Theo kế hoạch đã định, phái đoàn sau khi thăm Bắc Kinh, Thiên Tân và Thẩm Dương, cần tranh thủ sang thăm Triều Tiên. Dự định của tôi sau khi thăm Triều Tiên sẽ trở về tiếp tục thăm Trung Quốc. Sở dĩ bố trí xen kẽ thế này, vì theo nhận định chung, Mỹ có thể phong toả sông Áp Lục, khó qua, cần tranh thủ đi trước. Trong lúc chờ sự thu xếp của các đồng chí Trung Quốc và Triều Tiên, chúng tôi tranh thủ bó lại hành lý cho gọn, chắc, vì sang đến Triều Tiên rất có thể phải cùng với bạn hành quân chiến đấu, rồi họp đoàn lại nghiên cứu đất nước Triều Tiên trên bản đồ để ít nhất cũng hình dung được những con đường mà chúng tôi sẽ đi. Khi mọi việc đã chuẩn bị xong, ai nấy nai nịt gọn gàng, sẵn sàng lên đường thì ngày 10-8-1951, chúng tôi nhận được mật báo phải đi An Đông ngay, để chuẩn bị qua Triều Tiên. Chỉ sau vài phút kể từ khi nhận được mật báo, chúng tôi đã lên đường. Tất cả đều chuẩn bị tốt và ý thức sẵn sàng. Trên đường đi tới An Dương gặp nhiều trắc trở, trời mưa to gió lớn, đường lầy lội khó đi. Trong đoàn có cụ Hứa Văn Khải, sức yếu, song lúc nào cũng cố gắng. Cụ bảo: ''Không phải lo gì cho chúng tôi. Các anh đi được, chúng tôi cũng đi được''. Câu nói của cụ làm tôi yên tâm.

Ngày 17-8-1951, chúng tôi quyết định vượt sông Áp Lục, biên giới Trung - Triều để sang đất Triều Tiên. Khi tới bờ sông, mặt trời đứng bóng. Đây là con sông khá rộng, nước sâu, có một chiếc cầu dài, mà phần cầu bên Triều Tiên đã bị bom Mỹ ném, đổ sập xuống nước từ bao giờ. Một chiếc ca nô không lớn đưa chúng tôi qua sông. Hai bên bờ sông, có rất nhiều súng cao xạ. Cũng may trong lúc vượt sông không thấy máy bay Mỹ đến quấy phá. Chúng tôi qua sông vào lúc 13 giờ. Các bạn Triều Tiên mặc những bộ quần áo mới, mang hoa và cờ đón chúng tôi ở Sinidu, trước mặt An Đông. Trong giây phút đầu tiên gặp mặt, các đồng chí Triều Tiên hỏi: ''Các đồng chí đi đường có khoẻ không?'' Tôi nói: ''Rất khoẻ''. Nghe nói vậy, bạn mừng lắm. Anh Hoài Thanh đọc hai câu thơ:

Phút đầu trên đất Triều Tiên

Tình yêu đã nở trong niềm hân hoan.

Câu thơ càng làm cho ta và bạn xích lại gần nhau. Tất cả chúng tôi đều muốn biến lời dạy của Bác: ''Phải xây dựng tình hữu nghị thật tốt với bạn'' thành những việc làm cụ thể, những lời thơ tiếng hát, câu động viên...

Khi chúng tôi đến thăm Triều Tiên, đâu đâu cũng thấy tinh thần chiến đấu hăng hái của nhân dân. Đế quốc Mỹ càng hung hãn, quân và dân Triều Tiên càng đánh hăng. Như chúng ta đã biết, khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ chiếm đóng Nam Triều Tiên từ nam vĩ tuyến 38. Trong khi đó, tại miền Bắc Triều Tiên, Chính phủ cách mạng do đồng chí Kim Nhật Thành lãnh đạo, ra đời. Sau khi được giải phóng khỏi ách phát xít Nhật, nhân dân Bắc Triều Tiên bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Tháng 5-1948, Nam Triều Tiên tiến hành những cuộc bầu cử riêng rẽ do Mỹ chi phối. Tháng 8 năm ấy, một Chính phủ tay sai của Mỹ được thành lập, đứng đầu là Lý Thừa Vãn. Nhưng nhân dân Triều Tiên quyết không để đất nước bị chia cắt mãi. Họ cương quyết đấu tranh cho sự thống nhất đất nước. Việc thành lập mặt trận nhân dân thống nhất trong phạm vi cả nước là một bước tiến quan trọng trên con đường đấu tranh của nhân dân. Tháng 6-1949, ra đời Mặt trận dân chủ ái quốc thống nhất Triều Tiên, bao gồm 72 tổ chức xã hội và đảng phái chính trị tham gia. Lực lượng lãnh đạo Mặt trận ấy là Đảng Lao động Triều Tiên. Nhưng do sự ngoan cố của Mỹ, công cuộc thống nhất Triều Tiên vẫn chưa thực hiện được. Trước tình hình đó, nhân dân Triều Tiên phải tự định đoạt lấy vận mệnh của mình. Tháng 6-1950, quân đội cách mạng Triều Tiên thực hiện việc xoá bỏ vĩ tuyến 38, thì Tổng thống Mỹ Hari Truman nhanh chóng tiếp tay cho Lý Thừa Vãn đánh trả quyết liệt nhân dân Triều Tiên. Thế là công cuộc lao động hòa bình của nhân dân Triều Tiên bị chiến tranh gián đoạn. Tướng Đơglát Mác Actơ, chỉ huy các lực lượng quân sự Mỹ ở Triều Tiên, ra lệnh cho quân đội tiến công Bắc Triều Tiên, phá hoại rất nhiều làng mạc, nhà máy, trường học, bệnh viện... của Bắc Triều Tiên. Nhiều thị trấn, làng mạc bị phá hủy hoàn toàn. Cuộc chiến đấu dũng cảm của nhân dân Triều Tiên giành độc lập kéo dài hơn 3 năm và được sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của Liên Xô, Trung Quốc và các lực lượng dân chủ, hoà bình thế giới. Vì vậy, mặc dù có quân đội và vũ khí hiện đại, đế quốc Mỹ vẫn không thể thắng được nhân dân Triều Tiên anh em. Cuộc chiến tranh kết thúc vào tháng 7-1958, khi hiệp định đình chiến được ký kết, hai bên trở về nguyên trạng. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên Mỹ tốn 22 tỷ đô la, 88 nghìn người chết và 115 nghìn lính Mỹ bị thương. Đó là bức tranh tổng quát về cuộc chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 đến năm l953.

Sau khi sang tới bờ bên kia sông Áp Lục, chúng tôi dừng lại Sinidu vài giờ, rồi tranh thủ đi tiếp, vì theo bạn cho biết, tại khu vực này, máy bay Mỹ oanh tạc dữ lắm. Tối 17-8-1951, chúng tôi rời Sinidu, lên đường đi Bình Nhưỡng. Từ Sinidu đến Bình Nhưỡng dài 200 cây số. Trên đường đi, chúng tôi mấy lần bị máy bay Mỹ oanh tạc. Các đồng chí bộ đội và các em thiếu sinh quân trong Đoàn đã gan dạ, dũng cảm nằm đè lên để bảo vệ chúng tôi, Chị Soi, người phụ nữ duy nhất trong Đoàn, rất nhanh nhẹn trong việc ẩn nấp. Nhưng cũng phải nói rằng, bạn có tinh thần trách nhiệm rất cao, khi máy bay Mỹ nhào tới, bạn phân công nhau, người thì bắn trả, người đưa chúng tôi vào hầm ẩn nấp an toàn. Chính vì vừa đi vừa tránh bom đạn Mỹ, nên đoạn đường 200 cây số, chúng tôi phải đi trong ba đêm liền. Trên đoạn đường từ Sinidu đến Bình Nhưỡng, chúng tôi dừng chân tại một huyện lỵ gọi là Bắc Xuyên. Huyện lỵ Bắc Xuyên có con sông Thanh Xuyên. Sông rộng, nhưng có lẽ không sâu, nên phà bị mắc cạn. Hai bên bờ sông, những chiếc xe ô tô lớn, nhỏ nối đuôi nhau để chờ sang sông dài tới hàng trăm mét. Chốc chốc lại có chiếc commăngca lách lên để được đi trước. Nhưng nào có đi được, vì chưa có phà, làm cho hai bên bờ, xe ứ lại rất lộn xộn. Chưa thể qua sông, nên chúng tôi phải nghỉ lại trong một ngôi nhà gần bờ sông Thanh Xuyên. Đang đêm, máy bay Mỹ đến oanh tạc rất dữ. Những tia chớp lòe, những cột khói đen nghịt bốc lên mù mịt một khoảng trời. Trong Đoàn có mấy người suýt bị trúng thương vì đạn nổ cạnh. Thực ra, chúng tôi rất 1o, vì trên những chiếc camiông chờ sang phà đầy ắp đạn pháo. Nếu bom Mỹ bỏ trúng sẽ nổ theo lối dây chuyền, lúc ấy chưa biết số phận mọi người chúng tôi sẽ ra sao. Sáng hôm sau, nước lên, phà đưa chúng tôi qua sông. Vì là khách quốc tế, nên chúng tôi được ưu tiên đi trước, chứ nếu xếp hàng theo trình tự, có lẽ cũng phải mất vài giờ. Qua sông Thanh Xuyên, ai nấy thở phào nhẹ nhõm. Từ Bắc Xuyên, chúng tôi đến An Châu, một thị trấn nhỏ bị bom Mỹ phá huỷ hoàn toàn. Khi chúng tôi đến, những chiếc máy bay Mỹ vẫn lượn lờ trên bầu trời An Châu, như nhòm ngó để rồi trút bom. Từ An Châu, chúng tôi đến Môrambom, một địa phương gần Bình Nhưỡng. Ở Môrambom tới 3 tuần lễ, chúng tôi được tiếp xúc với các giới, các ngành từ trong nội thành Bình Nhưỡng ra. Trong các buổi trao đổi, bạn luôn luôn nhắc đến cuộc kháng chiến của ta dưới sự lãnh đạo của Bác. Bạn xúc động nói rằng, sự có mặt của các đồng chí Việt Nam trong lúc đang có chiến sự là niềm cổ vũ to lớn đối với nhân dân Triều Tiên. Điều này chứng tỏ thiện chí của chúng ta đối với bạn đang chiến đấu.

Tại Môrambom, chúng tôi được các bạn Triều Tiên trao đổi những kinh nghiệm sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Anh Hoài Thanh chăm chú sưu tầm những tác phẩm văn nghệ phản ánh cuộc chiến đấu của nhân dân Triều Tiên. Bác sĩ Tôn Thất Tùng say mê tìm hiểu ngành y tế Triều Tiên phục vụ chiến đấu. Đồng chí Lukíttsun, Thứ trưởng Bộ Y tế Triều Tiên cho chúng tôi biết, khi xảy ra chiến tranh, Triều Tiên có 1500 bác sĩ, có trường đại học y khoa, sinh viên vừa học vừa phục vụ tiền tuyến. Điều mà tôi thấy anh Tùng rất tâm đắc là ở Triều Tiên các bác sĩ thường chữa những vết thương bị giòi bằng ê te khá hiệu nghiệm.

Tuy ở Môrambom, nhưng Đoàn chưa có dịp vào thăm Bình Nhưỡng. Khi tôi đề nghị cho đi thăm Bình Nhưỡng, các đồng chí Triều Tiên hơi ngại vì mấy ngày hôm đó, Mỹ ném bom Bình Nhưỡng hết sức ác liệt. Có thể nói, không giờ nào trên bầu trời Bình Nhưỡng lại vắng máy bay Mỹ. Kể cũng nguy hiểm thật. Trước tình hình đó, tôi họp Đoàn lại, quyết định những đồng chí nào khoẻ thì đi. Sáng sớm 20-8-1951, bảy đồng chí trong Đoàn quyết định vào Bình Nhưỡng. Từ Môrambom đến Bình Nhưỡng đi trong một giờ. Đến Bình Nhưỡng, trời vừa sáng. Bình minh mùa thu ở Bình Nhưỡng chao ôi đẹp làm sao. Bầu trời xanh, ánh mặt trời hồng hồng toả ra thẳng tia nắng rọi qua làn sương nhẹ, trông như mình đang đi đến cõi thần tiên. Những cây bạch dương cao vút, thẳng tắp, lá tráng làn sương mai, lại được những tia nắng chiếu vào, nhìn lên thấy lấp lánh. Qua những vọng gác ở cửa ô, chúng tôi tiến vào thành phố. Đau xót thay, trong thành phố dường như không có một ngôi nhà nào nguyên vẹn. Nhìn cảnh tượng này mới thấy hết tính chất ác liệt của chiến tranh tàn phá. Trên các đường phố, người rất ít vì phần lớn đã sơ tán ra ngoại thành. Thỉnh thoảng thấy một vài cửa hàng bán lặt vặt. Bên cạnh đó là những hố cá nhân có nắp và những hầm trú ẩn. Người hướng dẫn nói với chúng tôi rằng, Bình Nhưỡng trong những ngày này không lúc nào bọn Mỹ để cho yên. Bạn rất lo cho chúng tôi, cứ giục chúng tôi rảo bước kẻo những con ''quạ sắt'' sắp sà xuống bắn phá. Tôi nói với các đồng chí Triều Tiên rằng, đừng lo nhiều cho chúng tôi. Nếu cần, chúng tôi sẽ cầm súng chiến đấu. Chiến đấu để giải phóng Triều Tiên cũng được coi như chiến đấu để giải phóng Việt Nam. Hy sinh trên mảnh đất Triều Tiên vì một lý tưởng chung chống đế quốc cũng được xem như hy sinh trên mảnh đất Tổ quốc mình. Bạn rất cảm động trước những lời nồng nàn đó. Khi chúng tôi tới một ngã tư, bỗng còi báo động rú lên từng hồi. Còn chưa dứt, súng đã nổ. Bom Mỹ trút xuống. Đạn pháo của bộ đội Triều Tiên bắn lên như mưa bay trên bầu trời, làm cho những máy bay phản lực Mỹ vội vã trút bom bừa bãi xuống, rồi chuồn thẳng, để lại những vệt trắng trên trời xanh. Điều làm chúng tôi hết sức cảm phục là nhân dân rất bình tĩnh, không hề lộ vẻ hoang mang, dao động. Các bạn Triều Tiên đưa chúng tôi đến thăm các cơ quan mà lúc ấy chỉ thấy chỏng chơ những cột gạch và những thanh sắt cong queo. Đồng chí hướng dẫn nói: ''Đây nguyên là trụ sở Bộ Ngoại giao, đây nguyên là trường đại học, đây nguyên là nhà máy...''. Tất cả đều bị bom Mỹ làm đổ sập. Khi chúng tôi chuẩn bị rời thành phố trở lại Môrambom, máy bay Mỹ lại vượt tới trút bom. Thêm mấy ngôi nhà nữa bị sập. Cũng như lần trước, chúng ''cắn trộm'' rất nhanh rồi lại xéo thẳng, để lại những vệt khói trắng dài trên bầu trời xanh. Trở lại Môrambom, chúng tôi được các bạn Triều Tiên đón tiếp trong tình cảm của những người cùng chung chiến hào chống đế quốc, có đại diện của Trung ương Đảng, Chính phủ, Mặt trận dân chủ, Nhân dân uỷ viên hội tối cao, đại điện các cơ quan, đoàn thể, nhân sĩ, trí thức, anh hùng lao động, đại diện quân đội, các em thiếu nhi... Trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, vậy mà các đồng chí Triều Tiên đã 4 lần tập trung trong những căn hầm phòng không, dự mít tinh chào mừng Đoàn. Trong lời chào mừng, các bạn Triều Tiên coi chuyến đi của chúng tôi là niềm cổ vũ to lớn đối với cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Triều Tiên. Trong lời đáp, tôi chuyển lời chúc của Hồ Chủ tịch tới nhân dân Triều Tiên trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, khẳng định với các bạn Triều Tiên rằng, nhân dân Việt Nam nguyện kề vai sát cánh với nhân dân Triều Tiên, tay cầm tay, lòng hiểu lòng, vượt lên khó khăn, kiên quyết giành thắng lợi. Tiếp lời chúng tôi, các bạn Triều Tiên cảm động nói rằng các đồng chí Việt Nam đã vượt bao khó khăn vất vả, mang đến cho nhân dân Triều Tiên niềm tự hào trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Chúng tôi đã tổ chức những đêm thơ, đêm nhạc, ngâm lên những vần thơ về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp cũng như cuộc chiến đấu của nhân dân Triều Tiên chống đế quốc Mỹ và hát lên những bài hát về tình hữu nghị Việt Nam - Triều Tiên đời đời tươi thắm như hoa nở mùa xuân mà Bác Hồ vẫn thường nói. Những ngày này báo chí, đài phát thanh liên tiếp phổ biến tin tức về hoạt động của Đoàn, đăng bài phỏng vấn chúng tôi và giới thiệu cuộc kháng chiến của Việt Nam. Anh Quang Đạm, Thư ký viết rất nhanh, tổng hợp giỏi, biết nhiều thứ tiếng, đã đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của bạn như viết bài đăng báo, trả lời phỏng vấn...

Ngày 18-9-1951, chúng tôi rời Môrambom. Hôm Đoàn lên đường sao bịn rịn. Chiến tranh là thế, vậy mà các bạn Triều Tiên vẫn mang đàn, sáo đến chia tay chúng tôi. Các bạn nói rằng, Triều Tiên và Việt Nam hãy vui lên cùng lời ca tiếng hát vì chiến thắng đang ở trước mặt. Bạn trao tặng Đoàn những tặng phẩm tượng trưng cho tình hữu nghị Triều - Việt. Chúng tôi cài lên áo bạn những chiếc huy hiệu Bác Hồ, và trao tay bạn những kỷ niệm kháng chiến của Việt Nam. Anh Hoài Thanh xúc động đọc hai câu thơ:

Xa nhau giữ mãi ân tình

Muôn sông núi nối chúng mình với nhau.

Trên đường về, Đoàn ghé vào thăm một đơn vị chí nguyện quân Trung Quốc, thuộc quân đoàn 38, đang làm nhiệm vụ giúp Triều chống Mỹ, đóng sâu trong núi đá. Có lẽ Mỹ đánh hơi thấy chỗ đóng quân của đơn vị, nên ném bom xuống cả ngày lẫn đêm. Khi trở ra, trời tối, xe gíp phải bật đèn mà đi. Vòng vèo trên đường núi, tưởng an toàn nào ngờ bọn Mỹ ma quỷ vẫn phát hiện thấy. Một máy bay bổ nhào trút xuống đoàn xe chúng tôi chùm bom, rất may là không trúng.

Rời đơn vị chí nguyện quân Trung Quốc, chúng tôi đến thăm một sư đoàn quân giải phóng Triều Tiên đang làm nhiệm vụ canh giữ bầu trời của Tổ quốc mình. Khi tới doanh trại, bộ đội Triều Tiên sắp hàng thẳng bồng súng chào trông rất nghiêm trang. Trong buổi gặp mặt chan chứa tình đoàn kết chiến đấu này, tôi kể cho các bạn Triều Tiên nghe những trận đánh của quân đội nhân dân Việt Nam vào quân đội Pháp tại vùng biên giới phía bắc Việt Nam. Hình ảnh chiến đấu của anh bộ đội Cụ Hồ vừa trí tuệ, vừa dũng mãnh đã làm cho quân đội thực dân phải kinh hồn bạt vía, đã được các bạn Triều Tiên chăm chú lắng nghe. Các bạn Triều Tiên thông báo cho chúng tôi biết tình hình chiến sự đang diễn ra và những chiến công to lớn của bộ đội Triều Tiên giáng trả bọn Mỹ những đòn chí chết. Bạn tiễn chúng tôi bằng những phát súng chào trang trọng. Chúng tôi tạm biệt bạn bằng những lời chúc chiến thắng.

Trên đường về An Châu và Tân Nghĩa Châu, chúng tôi được bạn bố trí cho đi thăm một xã tên là Quách Cốc. Đến nơi, thấy hiện lên hình ảnh người nông dân súng đeo lưng, vai vác cuốc ra đồng. Giặc đến, họ đánh, giặc đi, họ cấy cầy. Đó là một hình ảnh đẹp, một tâm hồn đẹp, một ý tưởng đẹp của những người dân chân chất Triều Tiên.

Đến An Châu vào sáng 20 và Tân Nghĩa Châu vào đêm 21-9-1951. Trời hôm ấy không trăng sao, hơi se lạnh, ai nấy thấm mệt. Sáng 22-9-1951, chúng tôi rời Triều Tiên để trở lại Trung Quốc. Các bạn Triều Tiên tay cầm cờ, hoa tiễn chúng tôi đến tận bờ sông Áp Lục. Bạn chúc chúng tôi trở về Việt Nam bình yên, chúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta mau giành thắng lợi. Chúng tôi chúc bạn chiến thắng giòn giã tên trùm đế quốc vẫn huênh hoang là chúa tể của muôn loài. Lưu luyến  mãi tới lúc mặt trời gần đứng bóng, chúng tôi mới sang qua sông được.

Ô tô của các bạn Trung Quốc đưa chúng tôi chạy thẳng đến An Đông và từ An Đông chúng tôi đến Bắc Kinh. Tại Bắc Kinh, Đoàn có thêm các đồng chí Vũ Đình Hoè, Nguyễn Thị Thục Viên... vừa ở trong nước sang. Ngày 1-10-1951, chúng tôi được bạn mời tham dự lễ Quốc khánh nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa anh em. Dự lễ Quốc khánh xong, tôi bận ở lại Bắc Kinh giải quyết một số công việc trong Đại sứ quán ta, nên không đi thăm tiếp các nơi khác của Trung Quốc. Tháng 11-1951, chúng tôi tham dự Đại hội Liên hiệp công đoàn thế giới họp tại Bắc Kinh. Tại Đại hội, chúng tôi lên án hành động can thiệp ngày càng trắng trợn của đế quốc Mỹ vào Việt Nam, tiếp tay cho thực dân Pháp nhả đạn vào nhân dân Việt Nam, lao sâu vào con đường xâm lược Đông Dương. Qua bài phát biểu của chúng tôi, bầu bạn năm châu càng hiểu ta hơn, thông cảm với ta và cùng ta lên án bọn xâm lược. Anh chị em trong Đoàn tiếp tục đi thăm một số nơi của Trung Quốc, lên khu Đông Bắc, thăm thành phố Thẩm Dương cùng hai thành phố kỹ nghệ Phú Thuận và An Sơn. Xuống Hoa Đông, thăm Thượng Hải và công trình thuỷ lợi Hoài Hạ, dự cuộc mít tinh lớn của hai vạn nhân dân thành phố thuộc khu Hoài Hạ chào mừng Đoàn, rồi qua khu Trung Nam, thăm Vũ Hán, Quảng Châu, Hành Dương, Quế Lâm, Nam Ninh. Về Quảng Đông thăm hai xã thuộc huyện Trung Sơn nổi tiếng về làm công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân.

Đoàn xe đưa chúng tôi rời khỏi Trung Quốc vào ngày 13-12-1951. Khi qua nuột sườn núi gần Bằng Tường, xe camiông chở các thành bên trong Đoàn lao xuống núi. Xe lộn vòng. Những người ngồi trong xe không còn biết trời đất đâu nữa. Đến khi tỉnh đậy, thấy mọi người đang xúm xít quanh mình để xoa bóp, cho uống thuốc. Thật là hú vía. Trong số những người bị đau, có lẽ anh Vũ Đình Hoè là nặng nhất. Anh Tôn Thất Tùng kể rằng, khi xe lộn vòng, tay anh vẫn giữ chắc xà cột, trong đó có các chủng về bệnh dại, bệnh thương hàn, bệnh dịch tả, bệnh đậu mùa nhà Bộ Y tế nhờ anh xin về. Anh kiên quyết giữ những thứ đó đến cùng, không để rời tay. Thật là một người thầy thuốc đầy tinh thần trách nhiệm với nhân dân, lương tâm của anh hết sức trong sáng.

Sau hơn 6 tháng hành trình trên một đoạn đường dài hai vạn cây số bằng đủ mọi phương tiện, thăm nhiều nơi ở Trung Quốc và Triều Tiên, ngày 13-12-1951, phái đoàn rời khỏi cột mốc biên giới Việt - Trung để về nước. Bao ngày xa cách, hôm nay trở về Tổ quốc, lại được nhìn thấy rừng núi xanh cùng dòng sông, nguồn suối đầy chất thơ của quê hương, được nhìn thấy bóng dáng người con gái Việt Nam thấp thoáng trên nương, ẩn hiện qua những kẽ lá rung rinh. Nhưng điều vui sướng nhất là thấy cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đang ầm ầm chuyển động. Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị cùng đồng bào, đồng chí đón chúng tôi trong tình cảm mặn mà của quê hương đối với những người con đã bao ngày ở xa Tổ quốc. Tôi gặp lại nhà tôi và các cháu. Nhà tôi mạnh khoẻ, các cháu ngoan. Sau này, khi một cháu nữa ra đời, tôi đã bàn với nhà tôi đặt tên cháu là Hạ Thanh Xuyên để kỷ niệm những ngày bị mắc kẹt ở sông Thanh Xuyên của Triều Tiên.

Nghỉ ngơi ít ngày để lấy lại sức khoẻ, tôi xin gặp Bác và các anh trong Bộ Chính trị để báo cáo kết quả chuyến đi. Qua chuyến đi này, nhân dân Trung Quốc và nhân dân Triều Tiên càng có cảm tình nồng hậu đối với cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Tình hữu nghị Việt - Trung - Triều được thắt chặt một bước. Qua những lần tiếp xúc, bạn hiểu rõ sự cố kết cùng nhau giữ nước của nhân dân Việt Nam trong Mặt trận Liên Việt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kinh nghiệm về cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước được trao đổi thành những bài học quý, đặc biệt là kinh nghiệm chống máy bay Mỹ oanh tạc và kinh nghiệm chữa bệnh theo phương pháp Philatốp. Cuộc đi thăm này đã mang mối tình của nhân dân Việt Nam và của Bác đến với nhân dân Trung Quốc và Triều Tiên bằng những lời nói chân thành, những cuộc tiếp xúc, những tấm ảnh Bác, kỷ niệm chương của Bác, những sách báo, tặng phẩm... Tình cảm của bạn đối với nhân dân ta không chỉ bằng lời, mà còn được biểu hiện bằng sự ủng hộ những hòm thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế, sản phẩm kỹ nghệ và nông nghiệp, quần áo, quân trang, quân dụng. Một hình ảnh hết sức cảm kích là quân đội nhân dân Triều Tiên có nhờ chúng tôi chuyển đến Hồ Chủ tịch một khẩu súng tiểu liên do công binh xưởng Triều Tiên chế tạo, một loại súng đã phát huy hiệu lực khá mạnh tiêu diệt nhiều địch. Khi chúng tôi trao súng lên Bác, Bác cảm động nói đây là ''một biểu hiện của sự tiếp sức chiến đấu của bạn cho chúng ta''. Qua cuộc đi thăm này, chúng tôi thấy rõ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Bác có uy tín lớn trên trường quốc tế. Bác đánh giá cao chuyến đi. Bác nói: ''Đây là chuyến đi của tình hữu nghị anh em Việt - Trung - Triều chiến đấu và chiến thắng''. Tôi họp Đoàn phân công anh chị em về các địa phương báo cáo cho đồng bào, chiến sĩ biết về Trung Quốc và Triều Tiên. Cụ Hứa Văn Khải và chị Triệu Thị Soi về nói chuyện ở Cao Bằng, anh Dũng Mã đến nói chuyện ở một số đơn vị quân đội... Riêng bác sĩ Tôn Thất Tùng phải về gấp phòng thí nghiệm để kịp nuôi mấy thứ vi trùng giống của bạn tặng.

Xuân Nhâm Thìn (1952) đến sớm trên núi rừng Việt Bắc. Ngồi suy ngẫm tư tưởng của Bác qua “thơ chúc Tết”, chúng ta càng thêm tin tưởng vào cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi:

Xuân này, Xuân năm Thìn

Kháng chiến vừa 6 năm

Trường kỳ và gian khổ

Chắc thắng trăm phần trăm.

Muốn vậy:

Chiến sĩ thì giết giặc

Đồng bào thì tăng gia.

Hai nhiệm vụ mà Bác nêu trở thành mục tiêu thắng lợi của cuộc kháng chiến. Trong một cuộc gặp mặt đầu năm với chúng tôi, Bác nói, đế quốc Mỹ ngày càng bám sát Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh việc tập trung đánh Pháp, còn phải để thì giờ nghiên cứu Mỹ. Bác yêu cầu tôi báo cáo cho Bác biết về hoạt động của giai cấp công nhân và công đoàn phục vụ kháng chiến. Sau khi nghe tôi báo cáo xong, Bác bảo cần phối hợp với các ngành chuẩn bị mở Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Trở về cơ quan, tôi bàn bạc ngay với anh Trần Danh Tuyên cùng nhau phác thảo kế hoạch lựa chọn người đi dự Đại hội trong phạm vi công nhân. Lúc này, đồng chí Tôn Đức Thắng làm Trưởng ban Thi đua Trung ương. Nhưng linh hồn của phong trào thi đua yêu nước lại là Bác. Để tổ chức được Đại hội, cần có sự phối hợp của nhiều ngành, trong đó có quân đội ta. Vì vậy, chúng tôi đã tổ chức những cuộc họp liên tịch để bàn bạc công việc chung. Khi công việc chuẩn bị xong xuôi, chúng tôi báo cáo xin ý kiến Bác cho mở Đại hội. Bác đồng ý chỉ hỏi một câu: ''Các chú thu xếp nơi ăn chốn ở cho các đại biểu thế nào rồi?''. Chúng tôi thưa với Bác là đã chuẩn bị khá chu đáo. Bác khen: ''Thế thì tốt. Nhưng tôi phải đi kiểm tra xem''. Ngay chiều hôm đó, Bác đến thăm nơi ăn chốn ở của các đại biểu về dự Đại hội. Tin Bác sắp đến truyền nhanh trong các đại biểu. Các đại biểu đứng ngồi không yên tại khu đồi cọ để ngóng Bác. Bỗng có tiếng reo:

- Bác đến, Bác đến!

Tiếng hô ''Bác Hồ muôn năm!'' cùng những tiếng vỗ tay vang ran núi rừng. Bác xuống ngựa, giơ tay ra hiệu cho mọi người, ý nói đừng nên làm ồn, cần giữ bí mật. Bác đi nhanh về phía dãy nhà tranh, nơi ăn, ngủ của các đại biểu. Lúc ấy trời đã bắt đầu nóng, Bác kéo chiếc khăn mặt thấm mồ hôi. Đôi dép cao su của Bác phủ đầy bụi đường. Chiếc mũ cát Bác đội cũng lấm tấm những hạt bụi đỏ bám vào. Phong độ Bác hết sức nhanh nhẹn, chứng tỏ Bác còn khoẻ. Đồng chí phụ trách việc đón tiếp mời Bác vào nhà khách uống nước. Nhưng Bác lại đi thẳng xuống nhà ăn, nhà bếp, nhà ngủ của các đại biểu. Khi vào đến nhà ngủ, Bác thấy có đại biểu đang nằm trên giường. Bác đoán chắc đồng chí đó mệt, nên lấy tay ra hiệu cho mọi người im lặng, rồi quay ra. Gặp ai, Bác cũng thăm hỏi ân cần:

- Cô làm gì ở đây? - Bác hỏi một chị đang đứng trong nhà bếp.

- Thưa Bác, cháu làm cấp dưỡng.

- Đừng nói làm cấp dưỡng mà nói là nấu ăn phục vụ đại biểu.

- Còn chú? – Bác hỏi một thanh niên đứng bên cạnh bếp.

- Thưa Bác, cháu chuyên lo việc củi đóm phục vụ nhà bếp ạ!

- Tốt! Nhưng nhớ đừng phá rừng đấy nhé.

Mọi người muốn chụp ảnh chung với Bác. Bác đứng ra sắp xếp hàng ngũ, người thấp đứng trước, người cao đứng sau. Bác nói: ''Cao sau thấp trước, tất cả ngước lên''. Câu nói của Bác gây tiếng cười giòn tan, sảng khoái nơi núi rừng Việt Bắc. Sắp xếp xong, Bác đứng vào hàng, rồi bảo đồng chí nhiếp ảnh chụp. Có người đứng cạnh Bác nhưng lại hơi cách xa. Bác kéo tay đồng chí đó lại đứng cho sát vào nhau.

Chụp ảnh xong, Bác cùng ăn cơm với các đại biểu. Cuối bữa ăn, Bác bảo mọi người:

- Các cô các chú nhớ sau khi ăn xong nên xếp bát đũa cho gọn, thứ nào ra thứ ấy, không nên xếp lộn xộn, gây vất vả cho các chị nuôi.

Ăn cơm xong, nghỉ một lát, Bác cùng các đại biểu ra bãi cỏ xanh liên hoan. Hôm ấy là cuối tháng, trời không trăng, nhưng đầy sao. Những ánh sao lấp lánh hiện rõ trên bầu trời xanh. Lá rừng xào xạc, gió thổi từng cơn mát rượi. Ánh lửa đốt lên sáng bập bùng. Chung quanh ánh lửa hồng, mọi người quây quần bên Bác múa ca rộn ràng. Anh là bộ đội, chị là dân công, già, trẻ, gái, trai, người Kinh, người Thổ, công nhân, nông dân, tất cả đều có chung niềm vui vì được quây quần quanh Bác. Bác bắt nhịp cho mọi người hát. Mọi người hát theo nhịp Bác.

Điệp khúc kháng chiến nổi lên theo nhịp tay của Bác Hồ kính yêu.

Đại hội liên hoan Anh hùng, Chiến sĩ thi đua lần thứ nhất khai mạc vào tối 30-4-1952. 154 đại biểu đại diện cho công, nông, binh, trí thức trong cả nước về dự Đại hội. Phiên họp sáng 1-5-1952, Bác đến nói chuyện với Đại hội. Khi Bác bước vào, cả hội trường đứng dậy vỗ tay hoan hô Bác. Bác nêu mục đích thi đua nhằm chuẩn bị chuyển sang tổng phản công để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, hoàn thành dân chủ mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bác khen ngợi bộ đội ta thi đua khá, thể hiện ở những trận thắng liên tiếp trước mặt và sau lưng địch. Các ngành khác đang khởi sắc. Bác mong các ngành thi đua đã khá, nay cần cố gắng thêm. Những ngành còn kém phải cố gắng để theo kịp phong trào. Bác nêu nội dung thi đua, với nhân dân thì ra sức tăng gia sản xuất và tiết kiệm, với bộ đội thì luyện tập giỏi, diệt nhiều địch, khắc phục khó khăn, chấp hành mệnh lệnh, làm tròn nhiệm vụ. Bác dạy cách thi đua, trong bộ đội thì phát huy quân sự dân chủ, với các ngành thì nâng cao kỹ thuật, gom góp sáng kiến, rút kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm, trao đổi và phổ biến kinh nghiệm. Bác nêu hình ảnh sáng kiến và kinh nghiệm cũng như những con suối nhỏ chảy vào sông to, những sông to chảy vào bể cả. Bác nói rằng, trí khôn, sáng kiến, học hỏi, tiến bộ và tinh thần hy sinh của người ta không có giới hạn, nó cứ tiến mãi. Vì vậy, mức thi đua cũng không thể giới hạn, nó cứ tiến lên mãi. Thi đua là một biểu hiện của yêu nước một cách thiết thực nhất. Đánh giá lòng yêu nước bằng thi đua là chính xác nhất. Những người thi đua là những người yêu nước nhất, những người tôi trung của nhân dân, người con hiếu của Tổ quốc. Bác nhắc lại khẩu hiệu của thi đua là:

Người người thi đua,

Ngành ngành thi đua

Ta nhất định thắng,

Địch nhất định thua.

Câu nói của Bác thực sâu sắc, ý nghĩa làm sao. Nhưng lại được biểu hiện bằng những ngôn từ giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, nên khi Bác vừa nói xong chúng tôi đã thuộc lòng./.

Còn nữa

Huyền Anh (tổng hợp)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/