Gần 50 năm về trước (tháng 12/1967), tại Mátxcơva các chuyên gia y tế Liên Xô (Liên bang Nga ngày nay) trực tiếp bồi dưỡng cho các bác sĩ của Việt Nam về kiến thức giữ gìn thi hài chuẩn bị cho nhiệm vụ chính trị đặc biệt sau này. Thấm thoắt thời gian trôi đi nhanh chóng, các chuyên gia y tế đầu tiên của Liên Xô giúp Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến nay nhiều người đã đi vào cõi vĩnh hằng, các chuyên gia còn lại cũng ở độ tuổi ngoài 80. Các chuyên gia sang Việt Nam sau này, tuy tuổi đời có khác nhau, nhưng tình cảm chân thành, cởi mở và nhất là tình cảm đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được trân trọng, giữ gìn nguyên vẹn....

tinh cam chuyen gia
Các chuyên gia y tế Liên bang Nga chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Ban Quản lý Lăng
 và Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhớ lại thời điểm cuối năm 1967, nhận được tin Việt Nam sẽ cử một số bác sĩ sang Liên Xô để học tập kiến thức và kinh nghiệm về việc chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ bảo quản, giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc dù đây là nhiệm vụ bí mật, ít người được biết, song Viện Nghiên cứu Lăng Lê-nin lúc bấy giờ đã lập kế hoạch triển khai một cách chặt chẽ, nghiêm túc. Viện sĩ X.X.Đê-bốp, Viện trưởng đã nhanh chóng thành lập một bộ phận do Phó Viện trưởng, Giáo sư I.A.Rô-ma-cốp phụ trách, trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Việt Nam học tập. Trong thời gian ngắn, với khối lượng kiến thức lớn, bạn đã dành mọi điều kiện thuận lợi để các bác sĩ Việt Nam học tập, nghiên cứu. Trời lạnh, mưa tuyết phủ trắng cả đường phố nhưng đội ngũ bác sĩ của bạn vẫn tìm đến các bệnh viện xa trung tâm Thủ đô Mát-xcơ-va hàng trăm cây số để trực tiếp hướng dẫn lý thuyết và thực hành trên các thực nghiệm giúp các bác sĩ Việt Nam nhanh chóng nắm được kiến thức và có điều kiện thực hành cụ thể. Biết chúng ta cần tranh thủ mọi thời gian học tập, bạn đã cử những chuyên gia giỏi hướng dẫn cả ngày lẫn đêm. Nhiều ngày nghỉ, bạn cũng có mặt để trao đổi, toạ đàm và rút kinh nghiệm, giúp cán bộ, bác sĩ của ta nhanh chóng nắm vững kiến thức học tập và nâng cao trình độ tay nghề thực hành. Sau này, Đại tá, bác sĩ  Lê Điều, một trong 3 cán bộ y tế Việt Nam được cử sang Liên Xô học tập kinh nghiệm giữ gìn lâu dài thi hài Bác Hồ từ năm 1967, nay đã gần 90 tuổi, tâm sự: “Nếu không có sự hướng dẫn nhiệt tình và đầy trách nhiệm của các bác sĩ Liên Xô thì chúng ta khó có thể tiếp thu được khối lượng kiến thức lớn trong thời gian gấp gáp như vậy”.

Tháng 8-1969, khi sức khoẻ của Bác có dấu hiệu giảm sút nhanh chóng, một mặt chúng ta tích cực tìm mọi biện pháp chữa bệnh cho Bác, mặt khác cũng khẩn trương làm công tác chuẩn bị đề phòng khi có việc lớn xảy ra. Để giúp đỡ chúng ta giữ gìn nguyên vẹn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người qua đời, vào thời điểm này, ít ai biết Viện sĩ I.A.Rô-ma-cốp từ Liên Xô đã bay sang Việt Nam quan sát dung nhan của Người và chính những điều quan sát trực tiếp như thế, bạn đã giúp chúng ta giữ gìn được những nét đặc trưng của Người lúc sinh thời như ngày nay.

Ngày 28-8-1969 (5 ngày trước khi Bác mất), một phái đoàn gồm 5 nhà khoa học y tế Liên Xô do Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lăng Lê-nin trực tiếp làm Trưởng đoàn đã đến Hà Nội. Ngay sau khi rời sân bay Gia Lâm, bỏ qua sự mệt mỏi sau chặng đường dài bay từ Mát-xcơ-va đến Việt Nam, Đoàn đã tiến hành kiểm tra mọi công tác chuẩn bị của ta về công tác y tế và bảo đảm kỹ thuật. Vào thời điểm cuối tháng 8, đầu tháng 9-1969, mặc dù là mùa thu nhưng thời tiết ở Hà Nội rất thất thường. Chứng kiến thời tiết của vùng nhiệt đới gió mùa, các nhà khoa học y tế Liên Xô rất lo lắng cho nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, liên tiếp trong các ngày 31-8 và 1-9, các chuyên gia Liên Xô đã tiến hành kiểm tra, xem xét tỉ mỉ, cụ thể từng thí nghiệm của ta. Mọi công việc chuẩn bị của ta tuy thời gian ngắn nhưng được tiến hành chu đáo, cẩn thận, phù hợp với yêu cầu về chuyên môn của bạn. Do đó, sau khi kiểm tra, Bạn tỏ ý rất hài lòng với kết quả bước đầu.

Ngày 2-9-1969, Bác của chúng ta đã đi về cõi vĩnh hằng. Thể theo nguyện vọng thiết tha của mọi tầng lớp nhân dân, Bộ Chính trị quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ trọng đại này được giao cho Tổ Y tế đặc biệt gồm các bác sĩ được cử đi Liên Xô học tập từ trước và một số bác sĩ, y tá của Viện Quân y 108 tăng cường. Các chuyên gia y tế Liên Xô trực tiếp tiến hành chính xác từng thao tác để việc giữ gìn lâu dài thi hài Bác được bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Sau những ngày tiến hành Lễ Quốc tang tại Hội trường Ba Đình, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và tình cảm của Đảng, Nhà nước, nhân dân Liên Xô anh em đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, Bạn đã đề nghị chúng ta đưa thi hài Bác sang Liên Xô để có điều kiện giữ gìn và bảo quản tuyệt đối an toàn, khi nào giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bạn sẽ đưa Bác của chúng ta trở lại Việt Nam. Biết được tin này, từ các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đến mọi cán bộ, bác sĩ và y tá chúng ta ai nấy đều cảm động về tình cảm đồng chí anh em của những người cộng sản Xô Viết. Song cũng từ tình cảm kính yêu Bác, mong muốn của chúng ta là hàng ngày, hàng giờ được nhìn thấy Bác, được chăm sóc Bác và Bác sẽ là nguồn sức mạnh to lớn để toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết sớm đưa ngọn cờ bách chiến, bách thắng của Người về đến đích thắng lợi. Miền Nam được giải phóng, Bắc Nam sum họp một nhà, nguyện vọng thiết tha, cháy bỏng của Bác lúc sinh thời sớm được trở thành hiện thực.

Từ những lý do chính đáng đó, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ta lúc đó đã trực tiếp trao đổi với Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô đề nghị Bạn giúp đỡ chúng ta giữ gìn thi hài Bác tại Việt Nam và cũng rất may mắn, Bạn đã đồng ý chấp thuận đề nghị của chúng ta. Sau quyết định quan trọng đó, Bạn đã dành hẳn một chuyên cơ đặc biệt chở thiết bị và cử các chuyên gia y tế sang giúp ta thực hiện nguyện vọng giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Việt Nam. Đây là một biểu hiện cao đẹp của tình cảm đồng chí anh em giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Liên Xô. Bạn sẵn sàng chia sẻ khó khăn với chúng ta trong điều kiện chiến tranh ác liệt và thời tiết khắc nghiệt không thuận lợi cho việc giữ gìn lâu dài thi hài Bác. Thiếu tướng Trần Kinh Chi, nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, người trực tiếp chỉ huy hành quân di chuyển thi hài Bác lần đầu tiên từ Viện Quân y 108 lên Khu Di tích K84 (K9 ngày nay), đã nhớ lại: “Quyết định di chuyển thi hài Bác từ 75A lên K84 là một quyết định chính xác của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, nhưng đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, ta và chuyên gia Liên Xô đều chưa có kinh nghiệm”. Song với tinh thần “cái khó, ló cái khôn”, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, trực tiếp là Ban Chỉ đạo Nhà nước về giữ gìn thi hài Bác, chúng ta đã cùng với các chuyên gia y tế Liên Xô di chuyển thi hài Bác đến K84 bảo đảm tuyệt đối an toàn. Thời điểm này, K84 là một địa danh tuyệt đối bí mật, cán bộ, chiến sĩ của Quân đội và các chuyên gia y tế Liên Xô không được ra ngoài và không được tiếp xúc với nhân dân trong khu vực. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Các chuyên gia Liên Xô đã “đồng cam cộng khổ” với cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam về điều kiện vật chất và tinh thần.

Không quen với môi trường, thời tiết, khẩu vị ăn uống, nên một số chuyên gia đã bị ốm. Những lúc như thế, bạn rất lo lắng, không chỉ lo cho sức khỏe của mình mà còn lo cho nhiệm vụ của chúng ta. Số lượng chuyên gia ít, một người ốm chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến công việc. Biết các đồng chí chuyên gia xa nhà, các cán bộ y tế và đối ngoại của ta đã thường xuyên quan tâm đến sinh hoạt của Bạn. Song bao giờ Bạn cũng từ chối để không gây khó khăn, phiền hà cho chúng ta.

Những ngày ở Đá Chông, mỗi khi nghe tiếng gầm rú của máy bay và những tiếng bom nổ ì ầm từ nơi xa vang lại, Bạn lại chia sẻ với chúng ta những mất mát do kẻ thù gây ra. Sau này, khi nước nhà thống nhất, có dịp trao đổi, trò chuyện với các nhà khoa học y tế Liên Xô, chúng ta mới thấy hết sự hy sinh thầm lặng của Bạn đối với nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta. Giáo sư, Viện sĩ I.I.Đê-ni-xốp-ni-côn-xki, người đã có 24 lần sang Việt Nam tâm sự: “Những năm chiến tranh ác liệt, mỗi khi các bác sĩ của chúng tôi sang Việt Nam được xác định như đi ra mặt trận. Họ để lại gia đình, vợ con ở hậu phương, chấp nhận sự khó khăn vất vả, nhưng ai nấy đều sẵn sàng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Vào thời điểm những năm 70 của thế kỷ trước, Liên Xô đang trên đà phát triển, các nhà khoa học của bạn được quan tâm đầy đủ về vật chất và tinh thần. Mặt khác chiến tranh đã lùi xa 25 năm, các bạn lại lên đường ra mặt trận, điều đó càng khẳng định tình cảm to lớn mà các chuyên gia nói riêng và nhân dân Liên Xô nói chung đã dành cho Việt Nam. Trong 6 năm chiến tranh (1969 - 1975), các chuyên gia y tế Liên Xô đã cùng với cán bộ, chiến sĩ của chúng ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, bảo vệ và giữ gìn tuyệt đối an toàn thi hài Bác, tạo tiền đề cơ bản vững chắc cho sự nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.  Ngày 29-8-1975, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành, nhân dân và khách quốc tế đến viếng Bác, được tận mắt chiêm ngưỡng dung nhan của Người, đó chính là chiến công thầm lặng mà các nhà khoa học y tế Liên Xô và Việt Nam đã lập nên trong những tháng năm đầy gian khổ hy sinh của đất nước. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1990, hàng năm, theo hiệp định thỏa thuận giữa hai nhà nước Việt Nam và Liên Xô, các chuyên gia y tế, kỹ thuật của Bạn đã định kỳ, lần lượt sang Việt Nam để hướng dẫn, đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật vận hành hệ thống thiết bị kỹ thuật Công trình Lăng và giúp đỡ chúng ta giữ gìn lâu dài thi hài Bác. Tình cảm, tình đồng chí, tình thầy trò luôn được giữ gìn và trân trọng. Trong 15 năm đã có hàng chục lượt chuyên gia sang Việt Nam và bạn đã không quản ngại khó khăn, gian khổ bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm quản lý, vận hành hệ thống thiết bị kỹ thuật Công trình Lăng Bác. Từ chỗ chúng ta chưa trực tiếp vận hành được thiết bị kỹ thuật, không bao lâu, toàn bộ hệ thống thiết bị kỹ thuật Công trình Lăng Bác đã được đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm chủ hoàn toàn.

 Lịch sử sẽ mãi còn ghi nhớ thời điểm, tháng 8-1991, hệ thống chính trị của Liên Xô có sự thay đổi. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bị sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới lâm vào tình trạng thoái trào. Đối với Việt Nam, sự thay đổi đột ngột đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế, chính trị và xã hội… Trước khi Liên Xô sụp đổ, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình được Đảng, Nhà nước Liên xô viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Giờ đây, sự giúp đỡ đó không còn nữa, khó khăn lại chồng chất khó khăn. Các lực lượng trong Ban Quản lý Lăng, nòng cốt là Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã kịp thời tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng, nhanh chóng chuyển đổi mô hình sang hợp tác trực tiếp với Viện Cấu trúc sinh học Liên bang Nga (Viện Thi hài Lê-nin trước đây), đồng thời tích cực tranh thủ sự hợp tác với các nhà khoa học y tế Liên bang Nga. Giải quyết tốt được “nút thắt” này, nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh không bị gián đoạn, đồng thời cũng giải tỏa được nỗi niềm băn khoăn, lo lắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trước sự tan rã của Liên Xô. Trong sự khó khăn đó, chúng ta đã nhận được sự chia sẻ, động viên và hợp tác có hiệu quả của các nhà khoa học y tế Liên bang Nga. Cố Thiếu tướng Nguyễn Quang Tấn, người có thời gian giữ chức Trưởng ban Quản lý Lăng kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng dài nhất (từ năm 1992 đến năm 2003), người đã trực tiếp cùng với Thường vụ Đảng ủy Đoàn 969 và Bộ Tư lệnh chèo lái con thuyền trong giai đoạn cực kỳ khó khăn, đầy gian nan thử thách đã ghi lại thời điểm có ý nghĩa lịch sử này: “Thiết bị, vật tư y tế, ta phụ thuộc hoàn toàn vào phía bạn. Trước tình hình trên, Đảng, Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt tới nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương đã ra Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Ngày 10-7-1991, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Khánh đã chủ trì Hội nghị đặc biệt tại Lăng Bác để bàn biện pháp tiếp tục giữ gìn tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tình hình không còn sự viện trợ trực tiếp của Liên Xô”. Cũng trong thời điểm cam go đó, chúng ta đã tranh thủ được sự giúp đỡ về nhiều mặt của các chuyên gia Bạn và sự kiện chuyển từ viện trợ không hoàn lại sang hợp tác trực tiếp đã mở ra một hướng đi mới cho nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi viết về những kỷ niệm sâu sắc đối với chuyên gia Nga, nhân dịp kỷ niệm 20 năm hợp tác trực tiếp với bạn (1992- 2012), Thiếu tướng Nguyễn Quang Tấn, đã hồi tưởng lại: “Nhân dịp này, tôi xin phép được dành những tình cảm đặc biệt, lòng biết ơn sâu sắc đến Giáo sư, Viện sĩ X.X.Đê-bốp, Viện trưởng Viện Cấu trúc sinh học Liên bang Nga, người đã cùng tôi ký bản thỏa thuận có tính chất mở đầu cho một thời kỳ mới… Các Giáo sư Iu.A.Rô-ma-cốp,  I.N.Mi-khai-lốp, L.Đ.Giê-rép-xốp, những người tích cực ủng hộ cho thỏa thuận về quan hệ trực tiếp đã đi vào cõi vĩnh hằng. Đặc biệt, tôi dành tình cảm kính trọng đối với Viện sĩ V.A.Bư-kốp, Giám đốc G.NU.VILAR, nhà quản lý, nhà khoa học tài ba đã đặt nền móng cho hợp tác trực tiếp giữa Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứu công nghệ y sinh Mát-xcơ-va”.

Cũng từ năm 1992 trở đi, quan hệ hợp tác giữa ta và chuyên gia y tế Liên bang Nga đã mở ra một chương mới. Hàng năm, theo sự thỏa thuận hai bên, các chuyên gia của bạn tiếp tục sang Việt Nam giảng dạy và hợp tác nghiên cứu khoa học cùng với các nhà khoa học y tế Việt Nam. Phía Việt Nam, cũng cử cán bộ, bác sĩ sang Liên bang Nga học tập và nghiên cứu khoa học phục vụ cho nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Bác. Quá trình học tập, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm trong những năm qua, đội ngũ các nhà khoa học y tế Việt Nam đã trưởng thành tiến bộ, công lao đó trước hết thuộc về những chuyên gia Nga, những người thầy đã hết lòng hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức cho các đồng nghiệp của Việt Nam. Hình ảnh tận tụy, chu đáo trong công việc của cố Giáo sư, TSKH V.L.Kô-den-sép, người đã có “thâm niên” 14 lần sang Việt Nam; cố Tiến sĩ V.P.Gô-lu-bép, 13 lần sang Việt Nam; Giáo sư, TSKH A.A.Đốc-tơ-rốp, 10 lần sang Việt Nam; cố TS V.K.Va-xi-lép-ski, 14 lần sang Việt Nam… để lại những tình cảm tốt đẹp trong cán bộ và bác sĩ của Việt Nam.

Một mốc son trong hợp tác nghiên cứu giữa ta và chuyên gia Liên bang Nga, đó là từ mùa xuân năm 2004, bạn đã chính thức phối hợp với ta tiến hành pha chế dung dịch đặc biệt tại Việt Nam, mở ra một giai đoạn mới trong nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng theo cơ chế hợp tác trực tiếp, ngoài số chuyên gia đã sang Việt Nam nhiều lần và tham gia giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trong chiến tranh, bạn đã cử thêm một số chuyên gia mới sang huấn luyện bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, bác sĩ của ta. Trong số các chuyên gia lần đầu sang Việt Nam có Viện sĩ thông tấn y học Liên bang Nga, Giáo sư, TSKH Victor Vasilievich Banin, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu y sinh Matxcơva; nữ chuyên gia: M.I.Bê-lô-xô-va, T.V.Vô-lô-đi-a và I.V.Ta-chi-an-na. Các chuyên gia Liên bang Nga đã nêu tấm gương sáng về năng lực, trình độ và lòng say mê nghề nghiệp cho các bác sĩ chúng ta học tập và làm theo. Bằng sự hướng dẫn, huấn luyện, đào tạo và truyền thụ kinh nghiệm trong học tập, nghiên cứu khoa học, của các chuyên gia y tế Liên bang Nga đối với đội ngũ bác sĩ Việt Nam, nhiều nội dung liên quan đến nhiệm vụ chính trị được  xác định trong Đề án 2341 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 122 của Thường vụ Quân ủy Trung ương được triển khai có hiệu quả,  thi hài Bác luôn được bảo quản, giữ gìn trong trạng thái tốt nhất; Công trình Lăng của Người luôn được phát huy về ý nghĩa chính trị, văn hóa và thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn cho mỗi người Việt Nam và bầu bạn quốc tế.

Gần nửa thế kỷ đi qua, với tình cảm kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, các thế hệ chuyên gia Liên Xô cũ và Liên bang Nga ngày nay, đã giúp đỡ chúng ta giữ gìn tuyệt đối, an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo tiền đề cơ bản vững chắc để Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng nói riêng và Ban Quản lý Lăng nói chung hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Trách nhiệm của mỗi chúng ta hôm nay phải luôn ghi nhớ công lao to lớn này; đồng thời có nghĩa vụ truyền đạt lại cho thế hệ sau, tiếp tục xây dựng, vun đắp, phát huy truyền thống thủy chung, trước sau như một giữa Ban Quản lý Lăng, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng với các chuyên gia y tế Liên bang Nga trong nhiệm vụ giữ gìn di sản vô giá của Dân tộc Việt Nam – thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu./.

                                                                                                                                                              Trung tướng PGS, TS Đặng Nam Điền

                               Nguyên Chính ủy BTL Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

                                                                          (Hải Tiếp tổng hợp)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/