Sau lời phát biểu của Bác, nhiều đồng chí lần lượt đọc báo cáo điển hình. Anh Ngô Gia Khảm được báo cáo đầu tiên. Nhìn khuôn mặt anh với những nét nhăn nheo, vá víu, hậu quả của những đợt thí điểm sản xuất thuốc nổ, làm tất cả chúng tôi đã không cầm được nước mắt. Gương mặt anh là sự tái hiện của những ngày của năm 1944 lầm lũi, âm thầm cùng vài anh em sản xuất vũ khí. Lúc ấy, công binh xưởng của các anh nghèo nàn làm sao. Một chiếc máy tiện cũ, bộ chày cối để tán thuốc, chiếc lò nấu gang bên cái bễ thụt, một gian nhà cát làm khuôn đúc. Phương tiện thiếu thốn, lại phải ăn cơm nắm muối vừng để ''thụt thịt kéo bễ'' nấu gang đúc vỏ lựu đạn. Vất vả, thiếu thốn, đói khổ là thế, nhưng người anh hùng ấy không một lời rên rỉ, kêu ca. Cần mẫn làm việc như con ong, cái kiến. Thất bại một lần, làm lại một lần, thất bại hai lần, làm lại hai lần... Sự kiên nhẫn đưa anh đến thành công. Quả lựu đạn đầu tiên do anh sản xuất đã được trao cho bộ đội và các anh bộ đội đã dùng nó giết được 11 tên phát xít Nhật tại chiến khu Hoàng Hoa Thám. Từ đấy, anh càng say sưa sản xuất vũ khí phục vụ kháng chiến. Quá trình thử nghiệm, nhiều lần bị thương, máu mồm máu mũi ộc cả ra, mắt mờ, da mặt trên má, trên tay bị cháy xém loang lổ... Người cháu của Ngô Gia Tự là như vậy đó.

Anh Khảm báo cáo xong, Bác đến bên cạnh ôm hôn anh, rồi nói với Đại hội rằng, đây là một tấm gương đầy tinh thần trách nhiệm, có ý chí cao, tận tâm phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân. Một dân tộc mà có nhiều người như Khảm thì một thằng Pháp, chứ mười thằng Pháp, chúng ta cũng đánh thắng.

Sau Ngô Gia Khảm, các anh Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh, La Văn Cầu... lần lượt lên báo cáo. Đại hội đã bầu ra ba anh hùng lao động: Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh và bốn anh hùng quân đội Cù Chính Lan (truy tặng), La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên và Nguyễn Quốc Trị. Bảy bông hoa nở đầu tiên trong vườn hoa kháng chiến hương thơm ngào ngạt. Bác đến bắt tay và ôm hôn các anh hùng và nói đại ý: Hiện nay chúng ta mới có 7 anh hùng và trên 100 chiến sĩ thi đua. Con số này rồi đây sẽ tăng lên hàng vạn, hàng triệu. Kháng chiến nhất định thắng lợi vì nhân dân ta có tinh thần yêu nước, vì quân đội ta quyết chiến quyết thắng, vì chúng ta có những anh hùng và chiến sĩ thi đua. Càng gần thắng lợi, gian nan càng nhiều, càng khó khăn, gian nan càng phải thi đua, càng thi đua, kháng chiến càng mau thắng lợi. Bác mong các anh hùng và chiến sĩ thi đua đã cố gắng, cần cố gắng mãi, tránh sự tự kiêu tự đại, vì bệnh này nguy hiểm hơn kẻ thù đế quốc.

Thực hiện lời dạy của Bác cần nhân điển hình thi đua, ngày 13-8-1952, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quyết định phát động phong trào thi đua lao động với tinh thần Ngô Gia Khảm. Khi hiệu lệnh thi đua phát ra, phong trào được triển khai nhanh chóng xuống các cơ sở sản xuất. Qua phong trào thi đua Ngô Gia Khảm, công đoàn đã tập hợp đông đảo lực lượng công nhân làm việc có năng suất cao, phục vụ kháng chiến. Công nhân ngành giao thông thi đua bảo đảm giao thông thông suốt, làm mới hàng nghìn cây số đường bộ, bắc trên 1000 chiếc cầu. Trong chiến dịch Tây Bắc, Tổng Liên đoàn huy động gần 20 vạn công nhân làm nhiệm vụ phục vụ chiến dịch. Hàng nghìn tấn hàng được vận chuyển ra chiến trường, phục vụ bộ đội đánh thắng. Sức sống của phong trào được tập hợp trong các báo cáo gửi lên Bác. Bác vui mừng trước những thành tích mới của công nhân. Báo Nhân Dân thời gian này liên tiếp đăng bài ''Của Bác'' (CB) biểu dương tinh thần thi đua của công nhân. Qua những bài báo, Bác biểu dương chị Nguyễn Thị Đ, chiến sĩ thi đua ngành giao thông hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Địch bắt chị, tra khảo tới mức thổ huyết, băng huyết, nhưng chị vẫn nêu cao tinh thần ''hy sinh nào quản chi thân phận mình''. Một hôm, nhân lúc trong đồn địch lộn xộn, chị Đ bỏ trốn. Vừa bò, vừa chạy đến ao rau muống, chị ngâm mình dưới ao suốt một ngày để tránh địch. Chờ đêm tối, chị mò lên, tìm về cơ sở, Bác viết về chị Đ bằng những vần thơ hùng tráng:

Mấy phen chìm, nổi, lênh đênh,

Mà lòng kháng chiến trung trinh không sờn.

Anh Nguyễn Văn Thường, chiến sĩ thi đua, người đã được gặp Bác tại Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua, được Bác biểu dương trên báo Đảng, với những chiến công bắc cầu thông đường. Bác viết: ''Anh Thường thật xứng đáng với danh hiệu ''chiến sĩ lao động'' toàn quốc''. Hình ảnh cô Mao, chú Đoan... bình dị, chân chất, ''hiền như củ khoai'', vậy mà lại nổi lên như những trang sáng chói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong phong trào thi đua yêu nước, được Bác nêu gương trên báo Đảng. Trong một cuộc  họp của Bộ Chính trị từ ngày 24 đến ngày 25-9-1952, Bác nêu yêu cầu cán bộ cấp cao cần viết bài cổ động phong trào thi đua, gửi đăng báo Đảng, coi đó là một trong những mục tiêu chính trị của Trung ương. Những bài báo cổ động thi đua, theo Bác nên viết ngắn, gọn, cụ thể, dễ hiểu, không nói nguyên tắc, mà nên đi thẳng vào vấn đề chủ chốt nhất. Không chỉ viết bài đăng báo cổ vũ cho thi đua, Bác còn tranh thủ đến thăm các nhà máy, công binh xưởng. ''Trại Kiến Thiết'' (sau này mang tên nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo) là một trong những cơ sở được Bác về thăm. Đến trại Kiến Thiết, Bác đi thẳng vào nhà ăn kiểm tra việc phục vụ công nhân ăn uống, sau mới xuống các phân xưởng. Bác hỏi công nhân: “Ở đây các cô các chú có thi đua không?''. Rồi Bác giải thích về thi đua không phải là ganh đua, mà mỗi người phải gắng sức làm việc. Người công nhân bây giờ phải làm chủ xí nghiệp, đạt năng suất cao, không thể làm theo kiểu ''ăn cơm chùa đánh chuông chùa''. Dạo ấy, một số thanh niên của Trại Kiến Thiết muốn ''bay nhảy"'ra chiến trường, muốn lập công nơi khói bụi chiến binh, muốn chết ở bãi chiến trường, chứ không muốn ở lại trại để sản xuất. Anh Nguyễn Lương Bằng, người phụ trách về mặt tinh thần của nhà máy, báo cáo lên Bác về tư tưởng không đúng này. Bác liền viết thư về trại, khuyên nhủ công nhân trẻ không nên ''đứng núi này trông núi nọ'', làm việc gì và làm ở đâu đều là phục vụ nhân dân, phải yên tâm công tác theo sự phân công của cách mạng. Thư Bác đã thức tỉnh lòng người. Tất cả đều kính dâng lên Bác lòng quyết tâm thi đua lập công ở hậu phương, coi đó như chiến công ở tiền phương. Từ đấy, phong trào thi đua của trại càng sôi nổi. Công đoàn viết thư báo cáo lên Bác. Bác đọc thư, mừng lắm, tự tay đánh máy vài dòng gửi về động viên anh em:

“Bác rất vui lòng nhận được thư của công đoàn. Bác biết các cô các chú có tiến bộ. Bác mong mọi người cố gắng thêm để tiến bộ nhiều, tiến bộ mãi.

Chào thân ái và quyết thắng,

Hồ Chí Minh''.

Cuộc kháng chiến bước vào năm thứ tám, thì hiệu kèn tổng phản công đang chuẩn bị thổi. Tháng giêng năm 1953, Hội nghị lần thứ tư của Trung ương Đảng họp. Tại Hội nghị, Bác đọc một bản báo cáo quan trọng, nhận định toàn bộ cục diện chiến tranh từ đầu năm 1952, rồi đi tới kết luận rằng:''Từ nay cuộc chiến tranh giữa ta với địch sẽ gay go, phức tạp hơn''. Để đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, Bác nhấn mạnh đến việc lãnh đạo kháng chiến và chính sách quân sự, đồng thời phát động phong trào thi đua giết giặc lập công mới. Thực hiện chỉ thị của Bác và Trung ương, toàn dân và toàn quân ra sức chuẩn bị cho đông- xuân 1953-1954 thắng lợi. Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp bàn về chủ trương tác chiến đông xuân, khẳng định sự đúng đắn của phương hướng chiến lược mà Hội nghị lần thứ tư của Trung ương Đảng đã vạch ra. Tại Hội nghị, Bác kết luận: ''Phương hướng chiến lược không thay đổi'', đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng, phối hợp trên phạm vi cả nước và phối hợp trên toàn Đông Dương. Sự chỉ đạo chiến tranh tài tình của Đảng và của Bác đã mang lại thắng lợi cho ta trong cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954. Tháng 10-1953, địch mở Chiến dịch Hải Âu (Mouette) đánh lớn vào Tây Nam Ninh Bình và ven biển Thanh Hoá. Phó Tổng thống Mỹ R.Níchxơn đích thân đến chợ Ghềnh thuộc Ninh Bình để hà hơi tiếp sức cho quân Pháp. Nhưng chúng đã vấp phải sức chống cự rất quyết liệt của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, buộc phải rút quân, để lại trên 4000 xác chết.

Sau Chiến thắng Hải Âu, bộ đội ta hành quân lên Tây Bắc và tiến sang Trung Lào. Trước nguy cơ đổ vỡ, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Bộ đội chủ lực của ta gấp rút hành quân lên Lai Châu, nhằm cắt đứt đường Lai Châu - Điện Biên Phủ, không cho chúng liên lạc với nhau. Lúc này, chúng quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một pháo đài kiên cố, sẵn sàng tiêu diệt bộ đội ta. Bác và Bộ Chính trị họp bàn và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Các đại đoàn hùng mạnh lần lượt hành quân lên Điện Biên Phủ, trong khi đó ở hậu phương, chúng tôi tổ chức và huy động một lực lượng lớn công nhân, nông dân sẵn sàng phục vụ chiến dịch. Khẩu hiệu ''Hậu phương thi đua với tiền phương'' được dấy lên sôi nổi chưa từng thấy. Để có đường cho xe cơ giới và pháo binh, công nhân cầu đường phối hợp với các đơn vị dân công khác và công binh làm việc suốt ngày đêm dưới làn bom địch, làm mới và sửa chữa được nhiều tuyến đường quan trọng từ các ngả lên Tây Bắc, từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ, từ Thanh Hoá lên Điện Biên Phủ. Các phương tiện vận tải được huy động triệt để. Hàng vạn xe đạp thồ, cùng thuyền, ca nô, ô tô của công đoàn vận tải được huy động cho chiến dịch, Tính chung trong cả chiến dịch, các cấp công đoàn đã huy động được gần 21.000 xe đạp thồ, 11.800 thuyền mảng, ca nô, 500 ngựa thồ, hơn 260 nghìn dân công phục vụ chiến dịch. Công nhân lái xe ô tô vận chuyển được 4.488.000 tấn/km ra tiền tuyến. Phong trào ''tăng chuyến, vượt cung, bảo đảm trọng tải, tiết kiệm xăng dầu, đưa hàng về đích sớm'' được công nhân lái xe hưởng ứng. Tất cả những thành tích đó đều được tập hợp báo cáo lên Bác. Tháng 12-1953, Bác gửi thư khen ngợi cán bộ cung cấp và dân công:

''Thu Đông năm nay, các cô các chú lại ra tiền tuyến... để cùng bộ đội giết giặc giải phóng đồng bào ta.

Bác gửi lời thăm các cô các chú và mong các cô các chú ra sức thi đua:

- Chịu đựng gian khổ.

- Vượt mọi khó khăn.

- Giúp sức bộ đội, tranh nhiều thắng lợi.

- Hoàn thành nhiệm vụ vượt mức.

Đồng thời các cô các chú phải giữ vững chính sách của Đảng và Chính phủ.

Bác chờ thành tích của các cô các chú để khen thưởng.

Chào thân ái và quyết thắng.

Hồ Chí Minh''

Công cuộc chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ được chuẩn bị rất khẩn trương từ cuối năm 1953. Bác chỉ thị đây là ''chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được''. Trung ương Đảng và Bác quyết định thành lập Đảng uỷ và Bộ chỉ huy mặt trận do anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) trực tiếp làm Bí thư và Chỉ huy trưởng. Anh Tô (Phạm Văn Đồng) được chỉ định là Chủ tịch hội đồng cung cấp cho mặt trận. Chúng tôi được Bác phân công huy động lực lượng, phương tiện phục vụ tiền tuyến và động viên hậu phương. Ngày 22-12-1953, Bác trao cờ ''Quyết chiến quyết thắng'' cho quân đội, động viên bộ đội thi đua giết giặc, lập công. Khi công việc chuẩn bị đã xong, ngày 11-8-1954, Bác gửi thư động viên bộ đội vào trận:

“Các chú sắp ra mặt trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang... Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới''.

Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng, Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu. Từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc Chiến dịch, Bác thường xuyên chỉ đạo và theo dõi sát. Trong những ngày chiến dịch, Bác đóng ''đại bản doanh'' tại xã Hồng Thái, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Khi chiến dịch sắp kết thúc, Bác chuyển về làng Hản cũng thuộc huyện Sơn Dương. Khi thắng lợi hoàn toàn, Bác chuyển ra ở Văn Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tuy ở Việt Bắc, song mọi diễn biến cả về phía ta và phía địch, Bác nắm rất vững. Tại Việt Bắc, tháng 8-1954, nhà báo Bớcsét có hỏi Bác về tình hình Điện Biên Phủ. Bác đặt ngửa chiếc mũ lên bàn, chỉ vào đáy mũ, nói: ''Đây là Điện Biên Phủ, thung lũng có núi bao bọc chung quanh''. Sau đó, Bác vòng tay theo vành mũ, nói tiếp: ''Quân viễn chinh Pháp ở dưới thung lũng này, chúng tôi từ trên núi ở chung quanh bao vây chúng. Chúng nhất định không thể thoát được''. Thực tiễn Điện Biên Phủ đã chứng minh cho nhận định của Bác là hoàn toàn đúng.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, hết sức mưu trí, hết sức oanh liệt, hết sức dũng cảm, chiến đấu với tinh thần ''người trước ngã người sau tiến'', ngày 07-5-1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn. Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng'' của Bác phất cao và tung bay trên bầu trời Điện Biên Phủ. Tin thắng trận bay về Việt Bắc, Bác và chúng tôi cứ ôm nhau mừng rơi nước mắt. Bác liền viết thư cho cán bộ và chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ, báo tin khao quân. Tin vui thắng trận Điện Biên Phủ làm cho nguồn thơ trong Bác lại chảy dạt dào. Bác làm nhiều bài thơ ca ngợi chiến dịch: ''Thế là quân ta đã toàn thắng. Toàn thắng là vì rất cố gắng''. Trong bài “Nava chinh phụ ngâm'' Bác viết:

Thủa trời đất nổi cơn gió bụi

Khiến Nava nhiều nỗi trân chuyên,

Thua to ở trận Điện Biên,

Vì ai kế hoạch mà nên nỗi này.

Cút về Tây tấm lòng xấu hổ,

Xấu hổ này biết đổ ai đây

Bước chân lên chiếc tàu bay

Bước đi mỗi bước giây giây lại dừng.

Quân kháng chiến tưởng chừng dễ xực,

Nào ngờ Na hết sức chủ quan,

Hơn hai mươi mốt tiểu đoàn,

Chỉ trong một trận tan hoang tơi bời.

Thôi, Na hãy cút về nước mẹ.

Quyền chỉ huy để lại Salăng.

  1. đi S. lại lăng nhăng

Thằng đi, thằng ở, chẳng thằng nào hơn.

Trong một bài báo, Bác viết: ''Xưa kia vua Pháp là Napôlêông đã gặp một Điện Biên Phủ ở Mạc Tư Khoa (năm 1812) và một Điện Biên Phủ khác ở Oatéclô (năm 1815)''. Bọn chúng không biết rút kinh nghiệm nên lại có Điện Biên Phủ ở Việt Nam.

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Trong những ngày Thủ đô sắp giải phóng, tôi xin phép Bác cho vào nội thành Hà Nội để tổ chức công nhân đấu tranh giữ máy lại, quyết không cho Pháp mang đi. Bác bảo tôi ở lại họp Hội nghị Trung ương. Công việc này có thể cử đồng chí khác đi. Chúng tôi gài một đội công tác công nhân vào thành Hà Nội làm nhiệm vụ vận động công nhân giữ máy lại. Công việc này làm có kết quả tốt. Từ trong thành báo ra: Ngày 09, 10-9-1954, chủ Nhà máy Điện Bờ Hồ định mang hết máy búa, máy đặt cột đèn, máy đo sức điện, cần cẩu đi Hải Phòng rồi chuyển vào Nam Bộ, nhưng công nhân đã đấu tranh giữ lại. Ở Sở Xe lửa, chủ định chở than đi Hải Phòng, công nhân không chịu xúc. Ngày 21-9-1954, chủ còn định chở đi 2 toa dụng cụ, công nhân đấu tranh giữ lại. Trong các ngày 27, 28-9-1954, tên chủ lại định đem 3 tàu đi Hải Phòng, công nhân phản đối và cử đại biểu đấu tranh giữ lại được. Còn công nhân bưu điện ở ngay tại sở suốt nửa tháng để bảo vệ công sở, v.v … Nhờ có ''cuộc vận động ngầm'', nên công nhân đã giác ngộ giữ lại được nhiều máy móc quan trọng, để đến khi chúng ta về Thủ đô, có thể tận dụng nó để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Sau 8 năm xa Hà Nội, nay do thắng lợi của cuộc kháng chiến, Bác, Trung ương, Chính Phủ và các cơ quan, đoàn thể vui mừng trở về Thủ đô. Trên đường về Thủ đô, ngày 19-9-1954, Bác đến thăm Đại đoàn quân Tiên phong đang tập kết ở Phú Thọ chuẩn bị về tiếp quản Hà Nội. Trên sườn núi Nghĩa, dưới mái đền Hùng, cán bộ và chiến sĩ quây quần nghe Bác nói chuyện. Với giọng ấm áp, Bác nói: ''Bác cháu ta gặp nhau ở đây tuy tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Trải qua bao thời đại đấu tranh, ông cha ta mới giữ được Thủ đô. Tám, chín năm qua, do quân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế, các chú được Trung ương và Chính phủ giao cho nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô là được nhận một vinh dự rất lớn''.

Được Bác động viên, cổ vũ, Đại đoàn quân Tiên phong cùng các đơn vị bộ đội khác, từ các ngả đường Việt Bắc, trung du và đồng bằng hăng hái tiến về Hà Nội. Sáng 10-10-1954, đại quân ta từ các ngả gồm bộ binh, pháo binh, cơ giới, mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội. Thủ đô hoàn toàn giải phóng.

Ngày 10-10-1954, Bác về đến Hà Nội, Bác kêu gọi đồng bào hãy ra sức giữ gìn trật tự trị an, nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống. Điều mong muốn của Bác là mọi người hãy đưa hết tài đức ra để khôi phục Thủ đô và xây dựng nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập và dân chủ.

Ngày 12-10-1954, Hội đồng Chính phủ do Bác chủ toạ, đã họp phiên đầu tiên tại Hà Nội, sau tám năm xa cách Thủ đô đi kháng chiến.

Ngày 16-10-1954, tại Phủ Chủ tịch, Bác tiếp các đại biểu nhân dân Hà Nội đến chào Bác.

Ngày 25-l0-1954, Bác triệu tập chúng tôi đến họp Bộ Chính trị, bàn về tình hình và đề ra nhiệm vụ mới, chuẩn bị cho Đại hội Mặt trận Liên Việt, phân công phụ trách công tác của các uỷ viên Bộ Chính trị trong tình hình mới. Tại cuộc họp, Bác nêu một số vấn đề cấp bách để củng cố miền Bắc và chiếu cố miền Nam. Bác còn nói sẽ cử một đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ đi thăm Trung Quốc và Liên Xô...

Sáng ngày 01-01-1955, 25 vạn đồng bào Hà Nội thuộc đủ các tầng lớp họp mít tinh tại quảng trường Ba Đình lịch sử, chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác trở về Thủ đô sau 8 năm kháng chiến. Hôm ấy, tôi cũng được vinh dự cùng Bác và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đứng trên lễ đài. Tại buổi lễ, Bác chúc đồng bào năm mới vui vẻ, mạnh khoẻ, cố gắng và tiến bộ. Bác nêu nhiệm vụ sắp tới mà đồng bào cả nước cần chung vai gánh vác. Đây là một sự kiện chính trị trọng đại. Nó kết thúc một thời kỳ chiến đấu oanh liệt và hy sinh của dân tộc ta chống lũ sói cầy thực dân. Nó mở ra một trang sử mới hết sức huy hoàng.

Tôi muốn dừng ở đây những dòng hồi ký về Bác. Sau này, nếu có điều kiện, tôi sẽ viết tiếp những kỷ niệm về Bác trong những ngày xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống mỹ cứu nước.

Chúng ta đã viết nhiều về Bác. Nhưng vẫn cảm thấy thiếu. Thiếu vì sự nghiệp của Bác hết sức lớn lao, trong khi đó, chúng ta vẫn chưa phản ánh được đầy đủ. Thiếu vì tư tưởng của Bác lớn lao, song trình độ của chúng ta còn thấp, chưa phân tích được hết. Nhưng tôi nghĩ rằng, chúng ta không chỉ nói về Bác, mà điều quan trọng là chúng ta đã làm được gì theo lời Bác dạy. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi là một dấu mốc nói rằng chúng ta đã thực hiện xuất sắc lời dạy của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do''. Khi cả nước bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã trải qua biết bao thử nghiệm, tìm tòi thất bại và thành công đan xen nhau, tất cả đều nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh.

Trong những ngày này, trên tay tôi thường nâng niu bộ sách ''Hồ Chí Minh toàn tập''. Đọc các trước tác của Bác, tôi thấy đều gói ghém trong dòng tư tưởng nhất quán: ĐỘC LẬP, TỰ DO, HẠNH PHÚC. Sáu chữ ấy thiêng liêng làm sao, nó chứa chan nghĩa nước, ôm ấp tình đời, tình người. Bác nói rằng, giành độc lập là mục tiêu số một. Nhưng khi mục tiêu số một đạt được rồi, mục tiêu số hai: Tự do, hạnh phúc lại trở thành số một. Bác nói: ''Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì''. Đầu năm 1946, trong bài phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của Uỷ ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Bác nhấn mạnh: ''Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết có giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ''. Từ sau ngày nước nhà độc lập, lúc nào Bác cũng căn dặn cán bộ phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân. Bác nói: ''Nếu dân đói Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi... Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được''. Đó là những lời ân tình của Bác đối với nước, với dân.

Lời nói của Bác có được thực hiện hay không, điều này còn phụ thuộc vào lương tâm, nhận thức, hành động, trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội. Làm sao, mỗi con người đều có lương tâm gom góp phần mình vào xây dựng xã hội tương lai. Đó là chuẩn mực của đạo đức mà Bác đã dạy chúng ta và chỉ có chuẩn mực ấy mới có thể đưa chúng ta tới chủ nghĩa xã hội, ấm no, hạnh phúc./.

Hết

Huyền Anh (Tổng hợp)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/