Sáng hôm sau, anh Nguyễn Văn Nguyễn gọi tôi và anh Lĩnh dậy sớm để nghe anh báo cáo sơ bộ vài nét về Nam Bộ. Chị Thập đã về Hóc Môn từ tối qua. Anh Nguyễn báo cáo rất vắn tắt tình hình khởi nghĩa Sài Gòn: Sau khi Nhật đảo chính Pháp, quân Nhật ở Sài Gòn và các vùng phụ cận có tới 3 sư đoàn bộ binh, hàng nghìn tên hiến binh ác ôn và những tên ngụy quyền vốn trước đó của Pháp, nay Nhật sử dụng để thay những tên chỉ huy. Như vậy, lực lượng của Nhật khá mạnh. Nhưng đến khi Chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh ngày 01-8-1945, Đảng bộ Sài Gòn chộp thời cơ, gấp rút hoàn tất công việc chuẩn bị. Công nhân in hàng vạn tờ truyền đơn tung đi các nơi kêu gọi khởi nghĩa. Ngày 21-8-1945, cờ đỏ sao vàng như rừng cây trên các đường phố, báo hiệu Việt Minh xuất hiện. Sau đó 8 ngày, cờ đỏ búa liềm phấp phới tung bay, báo rằng Đảng Cộng sản Việt Nam công khai lãnh đạo khởi nghĩa. Rồi từ chiều 24-8, nhân dân các vùng gần Sài Gòn như Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Bến Lức, Lái Thiêu, Nhà Bè, Hóc Môn, Cần Giuộc, Cần Đước... lũ lượt kéo về Sài Gòn. Đêm hội ngộ cách mạng trong lòng Sài Gòn chật ních người. Cả Sài Gòn đều thức. Sáng sớm 25-8, hơn một triệu người từ khắp các ngả đường đổ về đại lộ Nôrôđôm dự cuộc mít tinh lớn của Việt Minh. Cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình qua đường Catina đến cột cờ Thủ Ngữ, theo bờ sông rạch Sài Gòn về cầu Ông Lãnh, rồi tiếp tục qua nhiều đường phố đổ ra chợ Bến Thành lên dinh đốc lý. Đoàn người vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu: ''Chính quyền về tay Việt Minh'', ''Thành lập chế độ dân chủ cộng hoà''... Trước sức mạnh của quần chúng cách mạng, quân Nhật co lại. Bọn Việt gian thân Nhật lủi như chuột. Toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. Cuộc nổi dậy của nhân dân Sài Gòn thắng lợi giòn giã trong ngày 25. Sài Gòn nổi dậy, Chợ Lớn và Gia Định cũng vùng lên, rồi các tỉnh đồng bằng phía Nam cứ thế mà xung trận giành thắng lợi trong khoảnh khắc. Sự phối hợp ăn ý giữa Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định và các tỉnh phía nam là kết quả của một quá trình chuẩn bị, tích tụ lực lượng từ sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940. Bài học không thành công của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chính là bài học thành công của cuộc nổi dậy hôm nay cũng trên mảnh đất này.

Anh Nguyễn Văn Nguyễn còn muốn nói và chúng tôi còn muốn nghe những trang sử hào hùng về cuộc nổi dậy ở Nam Bộ trong những ngày Cách mạng Tháng Tám. Nhưng anh phải tạm dừng để đưa chúng tôi đi gặp ngay đại biểu các giới, các ngành đang chờ đón chúng tôi. Khi chúng tôi tới chỗ hẹn đã thấy vài chục đồng chí ngồi nghiêm chỉnh. Thấy chúng tôi, các anh chị đứng cả dậy bắt tay hết sức thân mật. Anh Nguyễn giới thiệu tôi ra mắt Thường vụ Trung ương và Tổng bộ Việt Minh vào giúp Đảng bộ và Việt Minh các tỉnh ở Nam Bộ củng cố Đảng và chính quyền địa phương, rồi anh giới thiệu tôi lên nói chuyện. Tôi nói rõ mục đích vào Nam của chúng tôi mà Bác, Thường vụ Trung ương và Tổng bộ Việt Minh giao cho. Khi tôi chuyển lời hỏi thăm của Bác tới các đồng chí, đồng bào miền Nam và nói rõ Cụ Hồ Chí Minh và đồng chí Nguyễn Ái Quốc là một, thì cả phòng họp đứng dậy vỗ tay hồi lâu và hô lớn: ''Nhiệt liệt ủng hộ Chính phủ Trung ương do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo''. Tôi nói rõ đường lối cơ bản của Bác và cả Trung ương trong lúc này là thực hiện đại đoàn kết toàn dân, thêm bạn, bớt thù; tập trung tinh lực vào việc giành chính quyền từ tay Nhật và chuẩn bị ứng phó với quân Anh, Mỹ, Tưởng nhân nhượng, để Pháp trở lại Đông Dương; phân tích 10 chính sách lớn của Việt Minh. Vấn đề then chốt trong lúc này ở Nam Bộ là chuẩn bị đối phó với quân Pháp trở lại sau khi quân Nhật đầu hàng. Đấy, cuộc gặp diễn ra chỉ có ít phút, nhưng bước đầu đã ăn nhập giữa chúng tôi với các đồng chí Nam Bộ. Họp xong, tôi đánh điện báo cáo để Bác rõ những tỉnh tôi đã đi qua, các tỉnh Nam Bộ  đã giành được chính quyền.

Ngày 02-9-1945, trong lúc Thủ đô Hà Nội làm lễ độc lập, Bác Hồ trịnh trọng tuyên bố với thế giới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, cũng ngày này, tại Nam Bộ phủ nằm trong Sài Gòn cũng tổ chức mít tinh lớn mừng ngày độc lập. Nhìn rừng cờ cùng những gương mặt tươi rói của người dân trong ngày độc lập, tôi trào lên niềm xúc động thiêng liêng. Sau gần 9 thập kỷ gan góc chống Pháp rồi chống Nhật, hôm nay, Tổ quốc đã độc lập. ''Thiên ái quốc'' mà nhân dân ta đã hát từ lúc Phan Đình Phùng, Trương Định, Hoàng Hoa Thám phất cờ khởi nghĩa, nay đã trở thành sức mạnh của hàng triệu, hàng triệu trái tim, khối óc. Bốn mặt sơn hà từ nay sẽ được phòng thủ vững chắc, quyết giữ vững độc lập, coi đó là lương tâm, danh dự, phẩm giá của tất cả cộng đồng người Việt Nam. Nhưng rồi, lũ thực dân khát máu, một lần nữa lại lao vào cướp miếng mồi béo bở. Chúng quyết phá nền độc lập của chúng ta. Một lần nữa, tiếng súng lại nổ. Những tên lính Pháp xổ ra từ các trại giam của Nhật, bắt đầu bắn lén khiêu khích các đám biểu tình. Chúng nấp trong nhà thờ Đức Bà bắn xả ra làm gần 500 con người ngã xuống, hàng chục người bị thương. Hành động khiêu khích này là nghiêm trọng. Đồng bào Sài Gòn sục sôi căm thù quân khát máu. Chúng đã uống máu dân tộc mình suốt 9 thập kỷ, nay còn khát. Nợ máu phải trả bằng máu, không còn cách nào khác. Các chiến sĩ tự vệ Sài Gòn trừng trị đích đáng bọn khiêu khích. Trên các đường phố, những tiếng hô mạnh mẽ và đanh thép vang lên: ''Đả đảo thực dân Pháp'', ''Nước Việt Nam của người Việt Nam'', ''Ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh''. Từ giờ phút này, quân và dân Nam Bộ bắt đầu bước vào trận mới.

Ngày 25-8-1945, trong chuyến công cán tại Công gô Bradavin, tướng Pháp Đờgôn tuyên bố Pháp quyết tâm chiếm lại Đông Dương, coi đó là vấn đề tối cần thiết cho Pháp. Trước mắt, Pháp sẽ gửi 40.000 quân sang Đông Dương. Kế hoạch chiếm lại Đông Dương của Pháp được thực hiện hết sức khẩn trương. Lúc đầu, Pháp muốn đánh chiếm Bắc Bộ trước. Sau đó, chúng điều chỉnh kế hoạch, dựa vào quân Anh gấp rút đánh chiếm Nam Bộ rồi từ Nam Bộ lấn dần ra Trung Bộ, Bắc Bộ, chiếm phần còn lại của Đông Dương, lập liên bang Đông Dương. Trong lúc chờ đợi quân viễn chinh Pháp đang vượt biển tới, Pháp dùng ngay kiều dân Pháp, tân binh Nhật, phối hợp với quân Anh đánh vào Sài Gòn. Ngày 04-9-1945, tướng Grêxi (Gracey), Tư lệnh Sư đoàn 20 quân đội Hoàng gia Anh, trưởng phái bộ Đồng Minh, điều động 7 tiểu đoàn của tàn quân Nhật từ các nơi về Sài Gòn. Từ đấy, máy bay Đồng Minh liên tiếp chao lượn trên bầu trời thành phố. Ngày 06-9, 30 sĩ quan Anh vào Sài Gòn. Tới nơi, chúng ra lệnh thiết quân luật, chỉ huy quân Nhật kiểm soát thành phố và ngạo nghễ đòi các lực lượng vũ trang của ta nộp vũ khí. Trắng trợn hơn, chúng đòi đóng bản doanh ở Nam Bộ phủ, trụ sở của Uỷ ban nhân dân Nam Bộ. Điều này báo hiệu chúng bắt đầu hất chính quyền ta xuống. Quân Anh tiếp tục lấn sâu vào Sài Gòn. Ngày 11-9, Grêxi vào Sài Gòn. Hôm sau, một lữ đoàn quân đội Hoàng gia Anh và trung đoàn bộ binh số 5 (RIC) vào Sài Gòn, làm tiền trạm cho quân đội viễn chinh Pháp. Đến Sài Gòn, vừa uống xong cốc nước, Grêxi ra lệnh tập hợp 7.000 tù binh Pháp, trang bị vũ khí cho chúng, biên chế thành những đơn vị chiến đấu. Rồi y thành lập ngay bộ máy chính quyền thực dân ở Nam Bộ do Xêđin làm thống đốc. Bọn phản động tay sai nghe tin quan thầy trở lại, đốt pháo ăn mừng, kéo đến một địa điểm ở quận Tân Bình, họp bàn kế hoạch bạo loạn, âm mưu đảo chính, lập ''Chính phủ quốc gia liên hiệp'' tay sai cho Pháp.

Dựa vào thế lực của Anh, lại có trên 5.000 lính Nhật giúp sức, thực dân Pháp lấn tới. Tàu chiến Pháp tiếp tục cập bến Sài Gòn. Lính viễn chinh tiếp tục đổ bộ. Đêm 22- 9-1945 thực dân Pháp mở đợt tiến công với quy mô lớn vào Sài Gòn. Tiếng súng nổ khắp trong thành phố. Lúc ấy, tôi và anh Cao Hồng Lĩnh đang ở nhà anh Tưởng Dân Bảo, nghe súng nổ, biết ngay có chuyện chẳng lành. Đúng như dự đoán của chúng tôi và các đồng chí trong Xứ uỷ: Pháp sẽ tiến công Sài Gòn ngày một ngày hai. Cả đêm ấy, chúng tôi hoàn toàn không chợp mắt. Tôi báo với anh Lĩnh cần thảo gấp Lời hiệu triệu của Tổng bộ Việt Minh kêu gọi đồng bào Nam Bộ chiến đấu: ''Ai có dao dùng dao, ai có mác dùng mác. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi thước đất là một chiến hào... Tất cả hãy xông ra bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc...''.Thay mặt Việt Minh, tôi và anh Lĩnh cùng ký tên vào Lời hiệu triệu. Sáng hôm sau, Lời hiệu triệu được mang xuống xưởng in ngay, kịp động viên đồng bào chiến đấu. Trong hồi ký ''Qua những chặng đường'', chị Nguyễn Thị Thập có đề cập tới Lời hiệu triệu này. Chị kể: “Lời hiệu triệu có nhiều đoạn rất xúc động, đã thôi thúc tất cả mọi tầng lớp dân chúng Nam Bộ xông ra chiến đấu”. Thảo xong Lời hiệu triệu, chúng tôi bàn tiếp việc triệu tập Hội nghị Xứ uỷ và Uỷ ban hành chính Nam Bộ để bàn gấp việc đối phó với quân Pháp. Tôi muốn gọi điện ngay về Hà Nội báo cáo với Bác và Trung ương. Rất tiếc phương tiện thông tin không có. Công việc này ngày hôm sau mới thực hiện được. Việc quân Pháp lăm le chiếm lại Nam Bộ, Bác đã có tiên đoán từ trước. Trước lúc vào Nam, Bác đã nói với chúng tôi rằng, quân Tưởng vào Bắc Bộ và quân Anh, Pháp sẽ chiếm Nam Bộ, chúng ta phải chuẩn bị đối phó với cả hai thứ quân ấy. Lời tiên đoán của Bác đã trở thành hiện thực. Trung ương vừa thông báo cho chúng tôi biết, quân Tưởng đã vào hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16, Bác và Trung ương đang bận đối phó với bọn Tàu phản động này. Còn chúng tôi phải lo đối phó với bọn thực dân Pháp ở phía Nam.

Sáng sớm ngày 23-9, tôi đi gặp anh Nguyễn, nhờ anh chuyển bức điện khẩn cấp của tôi về Hà Nội. Trong điện, tôi viết: “Thưa Bác và các anh, đêm qua, 22-9, Pháp nổ súng chiếm Sài Gòn. Đảng bộ và nhân dân Nam Bộ đã sẵn sàng đối phó''. Rồi chúng tôi đi vội đến đường Cây Mai thuộc Chợ Lớn họp với các anh trong Xử uỷ và Uỷ ban. Trên đường đi tới chỗ họp, tôi thấy quân Anh, quân Pháp, quân Nhật nhan nhản. Trên các đường phố, thanh niên dựng chiến luỹ. Tự vệ công nhân xông ra đòi đánh. Tiếng súng nổ liên tục.

Tới nơi, tôi thấy các đồng chí tề tựu đầy đủ, Hội nghị diễn ra sôi nổi. Nhiều đồng chí phát biểu tới hai, ba lượt. Chung quy lại, có hai ý kiến: Một là, chưa đánh ngay, kháng cự cầm chừng với quân Đồng Minh. Hai là, kiên quyết đánh. Ý kiến kiên quyết đánh là hợp với lòng dân Nam Bộ lúc này. Đến giờ phút cuối cùng, Hội nghị nhất trí động viên toàn dân kháng chiến, cứu nước. Tình hình và công việc đều được báo cáo lên Trung ương và Bác. Trong điện báo cáo nói rõ chúng tôi đã lập Uỷ ban kháng chiến lo việc quân sự, là lệnh tổng bãi công trong công nhân, thực hiện kế hoạch phá hoại đường giao thông, tiếp tế để bao vây quân địch và kêu gọi toàn quân, toàn dân chiến đấu. Sau này, tôi được các anh trong Thường vụ Trung ương kể lại: Khi nhận được điện của Xứ uỷ và của các anh, Bác và Thường vụ Trung ương họp khẩn cấp, nhất trí với chủ trương của Xứ uỷ. Trung ương quyết định thành lập những đơn vị Nam tiến vào giúp đồng bào Nam Bộ chiến đấu. Chủ trương của Bác và Trung ương quyết định tiến hành cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc là đúng đắn. Nó đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân cả nước, thà chết chứ không chịu làm nô lệ. Ngày 26-9-1945, từ Sài Gòn, chúng tôi được nghe Lời kêu gọi của Bác qua đài phát thanh. Ở Sài Gòn, việc liên lạc với Hà Nội gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng tôi đón chủ trương của Bác và Trung ương chủ yếu qua đài phát thanh. Khi Bác và Trung ương kêu gọi, chúng tôi biết mình phải làm gì. Nhịp đập trong trái tim của Bác cũng là nhịp đập trong trái tim chúng tôi. Tiếng Bác trong làn sóng điện thiết tha và ấm áp lạ lùng:

“Hỡi đồng bào Nam Bộ!

Nước ta vừa tranh quyền độc lập, thì gặp nạn ngoại xâm. Khi còn chiến tranh với Nhật thì bọn thực dân Pháp hoặc đầu hàng hoặc chạy trốn. Nay vừa hết chiến tranh thì bọn thực dân Pháp hoặc bí mật hoặc công khai lại mò lại. Trong 4 năm, họ đã bán nước ta hai lần. Nay họ lại muốn thống trị dân ta lần nữa''.

Trong Lời kêu gọi, Bác tin tưởng cuộc chiến đấu của đồng bào Nam Bộ nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của toàn dân. Bác nói cuộc chiến đấu của dân tộc ta là quang minh chính đại, đòi quyền độc lập tự do, phải làm cho thế giới biết chúng ta là một dân tộc văn minh. Cả Nam Bộ lắng nghe tiếng nói Bác Hồ, quyết tâm biến lời kêu gọi của Bác thành ý chí quyết chiến quyết thắng và hành động dũng cảm. Anh Cao Hồng Lĩnh và anh Tưởng Dân Bảo nghe tiếng nói của Bác xúc động lắm. Anh Bảo nói: ''Đời tôi chưa được gặp Cụ Hồ Chí Minh, nhưng rất tôn kính Cụ''. Tôi biết anh Bảo là người yêu nước chân chính. Anh có tư tưởng chống Pháp từ hồi còn niên thiếu. Khi Nguyễn Thái Học lập Quốc dân Đảng, tuyên bố chống Pháp, anh xin tham gia. Bọn thực dân bắt anh, đày giam tại Côn Đảo cùng một nhóm Quốc dân Đảng yêu nước như Trần Huy Liệu, Tô Chấn, Tô Hiệu, Trần Xuân Độ... Tại Côn Đảo, anh giác ngộ chủ nghĩa cộng sản, xin gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Hai tên Quốc dân Đảng phản động là Nguyễn Ngọc Sơn và Nhượng Tống thù ghét anh Trần Xuân Độ và anh Tưởng Dân Bảo tới mức quyết định mưu sát anh. Chúng chờ đội Lãng giết. Lừa lúc sơ hở, đội Lãng cầm dao cắt họng và cắt cổ anh Bảo. May sao anh không chết. Được anh cứu chữa, dần dần anh Bảo khỏi bệnh. Từ đấy, càng ngày anh càng gắn bó với anh em tù cộng sản. Tôi biết anh khi anh bị giam giữ tại Côn Đảo. Giờ đây, anh hoạt động tại Nam Bộ, muốn góp phần mình vào sự nghiệp giải phóng Tổ quốc. Cùng nghe tiếng nói Bác Hồ qua Đài Tiếng nói Việt Nam hôm ấy còn có chị Ba. Chị Ba làm nghề nấu cao, hoạt động ở chợ Bến Thành, có cảm tình với Việt Minh. Mặc dù rất bận, chị Ba vẫn nhận lời yêu cầu của anh Bảo, đến giúp chúng tôi trong việc cơm nước. Chị làm việc hết sức chu đáo, bữa nào cũng cơm nóng, canh ngon, nhất là cho chúng tôi ăn rất đúng giờ. Lòng nhiệt tình của chị làm chúng tôi vô cùng xúc động. Chị chăm chú nghe tiếng nói Bác Hồ. Chị mơ ước một ngày nào đó sẽ ra Hà Nội thăm Bác. Nhưng trước mắt chúng tôi là cuộc chiến đấu chống xâm lược.

Anh Phạm Văn Bạch (Nguyễn Văn Liên), Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ gặp tôi để bàn bạc một số công việc quan trọng trước mắt. Lúc này anh Trần Văn Giàu không làm Chủ tịch Nam Bộ, chức vụ đó do anh Phạm Văn Bạch nắm từ ngày 07-9-1945. Chủ trương của chúng tôi và Xứ uỷ Nam Bộ lúc đó là phải chọn một số nhân sĩ trí thức có uy tín, chưa phải đảng viên cộng sản làm Chủ tịch Nam Bộ, vì tình hình Nam Bộ lúc này rất cần cả về đối nội lẫn đối ngoại. Một danh sách các vị nhân sĩ trí thức lớn của Nam Bộ được giới thiệu. Bàn đi tính lại mãi, cuối cùng các đồng chí đều thống nhất tiến cử anh Bạch. Anh Bạch là một trí thức có uy tín ở Nam Bộ, không chỉ nhân dân Nam Bộ biết mà ngay cả người Pháp cũng biết anh. Năm 1926, anh sang Pháp học. Sau ba năm học, anh đậu luôn hai bằng cử nhân luật và cử nhân triết học. Tốt nghiệp cử nhân, anh học tiếp để thi tiến sĩ luật. Ở Pháp, anh chịu ảnh hưởng tư tưởng của phái cấp tiến, đề cao tự do cá nhân và giá trị cá nhân, nhưng còn xa lạ với chủ nghĩa cộng sản khoa học. Nhà trường trong xã hội Pháp lúc ấy bưng bít những lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Vì vậy, khi học tới năm thứ ba đại học mà anh vẫn chưa hề được đọc sách báo mác xít. Các giáo sư ở đại học đường Pháp lúc ấy phần lớn tỏ thái độ chống cộng sản. Nhưng vì là một luật gia muốn biết rõ sự thật, nên nhà trường càng bưng bít không cho sinh viên nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê-nin, anh càng săn đón, tìm hiểu nó. Sau khi tốt nghiệp cử nhân, anh quyết định bí mật tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nhờ đó dần dần nhận ra chân lý của thời đại. Cuộc đời tư tưởng của anh đã đi từ ''cấp tiến'' (Rabical socialiste) qua '' xã hội, (SFIO) đến mác xít. Năm 1935, anh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ luật về quyền bình đẳng dân tộc. Trở về nước, anh làm nghề dạy học, có dạo làm Chánh án tỉnh Bến Tre dưới thời Nhật. Phong trào yêu nước và cách mạng của dân tộc đã lôi cuốn anh, đưa anh vào trong hàng ngũ trí thức chống thực dân, phát xít. Từ đấy, anh ra sức gần gũi thanh niên, học sinh, truyền bá tư tưởng dân chủ mà trước đó các em chưa từng biết. Anh là một người lịch thiệp, tính tình vui vẻ, dung dạng hấp dẫn, làm trạng sư bênh vực lẽ phải và công lý, ăn tiền rất ít, chủ trương thực hiện giáo dục hơn trừng phạt, cho nên đã gây tiếng vang trong Nam Bộ. Người ta yêu cầu anh ra ứng củ hội đồng quản hạt Nam Kỳ, viết báo nói về anh...

Khi vào tới Sài Gòn, tôi được các đồng chí Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Văn Nguyễn, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Cái, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Tây... những nhân vật trí thức và cộng sản nhắc đến tên anh với một cảm tình ưu ái. Một con người được cả những người cộng sản lẫn nhân sĩ, trí thức, quần chúng lao động có cảm tình, cho nên việc chọn anh làm Chủ tịch Nam Bộ là đúng đắn. Khi tôi điều ra Hà Nội báo cáo với Bác về anh, được Bác trả lời đồng ý và hoan nghênh. Nhưng có điều khi anh Trần Văn Giàu thông báo cho anh quyết định làm Chủ tịch Nam Bộ và nhất là lúc gặp tôi lần đầu, anh lại từ chối với lý do không có năng lực lãnh đạo chính trị. Thực ra, lúc đầu không rõ vì sao anh hiểu lầm chúng tôi, cho rằng Việt Minh bố trí vai tuồng để rồi chết trong tay người Anh, Pháp. Sự hiểu lầm của anh làm anh rất dè dặt mỗi khi gặp tôi. Chúng tôi kiên trì thuyết phục anh để anh thấy rõ đường lối của Bác và của Trung ương là quang minh chính đại. Dần dần anh nhận ra vấn đề và cuối cùng vui vẻ nhận chức. Trong bản tự thuật viết ngày 24-02-1952, anh nói rõ sự hiểu lầm lúc ban đầu gây xao xuyến trong tư tưởng anh. Giờ đây, khi Nam Bộ bước vào kháng chiến, anh cùng đồng bào hăng hái chiến đấu. Trên một chiếc thuyền lướt qua các kênh rạch, tôi và anh trao đổi nhiều vấn đề, nhưng tập trung lại là bàn biện pháp duy trì bộ máy chính quyền khắp Nam Bộ, biện pháp củng cố các ngành công an, tài chính, tư pháp...

Những ngày đầu kháng chiến ở Nam Bộ, chúng tôi biết các anh trong Xứ uỷ, Uỷ ban kháng chiến và Kỳ bộ Việt Minh làm việc hết sức vất vả và năng động. Tôi biết các đồng chí phân công nhau đi các tỉnh Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Cần Thơ, Trà Vinh, Bến Tre, Sa Đéc, Long Xuyên, Sóc Trăng, Bạc Liêu... kiểm tra và chỉ đạo công việc kháng chiến. Các đồng chí lập phương án sơ tán các cơ quan, kho tàng, tản cư ra khỏi Sài Gòn và chỉ trong vài ngày đã thực hiện thành công phương án. Một kỳ công mà sử sách cần ghi lại là các đồng chí (trong đó có vai trò của anh Ngô Tấn Nhơn và anh Phạm Văn Bạch) đã tập trung sức vào việc xây dựng đài vô tuyến điện để liên lạc giữa Nam Bộ với Trung ương. Từ Sài Gòn xa xôi cách xa Hà Nội và Việt Bắc, nếu không có một hệ thống liên lạc bằng vô tuyến điện sẽ gặp khó khăn biết nhường nào trong mối liên hệ giữa Nam Bộ với Bác và Trung ương. Vì vậy, việc xây dựng đài vô tuyến điện là một chiến công to đóng góp vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Khi vào tới Sài Gòn, tôi được các đồng chí Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Văn Nguyễn, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Cái, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Tây... những nhân vật trí thức và cộng sản nhắc đến tên anh với một cảm tình ưu ái. Một con người được cả những người cộng sản lẫn nhân sĩ, trí thức, quần chúng lao động có cảm tình, cho nên việc chọn anh làm Chủ tịch Nam Bộ là đúng đắn. Khi tôi điều ra Hà Nội báo cáo với Bác về anh, được Bác trả lời đồng ý và hoan nghênh. Nhưng có điều khi anh Trần Văn Giàu thông báo cho anh quyết định làm Chủ tịch Nam Bộ và nhất là lúc gặp tôi lần đầu, anh lại từ chối với lý do không có năng lực lãnh đạo chính trị. Thực ra, lúc đầu không rõ vì sao anh hiểu lầm chúng tôi, cho rằng Việt Minh bố trí vai tuồng để rồi chết trong tay người Anh, Pháp. Sự hiểu lầm của anh làm anh rất dè dặt mỗi khi gặp tôi. Chúng tôi kiên trì thuyết phục anh để anh thấy rõ đường lối của Bác và của Trung ương là quang minh chính đại. Dần dần anh nhận ra vấn đề và cuối cùng vui vẻ nhận chức. Trong bản tự thuật viết ngày 24-02-1952, anh nói rõ sự hiểu lầm lúc ban đầu gây xao xuyến trong tư tưởng anh. Giờ đây, khi Nam Bộ bước vào kháng chiến, anh cùng đồng bào hăng hái chiến đấu. Trên một chiếc thuyền lướt qua các kênh rạch, tôi và anh trao đổi nhiều vấn đề, nhưng tập trung lại là bàn biện pháp duy trì bộ máy chính quyền khắp Nam Bộ, biện pháp củng cố các ngành công an, tài chính, tư pháp...

Còn nữa

Thanh Huyền (Tổng hợp)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/