1. Người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị phạt nặng, thậm chí có thể bị đi tù

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi gồm 9 chương, 125 điều có hiệu lực từ ngày 01-01-2016 và một số điều chỉnh theo Luật Hình sự bắt đầu có hiệu lực từ 01-01-2018. Trong đó, Luật này có quy định rất rõ nếu người sử dụng lao động trốn đóng BHXH sẽ bị phạt nặng, thậm chí có thể bị đi tù.

Theo đó, người sử dụng lao động gian dối, dùng thủ đoạn để không đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn cho người lao động hoặc đóng không đầy đủ từ 6 tháng trở lên, ngoài việc bị phạt hành chính sẽ còn bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Luật mới cũng quy định phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng năm đến 3 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp như sau: Phạm tội 2 lần trở lên; trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động; nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng.

Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 - 7 năm nếu phạm tội thuộc các trường hợp sau: Trốn đóng bảo hiểm 1 tỷ trở lên; trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động…

  1. Sửa đổi quy định về thanh tra BHXH

Nghị định số 161/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Điều 12 Nghị định số 21/2016/NĐ-CP định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm xã hội, có hiệu thi hành từ ngày 15/02 nêu rõ:

Từ 15/02 bỏ quy định về việc cho phép cơ quan bảo hiểm xã hội được trích một phần khoản phạt lãi chậm nộp phát hiện qua thanh tra để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng 3 loại bảo hiểm là bảo hiểm y tế, xã hội và tự nguyện.

  1. Quy định đóng bảo hiểm xã hội gồm mức lương, phụ cấp và khoản bổ sung khác

Theo Khoản 3, Điều 4, Thông tư số 47/2015/TT-BLĐXH, các khoản bổ sung khác được ghi trong hợp đồng là: “Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương; Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động”.

Cũng theo Thông tư trên, các khoản bổ sung khác không phải đóng BHXH chủ yếu là không cố định, như: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác...

  1. Tăng thời gian làm việc để hưởng 75 % lương hưu

Theo quy định của Luật BHXH, từ ngày 01/01/2018, lao động nam có đủ 31 năm làm việc có tham gia BHXH mới có thể nhận lương hưu bằng 75 % mức đóng BHXH, với lao động nữ là 31 năm. Trước đó, lao động nam đủ 30 năm và lao động nữ đủ 25 năm đóng BHXH sẽ nhận được mức lương hưu bằng 75 % tiền đóng BHXH hàng tháng.

  1. Hỗ trợ tối đa 30% kinh phí tham gia BHXH tự nguyện

Đây là một nội dung của Nghị định số 134/2015/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

Được hỗ trợ tối đa 30 % kinh phí. Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn, cụ thể:

Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.

Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).

Ma Lệ Minh (Tổng hợp)

Bài viết khác: