗ nuôi lợn. Mùi phân lợn xông nồng nặc. Muỗi nhiều tới quờ tay vơ được. Việc ăn uống khổ sở làm sao, cơm sạn trộn canh ''tai gỗ'' (mộc nhĩ), nhai đến ê răng. Nhìn bát cơm, tôi bảo anh em: ''Sứ thần'' gì mà khổ thế. Nói vậy thôi, vẫn phải ráng chịu vì không còn cách nào khác.

Hôm sau, Trương Phát Khuê mời chúng tôi đến. Tôi biết Khuê đang muốn ''Hoa quân nhập Việt'', nên rất cần sự ủng hộ của Việt Minh. Vì vậy, khi được báo có Đoàn đại biểu Việt Minh đến, tướng Khuê xếp ngay việc khác lại để đón tiếp chúng tôi. Về phần tôi, đây là lần đầu gặp Khuê, nên chưa hiểu rõ thực chất con người ông ta thế nào. Người ta có câu: ''Muốn thắng đối thủ phải hiểu đối thủ''. Vì vậy, tôi tranh thủ đi tìm gặp anh Đinh Chương Dương để hỏi, biết anh là người đã tiếp xúc với Khuê. Anh Dương vừa từ Liễu Châu về Bách Sắc. Gặp tôi, anh mừng lắm. Qua anh, tôi biết thực chất của Quốc dân đảng Trung Hoa là hứa nhiều nhưng không giúp. Họ muốn tiêu diệt cách mạng Việt Nam. Nhưng trước mắt họ còn phải lợi dụng chúng ta. Riêng cá nhân Khuê, anh Dương cho rằng, đó là một con người rất muốn phô trương thanh thế, tỏ ra hào hiệp. Nhưng thực quyền không có nhiều. Có lẽ quyền hành về quân sự của Quốc dân đảng nằm trong tay Hà Ứng Khâm chứ không phải Khuê. Tuy không trực tiếp chỉ huy vùng Hoa Nam, song Khâm tổ chức mạng lưới theo dõi khá chặt chẽ mà trong đó những người giúp việc ông ta thường là những viên tướng lầm lì, lão luyện như Tiêu Văn, Từ Quang Anh... Những viên tướng này thật lắm mánh khoé, vừa làm việc cho Khuê, vừa làm việc cho Khâm, cho Ngô Thiết Thành, Bí thư Trung ương cục Quốc dân đảng Trung Hoa. Còn đối với Tưởng Giới Thạch thì khỏi phải nói. Ông ta đã hiểu tướng của Khuê như người cha hiểu những đứa con.

Nắm được sơ bộ về Khuê, tôi yên tâm và chủ động khi tiếp xúc với ông ta. Hôm ông ta mời chúng tôi đến gặp, tại hành dinh của Đệ tứ chiến khu trang hoàng lộng lẫy. Quân lính đông nghìn nghịt, xếp hàng chỉnh tề. Khi chúng tôi bước vào, viên sĩ quan chỉ huy quân đội hô lớn. Anh Hiền, anh Banh giật mình, vì các anh tưởng họ bố trí tóm gọn cả Đoàn. Thực chất tiếng hô của viên chỉ huy là: “Bồng súng chào”. Vào trong nhà khách, Khuê đứng dậy chào chúng tôi, bắt tay mọi người. Trước mặt chúng tôi, tướng Trương Phát Khuê (Chang Fa-K'ue) là một viên tướng lực lưỡng. Nhìn bề ngoài, có thể xếp vào loại dũng tướng. Ông ta sinh năm 1896, người Quảng Châu, tiếng tăm lừng lẫy về những thắng lợi trong cuộc Bắc phạt của Tưởng Giới Thạch chống các lãnh chúa năm 1926. Vì vậy, ông được xem là một trong những cánh tay phải của Tưởng. Tất nhiên sau này, có lúc Tưởng phải ''hất nhẹ'' ông, sợ ông như Hàn Tín. Giờ đây, ông lĩnh chức Tư lệnh Đệ tứ chiến khu, trông coi cả vùng Hoa Nam, quyền nghiêng thiên hạ. Khuê tiếp chúng tôi hết sức niềm nở, và thân mật. Điều ngạc nhiên thấy ông ta cứ thân mật. Điều ngạc nhiên thấy ông ta cứ luôn miệng gọi chúng tôi là ''đồng chí''. Còn tôi, nghĩ mãi mới gọi Khuê bằng một cái tên mà ông ta rất thích: Trưởng quan. Vào đề, Khuê hỏi chúng tôi:

- Các đồng chí đi đường có vất vả lắm không? Có chu tất không? Bên Việt Nam, quân Nhật có đông không? Còn quân đội Pháp thế nào? Việt Minh của các đồng chí, lực lượng chắc mạnh lắm?

Đây là thuật ''nắm bắt tình hình'', một thứ thuật mà bất cứ một viên tướng lão luyện nào cũng phải sử dụng khi nói chuyện với đối phương mà mình chưa quen bao giờ. Thay mặt Đoàn, tôi lần lượt trả lời những câu hỏi của Khuê. Tôi muốn ''tâng bốc'' lực lượng của quân Nhật, quân Pháp ở Đông Dương lên với ý định làm cho Khuê nao núng tinh thần, từ bỏ ý đồ Hoa quân nhập Việt. Đây cũng là thuật trả lời của tôi.

Khuê nói tiếp:

- Chúng tôi biết các đồng chí có lực lượng.

Rồi Khuê có ý chê những người trong tổ chức Việt Nam cách mạng đồng chí Hội, cho rằng họ là những người lưu vong, ăn bám. Khuê bảo rằng, ông ta rất có cảm tình với cách mạng Việt Nam. Khuê nhắc đến Hồ Chí Minh, hỏi chúng tôi đã gặp Người bao giờ chưa?

Anh Châu nói:

- Chúng tôi chưa được gặp Người, nhưng nhân dân nước chúng tôi đều biết tới Người.

Giọng Khuê trầm tĩnh, nói tiếp:

- Hồ tiên sinh là người rất đáng kính phục. Cách mạng Việt Nam thật may mắn có Hồ tiền sinh. Tôi dự đoán cuộc cách mạng này có thể thắng vì có Hồ tiên sinh.

Nhân câu nói này của Khuê, tôi đề nghị luôn:

- Việt Minh chúng tôi có lực lượng tổ chức, song thiếu vũ trang. Nếu trưởng quan có thiện cảm với cách mạng Việt Nam, mong trưởng quan có thể giúp chúng tôi một số vũ khí, chúng tôi có thể đánh thắng Nhật trên tuyến Hà Nội - Nam Ninh.

Khuê ngập ngừng trong giây phút, rồi trả lời:

- Tôi có thể khẳng định rằng, Chính phủ Trung Quốc không tiếc sức mình giúp các đồng chí. Song nếu Chính phủ không giúp, Đệ tứ chiến khu này sẽ giúp. Với 100 triệu dân và hai triệu quân, Đệ tứ chiến khu này đâu có phải nhỏ nhoi. Song nếu vì lý do nào đó, Đệ tứ chiến khu không giúp được, cá nhân Khuê sẽ giúp. Trước hết, trong phạm vi quyền hạn và khả năng của mình, tôi có thể giúp các đồng chí 600 cây súng.

Rõ khẩu khí anh hùng hảo hán.

Cuộc gặp mặt diễn ra ngắn ngủi, bước đầu mang lại cho chúng tôi niềm vui vì Khuê hứa hẹn giúp súng. Niềm vui của các anh Châu, Biểu, Hiền, Bỉnh lộ ngay trên nét mặt. Trong chúng tôi lúc ấy có ai ngờ rằng 600 cây súng mà Khuê hứa giúp chỉ là ''súng mồm''.

Về trụ sở Việt Nam cách mạng đồng minh Hội, chúng tôi gặp anh Lê Tùng Sơn, anh Bồ Xuân Luật. Anh Luật bảo chúng tôi nên gặp Từ Quang Anh, sau khi chúng tôi đã gặp Trương Phát Khuê. Anh Luật cho biết Từ Quang Anh là viên tướng chỉ huy biệt động quân vùng Hoa Nam (bao gồm cả tỉnh Quảng Đông và tỉnh Quảng Tây). Anh là viên tướng có thực lực, chỉ huy mạng lưới hai vạn sĩ quan công an từ trên xuống dưới khá chặt chẽ. Đặc tính của tướng Anh là hay tự ái, làm việc gì không hỏi đến ông ta, nhất định người đó sẽ bị rầy rà. Vì vậy việc gặp tướng Anh là cần thiết. Được anh Luật làm môi giới, chúng tôi đến gặp tướng Anh. Vào đến hành dinh của tướng Anh, tôi thấy lính gác rất nhiều, phần lớn là đeo súng Tômsơn, một loại súng có thể nói hiện đại lúc bấy giờ. Anh tiếp chúng tôi trong một phòng rộng, khá lịch sự. Nhìn nét mặt anh có vẻ đăm chiêu, cau có hơn nét mặt của Khuê. Khi gặp Khuê, tôi còn thấy ông ta nở nụ cười, mặc dù đấy chỉ là cái cười xã giao. Đến khi gặp Anh, tôi chưa hề bắt gặp nụ cười trên môi ông ta. Qua mắt anh Lê Hồng Sơn, chúng tôi được biết tướng Anh đã tham gia công xã Quảng Châu. Khi công xã thất bại, Anh quay sang đầu hàng Tưởng Giới Thạch, được Tưởng cho làm tướng. Với cặp mắt lừ lừ, Anh hỏi:

- Các ông đến đây từ bao giờ mà nay mới gặp tôi?

Tôi nói:

- Chúng tôi đến đây ngày hôm kia, hôm qua gặp trưởng quan Trương Phát Khuê, hôm nay gặp quý quan.

Anh hỏi:

- Đoàn các ông còn ai nữa?

Tôi nói:

- Tất cả chỉ có sáu anh em chúng tôi.

Anh nhìn Ngô Kỳ Mai, rồi hỏi tôi:

- Các ông quen biết người phiên dịch này từ bao giờ?

Tôi nói:

- Từ lúc ở Đông Hưng, do vị đại diện của trưởng quan Khuê giới thiệu.

Tôi không muốn nói việc quen biết anh Mai ngay từ những năm 1936 -1937 tại Việt Nam, vì nói như vậy, tay trùm công an vùng Hoa Nam này lại nghi ngờ Mai, có thể dẫn tới những việc chẳng lành. Vả lại, đối với Mai, tôi cũng chưa hiểu rõ lý lịch trước đó của anh.

Anh gật đầu rồi hỏi tiếp:

- Mặt trận Việt Minh có những đảng phái nào?

Rõ giọng lấy cung.

Tôi nói:

- Có Đảng Dân chủ mà ông Hiền đây là đại diện. Có giới công thương mà ông Châu đây là đại diện. Ngoài ra, còn có những Hội Quần chúng, như Hội Công nhân, Hội Nông dân, Hội Thanh niên, Hội Sinh viên, học sinh...

Anh quay sang phía anh Biểu:

- Ông đại diện cho ai?

Tôi nghĩ thầm: Thằng cha này ghê thật.

Anh Biểu nói:

- Tôi là đại diện cho Hội Nông dân.

Anh hỏi anh Bỉnh:

- Còn ông?

Anh Bỉnh nói:

- Tôi đại diện cho Hội Trí thức và thanh niên.

- Hội tổ chức thế nào?

- Tổ chức bao gồm những thanh niên, trí thức phần lớn sống ở thành thị.

Tôi thì thầm: Rõ một tên cáo già, thạo nghề hỏi cung.

Anh quay sang phía anh Hiền:

- Còn Đảng Dân chủ của ông?

Tôi nghĩ thầm: Chắc mi muốn treo cổ chúng ông hay sao mà hỏi kỹ như vậy. Phải cẩn thận đề phòng.

Anh Hiền nói:

- Đảng của chúng tôi bao gồm những sinh viên và các nhà tư sản.

Anh quay sang phía anh Châu:

- Giới công thương các ông cũng gia nhập Việt Minh sao?

Anh Châu nói:

- Tất nhiên, chúng tôi cũng muốn góp phần giải phóng Tổ quốc Việt Nam.

Anh gật đầu tỏ ý hài lòng với những câu trả lời trôi chảy cửa chúng tôi. Ngẫm nghĩ một lúc, Anh lại hỏi:

- Thế không ai đại diện cho Đảng Cộng sản sao?

Tôi nghĩ thầm: Đáng gờm. Y moi móc đến thế là cùng.

Tôi và anh Châu đều trả lời, đại ý nói rằng trước đây ở Việt Nam có Đảng Cộng sản thật. Nhưng nay bị Pháp khủng bố ác liệt, hầu hết các đảng viên bị bắt. Những người còn lại rất ít. Họ ẩn mình nơi núi cao, không dám xuất hiện. Vì vậy, trong Mặt trận Việt Minh không có đại diện của Đảng Cộng sản.

Anh tỏ vẻ hài lòng về câu trả lời của chúng tôi. Ông ta nói giọng thân mật:

- Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ cách mạng Việt Nam. Còn giúp đến đâu là do Trùng Khánh và Trung tướng quân quyết định.

Cuộc gặp chỉ diễn ra có thế. Tôi vốn tính nóng, vậy mà hôm gặp Anh, đã cố dằn lòng. Lúc ra về, tôi nói với anh em trong Đoàn rằng, thằng cha kiêu ngạo ấy tiếp chúng ta như một quan toà hỏi cung bị cáo. Nếu không gì việc chung, tôi đã cho nó một trận rồi. Tôi biết gặp tên trùm mật vụ này chẳng giải quyết được việc gì. Nhưng nếu không gặp, nhất định y sẽ gây khó khăn, thậm chí còn nguy đến tính mạng. Biết thế phải làm thế.

Sau khi gặp Từ Quang Anh, chúng tôi bắt đầu có những cuộc tiếp xúc chính thức với Việt Nam cách mạng đồng minh Hội (xin đừng nhầm lẫn với Việt Nam độc lập đồng minh Hội, gọi tắt là Việt Minh). Nhân đây, tôi muốn nói vài lời về các tổ chức của người Việt Nam ở Trung Quốc: Năm 1940, một số bà con người Việt Nam cư trú tại Trung Quốc, đứng ra tổ chức một hội lấy tên là ''Hội đồng hương'', nhằm giúp đỡ nhau trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời giáo dục lòng yêu nước Việt Nam trong bà con Việt kiều. Đến năm 1941, Hội chính thức thành lập. Năm 1942, phát triển mạnh. Năm 1943, Hội đổi tên là ''Kháng địch hậu viện Hội''. Sau đó, lại đổi tên là ''Việt Nam dân chúng vận động giải phóng Hội'', gọi tắt là ''Hội Giải phóng''. Năm 1944, Hội càng phát triển. Ngoài việc kết nạp thêm hội viên, đưa tổng số hội viên lên khoảng 500 người, Hội còn thu nạp một số người trong ''Việt Nam phục quốc quân'' vào. Việt Nam phục quốc quân là một tổ chức thân Nhật. Năm 1940, sau khi Nhật từ Quảng Tây tiến đánh Việt Nam bọn phản động người Việt Nam xông ra bợ đỡ quan thầy của chúng, tổ chức Việt Nam phục quốc quân với ý đồ dựa vào Nhật để “phục quốc” sự thực nhằm ủng hộ trật tự mới của Phù Tang ở khu vực Đông Nam Á. Lúc đầu, Nhật dùng tổ chức này đánh Pháp. Khi Pháp hàng Nhật, Nhật thả mặc tổ chức này cho Pháp tuỳ tiện xử lý. Pháp được thể quay sang đàn áp để trả thù những người của tổ chức. Hàng trăm hội viên phải chạy sang lánh nạn tại Trung Quốc, tan tác mỗi người một nơi. Tưởng Giới Thạch vốn là tay ma lanh, xảo trá, rất nhạy bén nắm bắt tình hình, nhanh chóng thu nạp đám tàn quân này, đưa họ về Liễu Châu, huấn luyện quân sự, dùng họ làm đội dẫn đường chuẩn bị cho ''Hoa quân nhập Việt''. Nhưng một số người trong Việt Nam phục quốc quân thấy rõ bộ mặt quỷ quyệt của Nhật, đồng thời cũng thấy rõ âm mưu nham hiểm của Tưởng, trót dại một lần theo Nhật, nay kiên quyết không theo Tưởng, vì họ nghĩ rằng, Nhật và Tưởng cũng đều một giuộc xâm lược cả thôi. Vì vậy, sự lựa chọn của họ lúc này là theo Việt Minh. Nhiều người theo Việt Minh đã may mắn được Bác Hồ giác ngộ, bồi dưỡng lý luận cách mạng, rồi Bác lưạ chọn những người đủ điều kiện đưa họ về nước hoạt động. Còn “Việt Nam cách mạng đồng minh Hội” (gọi tắt là Việt Cách), một tổ chức gồm những phần tử người Việt Nam bất mãn, chạy sang Trung Quốc, được Tưởng Giới Thạch sử dụng bọn tay sai chóp bu lập lại. Tuy nhiên, trong Hội cũng có nhiều người Việt Nam yêu nước từ Hội giải phóng và Việt Nam phục quốc quân chuyển sang. Một số người như anh Lê Tùng Sơn, người của Việt Minh gài vào để nắm tình hình. Tháng 7-1942, Hội họp Đại hội trù bị, có 30 người dự, do Nguyễn Hải Thần chủ trì. Đến tháng 10-1942, Đại hội chính thức họp tuyên bố thành lập Việt Nam cách mạng đồng minh Hội (gọi tắt là Việt Cách). Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cử chủ nhiệm Đệ tứ chiến khu Ứng Hoa Thịnh làm đại diện chi đạo bên cạnh Ban Chấp hành người Việt Nam. Sau đó, Hầu Chí Minh chủ nhiệm mới lên thay Ứng Hoa Thịnh. Đến tháng 12-1943, Trương Phát Khuê trực tiếp làm đại diện chỉ đạo. Hầu Chí Minh làm phó đại diện. Giúp Trương Phát Khuê nắm công việc hàng ngày của Việt Cách có tướng Tiêu Văn, Trưởng phòng ngoại sự Đệ tứ chiến khu. Đã có lần Khuê yêu cầu Bác là Phó Chủ tịch Hội, còn chức Chủ tịch để cho Nguyễn Hải Thần. Năm 1945, ông ta theo Tiêu Văn về Việt Nam. Cuộc đời của ông ta là cuộc đời pha tạp giữa mê tín dị đoan với sự bợ đỡ ngoại bang, cho nên bị nhân dân ta xếp vào loại phản quốc. Tuy nhiên, để thực hiện sách lược tạm thời hoà hoãn với Tưởng, tập trung đánh Pháp, năm 1946, Bác bố trí cho ông ta giữ chức Phó Chủ tịch Chính phủ lâm thời, bổ sung vào Quốc hội, rồi Phó Chủ tịch Chính phủ liên hiệp chính thức. Khi Tưởng rút về Trung Quốc, ông ta lại bám chân Tưởng về Tàu, tiếp tục với nghề tướng số rồi chết rụi với nghề này. Ngoài Nguyễn Hải Thần, trong Ban Chấp hành Việt Cách, còn có Vũ Hồng Khanh, Trương Bội Công, Trần Báo... Vũ Hồng Khanh chính là Vũ Văn Giản, người Vĩnh Yên. Ông ta vào Việt Nam quốc dân Đảng từ năm 1928. Vụ bạo động Yên Bái năm 1930 của Việt Nam quốc dân Đảng bị thất bại, ông ta chạy trốn sang Trung Quốc, bợ đỡ Quốc dân đảng Trung Hoa. Năm 1945, ông ta theo gót giày quân đội Tưởng về nước tiếp tục chống phá cách mạng. Giống như Nguyễn Hải Thần, khi quân Tưởng về Trung Quốc, ông ta chạy theo Tưởng Giới Thạch, bị cách mạng Trung Quốc đánh cho đại bại. Vũ Hồng Khanh mất chỗ dựa, lao đao theo Bạch Sùng Hy chạy về Cao Bằng, quay sang làm việc cho đế quốc Pháp. Pháp thua, ông ta chạy vội vào miền Nam làm tay sai cho đế quốc Mỹ. Trương Bội Công là viên quan nằm trong quân đội Tưởng Giới Thạch. Ông ta né tránh việc liên hệ với cách mạng Việt Nam và không tham dự một phong trào nào cả. Còn Trần Báo, một tay giang hồ trẻ tuổi, tiền vận rối ren, lòng đầy ám muội. Nói tóm lại, nhìn vào thành phần ban lãnh đạo Việt Cách có nhiều tên tay sai trùm sỏ cho đế quốc và bọn phản động nước ngoài. Nếu cứ để bọn này tung hoành chắc chúng sẽ gây nhiều khó khăn cho ta. Vì vậy, Bác và Đảng ta chủ trương đưa người của Việt Minh vào để giữ chân họ lại, hạn chế việc chống phá cách mạng. Bác nói rằng, lúc này quyền lợi của Tổ quốc là trên hết. Nhiều khi ta cất công xây dựng cơ sở cách mạng nhọc nhằn bao năm, để cho bọn quấy rối chống phá, thật uổng công, chi bằng hạn chế sự chống phá của chúng cũng là đắc sách của ta. Thực hiện sách lược của Bác và của Đảng, chúng tôi đã ra sức tranh thủ, lôi kéo. Cố gắng của chúng tôi chỉ mang lại kết quả hạn chế. Bọn chóp bu của Hội vẫn tỏ ra năng nổ làm tay sai cho Tưởng. Khi quân đội của Tưởng tràn vào Việt Nam, Việt Cách theo về càng lộ nguyên hình với những bộ mặt phản dân hại nước./.

Còn nữa

Thanh Huyền (Tổng hợp)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/