Sáng 28-8-1945, xe của các anh Bằng, Liệu, Cận và xe của chúng tôi đều cùng xuất phát đi tiếp. Hai xe đều cắm cờ đỏ sao vàng. Dọc hai bên đường, từng tốp, từng tốp người cầm cờ, vẫy tay ''hoan hô'' vang dậy. Chúng tôi vẫy lại đến mỏi nhừ cánh tay. Lòng tin của nhân dân với cao trào cách mạng được thể hiện ở những cử chỉ cao đẹp này.

Đến trưa xe tới Hà Tĩnh. Các anh Trần Hữu Duyệt, Chủ tịch, Phan Trọng Bình, Phó Chủ tịch và Phan Đăng Tài, Uỷ viên Thư ký thân mật tiếp chúng tôi và thông báo những việc các anh đang làm.

Chẳng mấy chốc, xe tới đèo Ngang. Tới đỉnh đèo, chúng tôi dừng xe nghỉ trong giây lát. Đứng trên đỉnh đèo mà trông phong cảnh thật hữu tình. Câu thơ của Bà huyện Thanh Quan: ''Cỏ cây chen đá lá chen hoa'' sao mà đúng với cảnh đèo Ngang vậy. Ngút mắt xa trông, mặt ngoài biển nước bên trong mây ngàn. Làng xóm, đồng ruộng, mũi rồng vươn tới biển xanh. Những con thuyền lênh đênh, dặm chèo ẻo lả. Ngắm nhìn hình khe thế núi, chị Thập kể lại câu chuyện mấy hôm trước khi qua đèo Ngang trông thấy tên lính Nhật ngồi ủ rũ, dường như muốn lao xuống biển, báo hiệu giờ cáo chung chính sách xâm lược của bọn phát xít đã đến.

Chúng tôi tới thị xã Đông Hà trong lúc thị xã đã giải phóng. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên các đường phố. Nhân dân đang làm vệ sinh. Rác rưởi được quét đi cùng với chế độ cũ mục ruỗng, thay vào đó là một chế độ mới, dân chủ cộng hoà.

Rời Đông Hà, xe lao như bay vào Huế:

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Yêu em anh cứ muốn vô,

Kệ truông nhà Hồ, mặc phá Tam Giang.

Những câu thơ của Tản Đà tả xứ Huế lôi cuốn chúng tôi vào với Huế, mặc dù có kẻ nghịch tặc ở truông nhà Hồ, ở phá Tam Giang. Và Huế đây rồi. Xe vừa lăn bánh vào trong thành phố, nghe rõ tiếng chuông chùa dóng dả vang lên, báo hiệu trời đã tối. Trong ánh đèn lung linh, sông Hương hiện lên với một vẻ đẹp đầy quyến rũ. Núi Ngự Bình đang nằm ngủ, gợi lên sự tĩnh mịch của cố đô hơn ba thế kỷ trước. Nhưng hôm nay Huế hoàn toàn không tịch mịch vì không khí khởi nghĩa đang tưng bừng. Huế chào đón cách mạng thật náo nhiệt, thanh nhã và trang trọng bởi những tà áo dài bay phấp phới hoà cùng sắc cờ rực rỡ. Tiếng loa vang lên thông báo đoàn xe của Việt Minh và Chính phủ cách mạng lâm thời tiến vào thành phố. Nhân dân đứng chật cả hai bên đường nhìn cờ đỏ sao vàng trên xe và nhìn những gương mặt Việt Minh từ Thủ đô Hà Nội vào cố đô Huế chứng kiến sự sụp đổ của một chế độ ''kẻ ăn không hết người lần không ra''. Anh Nguyễn Vĩnh (Nguyễn Chí Thanh) và anh Nguyễn Kim Thành (Tố Hữu) đón chúng tôi trong niềm vui sâu lắng của người cố đô. Anh Thanh cho biết, sau khi dự Hội nghị toàn quốc của Đảng, anh cấp tốc trở về Huế cùng lo việc khởi nghĩa tại các tỉnh miền Trung. Thời cơ lúc này đâu phải tính tháng, mà tính ngày, thậm chí tính giờ. Để lỡ cơ hội ngàn năm có một này sẽ có tội lớn với lịch sử. Nhìn trên gương mặt phong sương, tôi biết anh với trách nhiệm một Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ, đang lo tới lo lui đến những công việc sắp phải làm: Củng cố chính quyền cách mạng vừa giành được. Ở Huế, từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp, tình hình trở nên phức tạp. Nhật truất bọn quan lại Pháp, dựng Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim. Bên cạnh Chính phủ Trần Trọng Kim còn xuất hiện nhiều nhóm bợ đỡ Nhật. Anh em Ngô Đình Diệm hoạt động ráo riết. Triều đình Bảo Đại hoang mang và lo sợ. Khi được Uỷ ban khởi nghĩa nói rằng sẽ bảo đảm an toàn cho Hoàng gia, họ mới thở phào nhẹ nhõm. Có cuốn sách mô tả Bảo Đại như một ông vua thức thời và quy phục Nguyễn Ái Quốc. Sự thật, đây là một tên vua muốn bám ngai vàng từ đầu chí cuối và y không bao giờ quy phục cách mạng. Câu nói của y: ''Làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ'' là giả dối. Với y, bao giờ cũng muốn làm vua một nước nô lệ. Lối sống của y, nhân cách của y đã nói rõ điều này. Anh Nguyễn Lương Bằng là một trong những người có mặt trong buổi lễ trao ấn kiếm của Bảo Đại cho Chính phủ cách mạng, đã nói rõ trong hồi ký của mình: ''Trước khi làm lễ hạ chức, Vĩnh Thụy còn đề nghị gặp chúng tôi ở Cần Chính Điện. Nội dung chủ yếu là y muốn đề nghị làm sao ta bảo vệ được cái đầu cho y''. Về phía ta, phải nói rằng, nhân dân Thừa Thiên - Huế tràn đầy lòng yêu nước. Là những người có văn hoá, nhân dân rất nhạy bén với thời cuộc, nắm bắt nhanh các chỉ thị của Trung ương, chủ động tạo thời cơ và tiến hành Tổng khởi nghĩa ngay từ ngày 17-8-1945 đến ngày 23-8-1945 giành được thắng lợi hoàn toàn.

Trước khi rời Huế, tôi không quên viết vài dòng thư báo cáo với Bác biết tình hình khởi nghĩa ở cố đô.

Xe của chúng tôi rời Huế từ sáng sớm ngày 29-8-1945 không chứng kiến được lễ thoái vị của một dòng vua nhiều đời ở Việt Nam.

Xe tới đèo Hải Vân, một địa danh được xếp vào loại “đệ nhất hùng quan”. Câu thơ của cụ Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) mà có lần tôi đã đọc gợi lên một cảnh sắc sao mà giống cảnh đèo Hải Vân:

Dừng xe, lên đỉnh ta trông

Mặt ngoài bể nước bên trong núi rừng.

Và:

Làn xây khuất bóng trăng tà

Đêm thu một khắc quan hà mấy mươi.

Những tảng đá sắc nhọn, dựng đứng như thành trước mặt là biển rộng bao la, tạo nên thế hiểm về mặt quân sự. Bọn đế quốc, phát xít, mỗi khi xâm chiếm Việt Nam, bao giờ chúng cũng tranh thủ chiếm đèo Hải Vân để ngăn cách Bắc - Nam. Chúng lập đồn trại trên đèo, canh gác cẩn mật. Chính vì vậy mà đã có nhiều sĩ phu chống Pháp đánh thắng nhiều trận ở đồng bằng, nhưng đến khi lên đèo phải quay lại. ''Một người giữ ải, muôn người khó qua''. Có người nói rất đúng rằng, muốn thông Bắc - Nam hãy chiếm đèo Hải Vân. Đúng vậy, địa thế lợi hại này đã tạo nên cái ''chất ngất muôn trùng ải nổi danh'' mà cụ Trần Quý Cáp khi qua đèo này vào năm 1904 đã mô tả. Khi chúng tôi tới đèo Hảo Vân, gặp từng đoàn lính Nhật. Tuy lúc này chúng đã thất bại, nhưng vẫn chưa hết hung hăng. Chúng chặn xe của chúng tôi lại, đòi kiểm soát. Một nòng súng lắc lư bên ngoài xe, như có ý hăm doạ. Tôi bình tĩnh chỉ tay vào lá cờ đỏ sao vàng cắm trên mui xe, như bảo cho chúng biết đây là đoàn quân Việt Minh, không được đụng vào. Bọn này biết ý, dịu nét mặt. Khi ngó thấy trong xe có súng, một tên chỉ huy tiến đến như muốn lôi súng ra. Một lần nữa, tôi ghìm tay y lại, chỉ vào lá cờ và đưa giấy uỷ nhiệm của Tổng bộ Việt Minh còn dấu son đỏ chói cho chúng xem. Trước thái độ cứng rắn đó, tên chỉ huy đành ra hiệu cho xe chúng tôi tiếp tục lăn bánh. Tục ngữ Việt Nam có câu: ''Cà cuống chết đến đít còn cay'' sao mà giống với hoàn cảnh của bọn Nhật lúc này đến thế. Chị Thập kể lại rằng, lần trước đi từ trong Nam ra, qua đèo Hải Vân thấy toàn lính Nhật đóng. Tên nào tên nấy mặt mày hung hăng, táo tợn, chỉ muốn xả lưỡi lê vào bất cứ ai. Chị nói đoạn đường từ Hải Vân đến Huế là căng thẳng nhất. Bây giờ thì ''nhiều người giữ ải'' nhưng 5 anh chị em chúng tôi vẫn qua được. Đó là một thắng lợi lớn được tiếp sức bởi thắng lợi của cả dân tộc đang vùng lên đánh Nhật, đuổi Pháp. Không có thắng lợi của cả dân tộc, bọn Nhật đâu có chịu để chúng tôi qua đèo Hải Vân.

Qua đèo Hải Vân, xe chạy quanh co một hồi thấy núi Hành Sơn hiện ra. Xe tới Đà Nẵng, trời sắp tối. Anh lái xe mệt nhoài. Chúng tôi cũng thấy thấm mệt. Được nhân dân chỉ lối, chúng tôi tìm đến trụ sở Uỷ ban nhân dân. Đến nơi, đã thấy các anh trong ban lãnh đạo tỉnh: Lê Văn Hiến, Lê Dung đứng ở cổng trụ sở Uỷ ban, nguyên là toà sứ, đón chờ chúng tôi. Anh Hiến giới thiệu với chúng tôi thành phần của Uỷ ban nhân dân tỉnh gồm 3 người: Anh là Chủ tịch, anh Lê Dung là Phó Chủ tịch còn Uỷ viên Thường trực là anh Huỳnh Ngọc Huệ. Anh Hiến cho biết các đồng chí ở Huế gọi dây nói báo rằng chúng tôi sắp qua cho nên mới biết. Một lát sau, nhiều anh em từng bị giam giữ ở Nhà tù Côn Đảo cũng chạy đến. Tay bắt mặt mừng, niềm vui khôn xiết. Những tiếng nói chen nhau, lộn xộn, nhưng thật rôm rả: ''Anh Cang, còn nhớ Bò Rừng, Gà Chọi, Cuội, Đá... không?''. Toàn những tên bí danh gắn chặt với thiên nhiên Côn Đảo. Tôi xúc động đến rơi nước mắt: “Làm sao quên được những Bò, Gà, Cuội, Đá, một tay thề quyết vạch trời con, nơi Côn Sơn sóng vỗ”. Những tiếng cười vang lên. Đúng là ''Nước non hẹn vẫn lòng ôm chặt'', giờ đây mới hiểu rõ sức mạnh vô địch của một cuộc cách mạng của những người cùng chung lý tưởng chiến đấu. Góp vui vào câu chuyện, anh Hiến nói anh cũng vừa từ cõi chết trở về. Hỏi ra mới biết, sau khi vượt ngục Hoả Lò, anh về ngay Đà Nẵng, liên lạc với các đồng chí cũ, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc ''sóng dậy sông Hàn''. Chuẩn bị xong cho Đà Nẵng, anh vào Quảng Ngãi để bàn về các đồng chí ta cùng phối hợp hành động. Hôm ấy là ngày 17-8-1945. Từ Đà Nẵng vào Quảng Ngãi, anh đi trên một chiếc xe hơi của Sở công chính. Đến Quảng Ngãi, anh chuyển sang đi xe đạp, tìm đến địa điểm của Uỷ ban khởi nghĩa. Lúc bấy giờ, địa phương đã ra lệnh thiết quân luật. Dân quân bố trí canh phòng nghiêm ngặt, anh phải vất vả lắm mới qua được mạng lưới kiểm soát của dân quân. Bàn tính xong công việc với Uỷ ban khởi nghĩa Quảng Ngãi, anh tranh thủ về Đà Nẵng. Trên đường đi, anh gặp từng đoàn xe camiông của Nhật từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng. Vừa đi chúng vừa đột phá nhà cửa, bắn giết dân lành. Đang đi, anh gặp một dân quân chạy đến báo tin phía trước lính Nhật đang lùng sục. Thật vậy, anh vội dắt xe đạp qua mấy cánh đồng, quanh núi, qua làng, đi theo đường vòng.

Khi từ giã trụ sở Uỷ ban khởi nghĩa Quảng Ngãi, các đồng chí có nói cho anh biết mật hiệu: ''Người của Cử Đình'', để đi đường, nếu dân quân có hỏi thì trả lời, họ sẽ cho đi. Song mật hiệu này chỉ đến với dân quân gác các trạm trên trục đường cái, còn dân quân trong làng, họ lại không biết. Đây chính là đầu mối gây tai vạ. Giữa một cánh đồng lặng ngắt không bóng người qua lại, anh đứng nhìn để kiếm người hỏi đường. Bất thình lình, một tiếng còi rúc lên, rồi từ trong các lùm cây, kẻ cầm dao, người cầm gậy, đổ xô ra vây lấy anh để hỏi giấy. Anh nói mật hiệu ''Cử Đình'', họ chẳng hiểu gì cả. Thế là, anh bị giải về trụ sở Uỷ ban xã. Anh đã mất nhiều lời để thanh minh, họ mới cho đi. Qua làng Ba La, có một toán dân quân ra đón đường, hỏi giấy. Vì không mang giấy, anh đưa mật hiệu ''Cử Đình'' ra nói, nhưng họ đâu có nghe. Những tay súng dân quân giải anh về trụ sở Uỷ ban. Đến nơi, anh bắt gặp những khuôn mặt ''sát khí đằng đằng'', có lẽ họ cho rằng, những ai đã bị bắt giải đến Uỷ ban, đều là những hạng Việt gian. Đến đây, mật hiệu ''Cử Đình'' hoàn toàn mất tác dụng. Anh bị tống vào nhà giam. Trong nhà giam, đã có gần hai chục người ngồi đó, đợi ngày xét xử. Một đêm trong tù đói và mệt, có lúc anh ngất xỉu. Sáng hôm sau, anh viết giấy tường trình tỉ mỉ về chuyến công cán của mình. Rồi anh được tha. Trên đường đi, lại gặp lính Nhật. Anh vừa chạy, vừa lo tìm chỗ ẩn nấp. Bất chợt, nghĩ đến bộ âu phục đang mặc trong người, anh thấy lo, đành đánh liều vào nhà một người nông dân, nhờ đổi cho một bộ quần áo cũ. Không ngờ, người nông dân lại mang bộ âu phục của anh lên trình Uỷ ban xã và nói rằng: ''Có một người lạ mặt rất đáng nghi đến nhờ đổi một bộ quần áo để trá hình và chạy trốn''. Nghe người nông dân nói vậy, lập tức, các dân quân tay gươm, tay súng xống xộc chạy đuổi bắt anh. “Thằng Việt gian, thằng Việt gian, giết ngay đi, không nói chi nữa”. Một lưỡi giáo lướt qua mặt anh, chực đâm. Anh đưa hai tay ra, bình tĩnh nói: ''Xin đừng giết vội, hãy trói tôi lại đã, đem tôi về trụ sở Uỷ ban''. Họ trói anh lại, đưa đi. Phải nói rằng, nhân dân vùng này căm thù bọn phát xít, đế quốc và Việt gian đến tận xương tuỷ, cho nên, khi nói đến Việt gian, ai cũng muốn ''chặt đầu ngay tức khắc''. Đến trụ sở Uỷ ban, một người chỉ huy cầm súng sáu chỉ ngay vào mặt anh và nói ''Người này hôm qua bị bắt, không có giấy đi đường, hôm nay lại trá hình, đúng là tên Việt gian chỉ đường cho quân Nhật đến khủng bố chúng ta''. Anh Hiến muốn thanh minh, nhưng người chỉ huy không cho nói và quát: ''Không nói gì nữa, đem trói lại mau và xử ngay lập tức''. Một anh nông dân ra làm chứng thêm rằng: “Chính tôi đã nghe tiếng súng từ chỗ tên này bắn lên để báo hiệu cho Nhật đến khủng bố”. Không thể thanh minh được, anh Hiến bị đem ra trói chặt dưới trụ cột cờ. Đứng trước cái chết, anh cảm thấy bao nỗi cay đắng mà không làm sao nói ra được. Một lúc sau, một người lực lưỡng đứng ra tuyên cáo tội trạng. Súng đã giương lên,  chỉ còn đợi lệnh là bóp cò. Trước khi chết, anh Hiến xin nói lời cuối cùng: ''Thưa các ông, tôi đã nói rõ tôi là người cách mạng, đi công cán ở Quảng Ngãi, song các ông vẫn chưa tin. Tôi biết các ông quá căm thù Việt gian, cho nên có sự cố chấp, thiếu sự xét đoán chính xác, phân biệt kẻ Việt gian và người không Việt gian. Riêng tôi, dù có chết oan cũng vì sự nghiệp cách mạng, vì tiền đồ của dân tộc …”. Một và phút im lặng. Một người trong Uỷ ban ra lệnh hạ súng. Anh ta đến gần chỗ anh Hiến để hỏi. Bấy giờ, anh Hiến mới có dịp nói rõ hơn về chuyến công cán của mình. Họ cởi trói cho anh. Anh thoát chết. Hôm ấy là ngày 18-8-1945.

Nghe anh Hiến nói, chúng tôi xúc động, mừng cho anh, nhưng cũng buồn vì trình độ cán bộ ta lúc ấy.

Anh Hiến vừa dứt lời, có một thanh niên khoẻ mạnh, mặc bộ đồ xanh công nhân bước vào. Anh Hiến giới thiệu đó là Huỳnh Ngọc Huệ, Uỷ viên thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh. Qua anh Hiến, chúng tôi biết anh Huệ là cán bộ cách mạng kiên cường, người đã từng bị giam chung với anh trong ngục Đắc Glay, Đắc Tô trong những năm 1940 - 1942. Đầu năm 1942, anh đã cùng với anh Tố Hữu tổ chức vượt ngục Đắc Glay. Nhưng đến năm 1943, anh Huệ bị bắt lại, giam ở Đắc Tô. Năm 1944, anh Huệ cùng với các anh Nguyễn Duy Trinh, Chu Huy Mân, Hà Thế Hạnh vượt ngục Đắc Tô. Nhưng rồi anh lại bị bắt một lần nữa. Địch giam anh tại Nhà lao Đà Nẵng cho đến trước ngày khởi nghĩa Tháng Tám, các anh lại phá ngục thoát ra. Ra tù, anh Huệ liên lạc ngay với các đồng chí ở Đà Nẵng, cùng nhau lập ra Uỷ ban khởi nghĩa. Anh là một con người gắn bó máu thịt với cách mạng. Chất người trong anh được kết tinh giữa sức mạnh giai cấp công nhân (anh vốn là một công nhân) với lòng yêu nước nồng nàn. Lần đầu gặp anh, chúng tôi rất có cảm tình. Ánh mắt, nụ cười của anh đầy sức quyến rũ. Vỗ vào vai anh Huệ, anh Hiến bảo rằng trong cuộc nổi dậy long trời lở đất này, thanh niên ta hăng hái lắm. Họ tỏ rõ năng lực và chí khí bảo vệ chính quyền cách mạng. Anh ''khoe'' với chúng tôi, Đà Nẵng nhận được chỉ thị ''Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta'' rất sớm, cho nên việc chuẩn bị khởi nghĩa khá chu đáo. Sức mạnh của cách mạng được tạo ra bởi lực lượng quần chúng hùng hậu, lại được bổ sung thêm những cán bộ trung kiên vừa ở các nhà tù của đế quốc ra. Thời cơ đã đến. Đồng bào Quảng Nam - Đà Nẵng chớp nhanh thời cơ. Súng lệnh khởi nghĩa được bắn lên từ đêm 17-8-1945. Quần chúng cách mạng tràn nhanh như nước vỡ bờ xông vào các đồn bảo an binh, phá nhà lao, chiếm kho bạc, đánh sở mật thám, toà tỉnh trưởng, làm cho tỉnh trưởng Tôn Thất Giao sợ đến ngất đi, buộc phải giao quyền cho Việt Minh. Trong quá trình khởi nghĩa, quân Nhật ngoan cố xả súng bắn vào đồng bào, làm chết và bị thương nhiều người. Nhiều đồn trại ở huyện Đại Lộc, quân Nhật không chịu giao súng, lại còn đốt nhà, cướp của. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Ta thắng lợi giành được chính quyền, song đã phải trả giá đắt vì kẻ thù ngoan cố, trong khi đó, súng đạn của ta lại ít. Rút kinh nghiệm ở các huyện lỵ, khi tiến vào thành phố Đà Nẵng, Việt Minh đã làm tốt công tác vận động binh lính địch, hàng trăm lính bảo an tình nguyện làm nội gián, hợp lực cùng ta đánh Nhật, lại được lực lượng quần chúng cứu quốc hỗ trợ, tiêu diệt những tên đầu sỏ ngoan cố như Mai Trọng Tánh, làm cho Nhật không còn chỗ dựa, buộc phải đầu hàng Việt Minh. Khi chúng tôi vào tới Đà Nẵng, anh Hiến nói rằng, tỉnh nhà mới giải phóng cách đó ba hôm (ngày 26-8-1945). Bài học ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong khởi nghĩa là bài học sử dụng sức mạnh quần chúng, tranh thủ binh lính ngụy, khoét sâu mâu thuẫn kẻ thù, ngoài đánh vào, trong đánh ra, cô lập cao độ bọn Nhật, làm chúng tuy ngoan cố chống cự nhưng bị dập tắt nhanh chóng. Anh Hiến vừa nói xong, bỗng có một thanh niên bước vào. Anh Cao Hồng Lĩnh trông thấy reo lên: ''Anh Hà! Anh Hà!''. Hỏi ra là anh Nguyễn Hà, người Hội An, cùng quê hương anh Lĩnh. Hai anh em nắm chặt tay nhau, tỏ rõ niềm xúc cảm. Anh Hà báo tin cho anh Lĩnh biết Hội An đã khởi nghĩa thắng lợi từ đêm 17-8-1945. Huyện nhà đang sống trong không khí độc lập, tự do. Tôi bảo anh Lĩnh nên tranh thủ về thăm quê, chia vui và động viên đồng bào. Nhưng anh Lĩnh không về, nói rằng: “Bác giao nhiệm vụ gấp rút vào Nam, không được phép chậm trễ”. Anh quay sang phía anh Hà, nói rằng, cho gửi lời chào bà con quê nhà mạnh giỏi. Khi nào chiến thắng hoàn toàn, anh sẽ về thăm quê. Ngay đêm đó, anh chia tay các đồng chí tỉnh nhà. Hai người bạn quê Hội An bịn rịn mãi tới khuya mới từ biệt được.

Đêm thu nghỉ trong thành phố Đà Nẵng, tôi chỉ chợp mắt trong giây lát, suy nghĩ miên man về cuộc hành trình xuống phương nam còn nhiều gian khổ. Nước non gánh nặng, đường vào còn xa. Nhưng trước mắt chúng tôi vẫn hiện lên những hình ảnh chiến đấu dũng cảm của một dân tộc ''sát thát''. Có đến tận nơi, xem tận mắt, mới thấy hết được lòng dũng cảm, trí thông minh của dân tộc mang trong lòng dòng máu ''Đông A''. Tự nhiên, tôi lại liên tưởng đến cái ngày của tháng 5-1858 xa xôi, khi thực dân Pháp nã phát súng đầu tiên, rồi đổ quân lên Đà Nẵng, vượt đèo Hải Vân tiến đánh kinh thành Huế, bắt nhà Nguyễn đầu hàng. Tháng 5-1858 - tháng 8-1945, tính ra 87 năm có lẻ, nhân dân ta mới giành lại được độc lập. Điều đó nói lên lòng kiên trì chống giặc của dân tộc. Riêng thành phố Đà Nẵng, từ khi Pháp sang xâm lược đến khi giải phóng, luôn luôn là nơi chiến trận và chiến thắng. Giờ đây, nhìn cờ đỏ sao vàng tung bay trong thành, có biết đâu rằng, sau những trận chiến đấu để giành độc lập, tự đo của năm 1945, Đà Nẵng lại phải trải qua 9 năm kháng chiến chống Pháp và 20 năm kháng chiến chống Mỹ, mới giành được độc lập, tự do trọn vẹn Tổng cộng Đà Nẵng nói riêng, và cả dân tộc Việt Nam nói chung, đã phải vào trận với hàng nghìn hiệp đấu mới ghi được chữ vàng ''độc lập, tự do'' lên lá cờ đại nghĩa của mình.

Đang còn miên man nghĩ về Đà Nẵng, về dân tộc ta, trời đã sáng lúc nào. Thực hiện lời dặn của Bác: Không được chậm trễ, phải vào Nam ngay, chúng tôi vội thu xếp hành lý để lên đường./.

Còn nữa

Thanh Huyền (Tổng hợp)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/