Sau hơn một tháng hành trình trên biển, ngày 20-10-1946, chiếm hạm Đuymông Đuyếcvin (Dumont Dureville) đưa Bác về tới Hải Phòng. Bác xuất hiện trên boong, tươi cười vẫy chào mọi người. Tiếng reo hò vui dậy đất. Tiếng súng chào nổ vang. Hiệu kèn nổi lên, âm thanh vang xa một vùng biển. Sĩ quan và binh lính trên tàu xếp hàng bồng súng chào tạm biệt Bác. Mọi nghi lễ diễn ra hết sức quan trọng. Bác đi nhanh lên bờ, duyệt hai đội quân danh dự Việt - Pháp, bắt tay, chào hỏi các đại biểu ra đón, ôm hôn các cháu thiếu nhi, rồi lên xe về thành phố. Trên đường về, mặc dù hai chiếc xe nhà binh của Pháp do cố ý đâm vào nhau để làm nghẽn lối, vẫn không cản được tình cảm của nhân dân đến với Bác. Khi xe của Bác quay lại, rẽ sang đường khác để đi, nhân dân chạy ùa theo Bác. Vừa đi vừa hoan hô như sấm dậy. Một rừng người và một rừng hoa, muôn sắc, muôn màu, chuyển động nhịp nhàng trong điệu múa tưng bừng náo nhiệt. Ngồi trên xe, Bác hết sức xúc động trước tình cảm nồng nàn của nhân dân. Các đồng chí trong Thành uỷ và Uỷ ban hành chính thành phố đưa Bác về trụ sở Uỷ ban, lúc đó đặt ở trường nữ học Minh Khai phố Ngõ Nghè. Tối hôm ấy, bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên, Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố, tổ chức bữa cơm chiêu đãi Bác. Trong số khách tới dự có cả viên thuyền trưởng tàu Đuymông Đuyếcvin và một số người Pháp khác. Bữa tiệc diễn ra trong bầu không khí vui vẻ, khi Bác nói về lợi ích của hai dân tộc Việt - Pháp vì một nền hoà bình, thịnh vượng chung. Đêm hôm ấy, Bác nghỉ ngay trong khu trụ sở của Uỷ ban. Hôm sau, Bác dậy sớm. Vừa lúc đó, một hồi còi rúc lên. Bác hỏi còi gì. Anh Vũ Quốc Uy thưa với Bác là còi báo nhân dân xuống đường tập thể dục theo nếp sống mới. Bác yêu cầu cho đi xem nhân dân tập thể dục. Nhưng khi đưa Bác đi, chỉ thấy lèo tèo vài người tập. Bác hỏi anh Uy: ''Những người tập thể dục của chú đâu?''. Trong lúc anh Uy lúng túng chưa kịp trả lời, Bác lại nói tiếp: ''Kéo còi cho nhân dân tập mà không có người tập, như thế là mắc bệnh hình thức. Vả lại, kéo còi sớm quá trong lúc nhiều người còn ngủ lại là làm phiền cho nhân dân, những điều này chú nên tránh''. Qua một việc nhỏ, không những Bác dạy cho anh Uy mà còn dạy cho cả chúng tôi làm việc gì cũng phải thiết thực và biết tôn trọng nhân dân. Tại Hải Phòng, Bác dành nhiều thời gian tiếp đại biểu các đoàn thể cứu quốc. Bác khuyên đồng bào và các đoàn thể cứu quốc đồng tâm hiệp lực, đẩy mạnh phong trào thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, thực hiện đời sống mới, phấn đấu làm cho Hải Phòng trở thành thành phố gương mẫu của cả nước ta. Bác đến dự mít tinh do chính quyền thành phố tổ chức. Bác nói: “Nhiệm vụ bao trùm nhất của chúng ta lúc này là kiên quyết giữ vững độc lập, tự do”. Trả lời câu hỏi của các nhà báo quốc tế, Bác khẳng định vấn đề nước Việt Nam độc lập là điều trở thành hiện thực và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Chính phủ chung của toàn dân. Trưa ngày 21-10-1946, Bác rời Hải Phòng, đáp tàu về Hà Nội. Hai ngày sau kể từ khi về Hà Nội, Bác ra tuyên bố với quốc dân sau khi đi Pháp về. Tuyên bố của Bác khẳng định ''Việt Nam nhất định độc lập, Trung, Nam, Bắc nhất định thống nhất''. Bác kêu gọi mọi người ra sức làm việc, để cho Chính phủ và nhân dân Pháp cùng nhân dân thế giới thấy rằng Việt Nam đã là một nước độc lập, tự do, không thừa nhận ta tự do, độc lập thì không được. Bác biểu dương đồng bào cả nước trong một năm chiến đấu với địch, người thì tan cửa nát nhà, người thì hy sinh tính mạng, người thì bị tù đày, nhưng sự gian khổ, mất mát ấy không thể làm nhụt chí. Lòng yêu nước của đồng bào vẫn vững như đồng. Sự chiến đấu vì một nền độc lập, tự do của Tổ quốc bao giờ cũng có mất mát, hy sinh. Bác nghĩ vậy và xin kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các liệt sỹ. Bác trăn trở cõi lòng, ăn không ngon, ngủ không yên khi Tổ quốc đang còn bị chia cắt, khi đồng bào đang còn chịu đoạ đày, đau khổ. Bác về Hà Nội được ít ngày, quân Pháp nổ súng đánh Hải Phòng, phong toả cửa biển Bắc Bộ, dùng hải, lục, không quân đánh chiếm miền duyên hải. Chúng còn dùng bộ binh khiêu khích vùng Lạng Sơn. Trước tình hình đó, Bác khẳng định: ''Dân tộc Việt Nam thà chết chứ không chịu mất độc lập và tự do''. Việc không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh ta và mình cũng nhất định phải đánh Pháp. Vấn đề này đã được đặt ra tại Hội nghị quân sự toàn quốc họp ngày 19-10-1946. Mọi mặt công việc cho chiến đấu được chuẩn bị hết sức khẩn trương, đặc biệt, việc xây dựng các lực lượng vũ trang được xúc tiến mạnh mẽ. Quyết tâm của Trung ương đưa quân số lên tới 8 vạn người vào cuối năm 1946. Cả nước chia làm 12 chiến khu để chiến đấu với địch: Chiến khu l gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phúc Yên. Chiến khu 2: Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Chiến khu 3: Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương. Chiến khu 4: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Chiến khu 5: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Công Tum, Gia Lai. Chiến khu 6: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Lâm Viên, Đồng Nam Thượng. Chiến khu 7: Bà Rịa, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Sài Gòn. Chiến khu 8: Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre. Chiến khu 9: Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá. Chiến khu 10: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Yên. Chiến khu 11: Hà Nội. Chiến khu 12: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Ninh, Hòn Gai, Quảng Yên (bao gồm cả Đông Triều và Chí Linh). Tương ứng với các chiến khu là các quân khu. Việc lập các chiến khu thể hiện thế trận của cả nước.

Tình hình mỗi lúc một nghiêm trọng. Sau khi đánh Hải Phòng và Lạng Sơn, thực dân Pháp đánh Tiên Yên, Đinh Lập và nhiều nơi khác. Chúng tăng quân chiếm Hải Dương, Hải Phòng. Tại Trung Bộ, chúng dàn trận ở Đà Nẵng. Những đơn vị quân viễn chinh của chúng tiếp tục vào Hà Nội. Vào Hà Nội, chúng bắn giết, trả thù nhân dân ta rất dã man. Một hôm, tôi nhận được báo cáo của cơ sở nói rằng, anh công nhân nhà máy điện Cửa Bắc tên là Trần Bá Quyết, một người rất sốt sắng với hoạt động công đoàn, được mọi người tín nhiệm, yêu mến, nửa đêm 04-12-1946, bị 4 tên lính khiêu khích Pháp nấp trong xó tối ở phố Cửa Bắc, lừa lúc anh đi qua, nhảy ra giết anh bằng lưỡi lê và báng súng. Bị thương nặng, công nhân Nhà máy điện Cửa Bắc lập tức đưa anh vào Nhà thương Phủ Doãn. Song anh đã mất vào đêm hôm sau. Chúng tôi căm thù hành động dã man của địch, một mặt, gửi thư tố cáo chúng trước dư luận, mặt khác, làm lễ chôn cất anh rất trọng thể tại nghĩa trang Phúc Thiện vào chiều 06-12-1946. Khẩu hiệu: ''Tinh thần Trần Bá Quyết sống mãi!'' được trương lên nhằm cổ vũ công nhân Thủ đô. Noi gương anh Quyết, nhiều công nhân thành Hoàng Diệu tình nguyện gia nhập tự vệ chiến đấu, kiên quyết chống xâm lăng, bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Sau vụ Trần Bá Quyết, lòng căm thù đối với thực dân Pháp của công nhân Hà Nội hết sức sục sôi. Có nhiều đồng chí quá căm thù chúng, suốt ngày rình nấp trên các ngõ hẻm, chờ lính Pháp đi qua là xô ra xỉa dao. Công nhân và nhân dân Việt Nam căm thù và oán hận thực dân Pháp vì chúng nhu nhược, khiếp sợ lính Nhật, nhưng lại hống hách, ức hiếp người Việt Nam. Tôi được nghe anh em công nhân Nhà máy đèn Bờ Hồ kể lại rằng, có một lần, tại nhà máy, một tên lính thò tay vào túi rút khăn tay. Tên lính Nhật tưởng lính Pháp rút súng bắn mình, liền quát lên một tiếng, rồi gọi tên chủ nhất nhà máy là người Pháp đến. Tên lính Nhật bắt chủ nhất quỳ xuống để y lấy chân giậm lên đầu. Rồi khi Nhật đảo chính Pháp, Nhật trói lính Pháp xâu chuỗi dắt đi. Đầm Pháp bị Nhật bắt đi đất, toạc cả máu chân. Nhục là thế mà không lo trả thù bọn lính Nhật, lại trút lên đầu nhân dân ta sự uất ức đó. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến lòng căm thù của nhân dân ta đối với thực dân Pháp. Tôi nhận được báo cáo của công nhân Nhà máy đèn Bờ Hồ nói rằng, ngày 16-12-1946, tên đốc công Lơbéc mặt khỉ, tóc bạc, vì quá tàn ác và hách dịch, bóp hầu bóp cổ công nhân, đã bị công nhân trói lại, đánh cho một trận nhừ tử. Tên Rô, trưởng phòng kế toán của nhà máy bị công nhân lấy mực hất vào mặt vì y gian lận trong việc tính tiền công.

Lúc này, chúng tôi không chỉ tổ chức chiến đấu chống thực dân Pháp, mà còn tổ chức những cuộc đấu tranh với các chủ xưởng nhằm bảo vệ quyền lợi cho công nhân, thực hiện chủ trương đấu tranh dân tộc kết hợp với đấu tranh giai cấp. Thật ra, ở vào giai đoạn này của cách mạng Việt Nam, cuộc đấu tranh giai cấp nhiều khi được biểu hiện bằng hình thức dân tộc và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lại chứa đựng nội dung đấu tranh giai cấp. Tất nhiên, về mặt sách lược là mềm dẻo, khôn khéo. Cuộc đấu tranh của công nhân Hãng chè Hà Nội là một trong những bằng chứng nói lên tính chất khôn khéo, mềm dẻo của ta trong cuộc đấu tranh chống tư sản. Sau Cách mạng Tháng Tám, đất nước tuy đã độc lập, nhưng do chưa quốc hữu hoá các xí nghiệp tư nhân, nên công nhân vẫn làm thuê cho nhà tư bản. Nhà tư bản vẫn bóc lột công nhân theo giá trị thặng dư. Hãng chè Hà Nội là một trong số những xí nghiệp làm theo chế độ đó. Thường lệ, anh chị em công nhân của hãng làm việc 9 giờ vào ban ngày và 4 giờ vào ban đêm. Chủ nhật làm thêm nửa ngày. Như vậy, chủ hãng bắt mỗi công nhân phải làm việc tới 82 giờ mỗi tuần lễ. Điều kiện làm việc quá sức và khắt khe trong lúc tiền lương lại trả cho công nhân không theo một quy định nào. Một số người trả bằng cơm chủ nuôi. Số đông khác chủ lại không định rõ lương nhất định, mà trả theo lối đắt hàng thì trả khá một chút, nếu hàng ế trả kém đi. Anh chị em công nhân của hãng phàn nàn về việc này lên Bác. Bác chỉ thị cho chúng tôi nghiên cứu giải quyết. Chúng tôi cử cán bộ xuống tận nơi điều tra. Anh em gặp giám đốc đề nghị tăng tiền lương và giảm giờ làm cho công nhân. Kết quả, giám đốc phải rút giờ làm việc cho công nhân từ 9 giờ xuống 8 giờ mỗi ngày. Công nhân không phải làm đêm. Khi có việc gấp, chủ hãng có thể yêu cầu công nhân làm thêm, nhưng không quá 3 giờ mỗi ngày và những giờ làm thêm đó, tiền lương phải trả tăng gấp  đôi. Cuộc đấu tranh nhẹ nhàng với nhà tư bản nhưng lại kết quả, âu cũng là bài học của công nhân trong những ngày đầu giành chính quyền.

Hà Nội những ngày cuối năm 1946 có thể ví như một lò than hồng, chỉ cần một làn gió thổi đến là ngọn lửa bùng cháy. Những đơn vị quân viễn chinh Pháp tiếp tục vào Hà Nội. Bọn Tàu Tưởng đã rút quân về nước từ tháng 6-1946, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nay Pháp đến, lại gieo rắc thêm tai hoạ, càng làm cho Thủ đô ngập chìm trong sinh hoạt bệ rạc. Đền Ngọc Sơn nhan nhản thầy bói, tướng số. Những tiệm thuốc phiện mang biển “Rô” (Régie Alcool) mọc nhan nhản ở các phố Hàng Hài, Cửa Nam. Nhà thổ, cô đầu mọc lên như nấm ở các phố Hàng Giấy, Khâm Thiên, Bạch Mai, Hàng Mành, Hàng Da, Ngã Tư Sở, thôn Gia Quất, v.v… Cảnh ''ngựa - người -người - ngựa'' xuất hiện nhiều, làm các bác phu xe lâm vào cảnh ''nằm chỏng vó''. Các sòng bạc Giắcxani phố Hàng Trống và Hai Cua phố Cửa Nam... đánh quanh năm ngày tháng. Những thầy ký, thầy đồ lao vào cờ bạc mê mẩn đến nỗi quên ăn quên ngủ. Đất nước, một lần nữa lại lâm vào tình thế khó khăn. Bọn phản động được Pháp giúp sức âm mưu lật đổ Chính phủ do Bác làm Chủ tịch. Bị thất bại trong âm mưu này, chúng ép ta phải ''tái lập chủ quyền'' cho chúng, bằng không sẽ ''vô hiệu hoá Chính phủ Hồ Chí Minh''. Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ vẫn đánh nhau to. Tại Hải Phòng, bọn Đebờ (Dèbes) cố sống cố chết chiếm thành phố. Quân và dân thành phố Cảng cố kết chiến đấu cực kỳ gan dạ, dựng chiến lũy, tung chướng ngại vật, giành giật với địch từng góc phố, căn nhà. Bắn đến đỏ nòng súng, đâm đến oằn lưỡi lê. Cuộc chiến đấu diễn ra hết sức quyết liệt chung quanh khu vực nhà hát, sân bay Cát Bi và nhiều nơi khác trong thành phố. Đã đến lúc chúng ta không thể nhân nhượng, vì nếu nhân nhượng nữa chúng càng lấn tới, nhân nhượng nữa là vi phạm chủ quyền đất nước, hại đến quyền lợi dân tộc.

Thường vụ Trung ương Đảng tập trung chỉ đạo cả nước chuẩn bị bước vào chiến tranh, Bác ra Chỉ thị: ''Công việc khẩn cấp bây giờ'', xác định nhiệm vụ cấp bách lúc này là ra sức chuẩn bị kháng chiến. Bác động viên: ''Cố ráng sức qua khỏi mùa đông lạnh lẽo, thì ta sẽ gặp mùa xuân. Qua khỏi trận khủng bố ráo riết của địch, thì ta sẽ thắng lợi''.

Trong lúc chuẩn bị mọi mặt để kháng chiến, Bác và Thường vụ Trung ương vẫn tranh thủ đấu tranh ngoại giao, ''còn nước còn tát'', nhằm cố gắng đẩy lùi chiến tranh. Bác viết thư kêu gọi Chính phủ Pháp ra lệnh cho quân Pháp rút về vị trí quy định. Song rất tiếc, nhà cầm quyền Pháp lại làm ngơ. Đã thế, chúng còn hai lần gửi tối hậu thư, đòi tước vũ khí của ta, đòi ta không được chống lại chúng để chúng được tự do hoành hành trong thành phố. Bằng không, chúng sẽ chuyển sang hành động. Như vậy con bài đã lật ngửa. Nhiệm vụ của chúng ta lúc này là chiến đấu kìm chân địch, để các cơ quan Trung ương, Chính phủ, Tổng bộ Việt Minh... di chuyển khẩn cấp về phía Hà Đông, Sơn Tây.

Khi mới về Hà Nội, Bác ở và làm việc tại nhà số 48 phố Hàng Ngang, nhà của anh Trịnh Văn Bô, một gia đình tư sản yêu nước. Được một thời gian, Bác chuyển đến làm việc tại Bắc Bộ phủ. Trong thời gian làm việc tại Bắc Bộ phủ, Bác thường về ngủ tại nhà số 8 phố Lê Thái Tổ. Nhưng Bác ở đây không được thường xuyên. Khi tình hình căng thẳng, nội thành không còn là nơi an toàn, anh Nguyễn Lương Bằng và các đồng chí có trách nhiệm bố trí cho Bác ra ở ngoại thành, phía lên Bưởi, rồi lại chuyển ra Ngã Tư Sở. Việc bảo vệ Bác lúc này càng khó khăn. Anh Hoàng Hữu Kháng, người trực tiếp bảo vệ Bác, lúc nào cũng ngồi trên xe cùng Bác. Tuy vậy, việc bảo vệ Bác lúc ấy cũng còn nhiều sơ hở. Nhưng địch vẫn không làm gì được, vì lá chắn vô địch vẫn là lực lượng nhân dân.

Đầu tháng 12-1946, Bác chuyển địa điểm đến ở nhà ông Nguyễn Văn Dương, làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông. Anh Trần Đăng Ninh đưa xe đến đón Bác tại Bắc Bộ phủ vào lúc trời tối.

Tình hình mỗi lúc một gay go. Tiếng súng trong thành Hà Nội vẫn nổ. Tại Pari, Chính phủ Blum lên cầm quyền, thúc giục Đácgiăngliơ cấp tốc trở lại Việt Nam để chỉ đạo cuộc xâm lấn của Pháp ra toàn cõi Đông Dương.

Trước cảnh nước sôi lửa bỏng này, Bác khẩn cấp triệu tập Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng để quyết định những chủ trương kháng chiến. Hội nghị diễn ra tại nhà ông Nguyễn Văn Dương, làng Vạn Phúc, trong hai buổi chiều 18 và 19-12-1946. Các anh Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và Lê Đức Thọ đã tới dự. Tôi bận chỉ đạo công tác trong thành phố và vùng ngoại thành, không về dự được. Tại Hội nghị, Bác và các đồng chí nhận định rằng, thời kỳ hoà hoãn đã qua, thời kỳ trực tiếp chiến đấu quyết liệt giữ gìn nền độc lập và tự do của Tổ quốc đã đến. Bác tin tưởng cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi, mặc dù nó phải trải qua nhiều gian khổ và lâu dài. Đường lối toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến và kiến quốc, kháng chiến đi đôi với củng cố chính quyền cách mạng, củng cố mặt trận dân tộc thống nhất, được Bác và Trung ương khẳng định.

Hội nghị Thường vụ Trung ương (mở rộng) bế mạc vào lúc chiều tối 19-12-1946, thì ngay đêm đó, Bác viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Tối 20-12-1946, Đài tiếng nói Việt Nam truyền đi lời kêu gọi của Bác. Đây là lời hịch tiến công của cả dân tộc trước nạn giặc ngoại xâm. Lời Bác thể hiện ý chí quật cường của dân tộc: ''Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ''. Lời kêu gọi của Bác còn vang mãi qua các thế kỷ và luôn luôn cổ vũ những thế hệ người Việt Nam ngày nay và sau này. Cả dân tộc làm theo lời kêu gọi của Bác với khí ''trúc chẻ tro bay'', với tinh thần xả thân vì đại nghĩa.

Sau Lời kêu gọi của Bác, là Mệnh lệnh chiến đấu của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Mệnh lệnh chiến đấu kêu gọi mọi công dân của nước Cộng hoà trẻ tuổi hãy xông ra mặt trận giết giặc, cứu nước, thề hy sinh đến giọt máu cuối cùng, bảo vệ những thành quả mà cách mạng đã giành được.

Công nhân thành Hoàng Diệu tổ chức mít tinh lớn nhiệt liệt hưởng ứng Lời kêu gọi của Bác và Mệnh lệnh chiến đấu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tổ quốc lâm nguy!

Nhưng lòng người vững chãi, tin tưởng vào Bác, vào Đảng, thề chiến đấu đến cùng để cứu lấy nước nhà.

Mùa đông năm 1946, Bác năm mươi sáu tuổi. Với cây gậy tre, đôi dép cao su, mặc bộ quần áo nhà binh, Bác cùng dân tộc lên đường kháng chiến. Vũ khí còn thô sơ, nhưng cuộc chiến đấu mang tầm vóc thời đại.

Chúng tôi còn phải ở lại trong thành phố Hà Nội một thời gian để lo việc tiếp tục vận chuyển một số phương tiện, máy móc và tổ chức các đội ngũ chiến đấu của công nhân các xí nghiệp, những người chiến đấu tại Hà Nội trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ.

Tại Hà Nội sau khi các cơ quan đầu não đã rút đi, cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn. Bộ đội vệ quốc quân và tự vệ đánh địch bằng mọi vũ khí có trong tay. Một thế trận chiến tranh nhân dân hình thành, trong đánh ngoài vây, vừa chia cắt, vừa giam chân địch, phục kích, tập kích, đánh trả, quấy rối, đánh địch bằng súng, bằng lê, mác, dao, thậm chí bằng đòn gánh. Ta giam chân chúng suốt 60 ngày trong thành phố. Hơn 2000 tên xâm lược đã bị bỏ mạng. Trung đoàn Thủ đô chiến đấu với tinh thần ''Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh''. Giằng co với địch cho tới tháng 3-1947, chúng mới tạm thời kiểm soát được Hà Nội. Trong thành phố, từ sau khi có lời kêu gọi của Bác việc di chuyển máy móc của công nhân càng khẩn trương. Một bộ phận chuyển vào Vân Đình, một bộ phận chuyển ra huyện Thanh Trì, bến Chém để ngược sông Hồng chuyển lên Việt Trì. Anh Nguyễn Lương Bằng là người điều khiển việc di chuyển đó. Những thiết bị đã mang về Thanh Trì, anh Bằng tổ chức đưa nó về Nho Quan, thuộc tỉnh Ninh Bình, rồi từ Nho Quan chuyển dần lên Hoà Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang. Trước tình thế địch uy hiếp mạnh, anh Bằng quyết định chuyển thẳng số máy móc còn lại từ Hà Nội lên Việt Bắc. Đi dưới làn mưa đạn, công nhân Hà Nội vẫn bình tĩnh đưa máy móc đi kháng chiến. Số máy móc do công nhân chuyển đi đã tập trung lại xây dựng nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo tại khu vực bến Trinh thuộc xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Có thể nói anh Sao Đỏ (Nguyễn Lương Bằng) chọn khu vực bến Trinh để xây dựng nhà máy là ''lý tưởng''. Bởi vì, nơi đây có địa hình thoáng, rộng, lại kín đáo, bốn bề núi bao quanh, có cây, có suối, tiếng máy vang hoà cùng tiếng gió ngàn reo, còn gì thơ mộng bằng và an toàn bằng.

Cuộc di chuyển máy móc, thiết bị lên Chiến khu Việt Bắc vừa hoàn thành, cũng là lúc địch phong toả được Hà Nội. Chúng tôi tạm biệt Thủ đô, theo Bác lên đường đi kháng chiến. Lên tới Việt Bắc, chúng tôi nhận được tin việc di chuyển máy móc ra khỏi khu vực địch đóng quân còn được công nhân và tự vệ hoàn thành ở Hải Phòng, khu mỏ Quảng Ninh, Vinh, Huế, Đà Nẵng và nhiều địa phương khác. Riêng ở Quảng Yên, công nhân vận chuyển được 2500 tấn vật liệu, 200 tấn lương thực lên Việt Bắc. Công nhân Nhà máy Dệt Nam Định chuyển hàng trăm tấn máy móc, nguyên liệu ra khỏi thành phố, đưa về xây dựng công binh xưởng ở các huyện Ý Yên, Vụ Bản. Xưởng quân giới Trung Bộ vận chuyển hàng trăm tấn vật liệu trên tuyến đường dài hơn 500 cây số từ Huế ra Hà Tĩnh, xây dựng ở Hương Khê một xưởng quân giới lớn. Công nhân các xưởng quân giới khu ba di chuyển được toàn bộ cơ sở từ vùng địch tạm chiếm ra vùng tự do an toàn, nhanh chóng bắt tay vào sản xuất, kịp thời cung cấp đạn dược, vũ khí cho các chiến trường. Tính chung trong cả nước ta đã di chuyển được trên 50 nghìn tấn máy móc, vật tư ra vùng tự do, xây dựng hơn 50 cơ sở sản xuất mới, chủ yếu là các xưởng sản xuất vũ khí.

Cùng với việc di chuyển thiết bị lên Chiến khu, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam còn chỉ đạo công nhân triệt để phá hoại các máy móc còn lại, làm tê liệt sức sản xuất của địch. Việc làm này có lúc buộc chúng lâm vào tình thế khốn khổ. Ví dụ như công nhân Nhà máy Xe lửa Gia Lâm có lúc đã phá huỷ nhiều đầu máy, làm địch không có phương tiện vận chuyển. Chúng phải mất nhiều thời gian mới khôi phục được./.

Còn nữa

Thanh Huyền (Tổng hợp)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/