Thuật ngữ “Nhà nước kiến tạo” chưa được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến lúc sinh thời. Tuy nhiên, vấn đề kiến tạo (kiến thiết) phát triển đất nước (quốc gia) đã được Người đề cập nhiều với các khía cạnh khác nhau trong các tác phẩm, bài viết và nói của mình. Sự kiến tạo phát triển quốc gia, tức “kiến quốc”(1), hay kiến thiết quốc gia phát triển, xây dựng xã hội mới tốt đẹp, xây dựng và phát triển đất nước bền vững chính là những mục tiêu mà Người đã xác định và quyết tâm thực hiện trong suốt cuộc đời cách mạng của mình.

Ở Việt Nam, nói đến Nhà nước kiến tạo phát triển là muốn nói đến vai trò trung tâm của Nhà nước trong việc tạo môi trường, điều kiện để mọi cá nhân, các tầng lớp nhân dân trong xã hội có thể phát huy năng lực, sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và cho cả dân tộc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam có các đặc trưng chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước phải là Nhà nước “phục vụ nhân dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiệm vụ của chính quyền dân chủ là phục vụ nhân dân”. Phục vụ nhân dân là nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước phải “làm phần việc của mình, vì lợi ích chung”(2). Theo đó, Nhà nước phục vụ tức là mỗi công dân, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp nhân dân đều có thể hưởng “quyền dân chủ”, như “quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ”(3), “đuổi Chính phủ”, quyền “được làm chủ” trong xã hội; hay quyền “làm đầy tớ” của công dân, một khi được đông đảo các công dân bầu trực tiếp hoặc gián tiếp vào bộ máy Nhà nước các cấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân là chủ thì chính phủ phải là đầy tớ”(4). Điều đó có nghĩa, mỗi công dân Việt Nam có lòng yêu nước, yêu đồng bào, không phân biệt giới tính, đảng phái, đều có thể trở thành “đại biểu” Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; đều có thể trở thành các “ủy viên” (thành viên), hay cán bộ lãnh đạo, quản lý (gọi chung là lãnh đạo) chủ chốt trong Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.

Nhà nước phục vụ là muốn nói đến đội ngũ cán bộ trong bộ máy Nhà nước phải là những “công bộc”, những “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”; các mục tiêu phát triển của quốc gia cần phải được thực hiện, bảo đảm công bằng về giá trị, quyền lợi giữa các tầng lớp nhân dân, như giữa cá nhân và tập thể, giữa các nhóm (giai cấp, dân tộc, tôn giáo) và cộng đồng quốc gia. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dưới chế độ dân chủ cộng hòa… Nhân dân có nghĩa vụ, đồng thời có quyền lợi. Nhân dân có quyền tự do tư tưởng, tự do tổ chức, tự do tín ngưỡng,v.v...”(5); rằng: “Nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm”(6).

Thứ hai, trong bộ máy Nhà nước, Chính phủ phải “liêm khiết”, “toàn dân đoàn kết”, “biết làm việc”.

Chính phủ là một trong những cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Nói đến Chính phủ là nói đến việc cầm quyền thông qua các nhà lãnh đạo, quản lý trong Chính phủ của quốc gia. Nhà nước kiến tạo sự phát triển đất nước phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ các nhà lãnh đạo. Đội ngũ này sử dụng quyền lực (quyền hạn) do nhân dân trao cho (trực tiếp hoặc gián tiếp) bằng luật pháp và các công cụ cưỡng chế. Nhưng khi có quyền hạn trong tay, một số người có thể bị “tha hóa” do mắc phải các căn bệnh kiêu ngạo, hống hách, hủ hóa, quan liêu, dẫn đến tham nhũng, lãng phí. Đây là các nguy cơ chủ yếu được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra và tìm cách ngăn ngừa bằng việc xây dựng Chính phủ liêm khiết, trong đó đội ngũ cán bộ phải liêm khiết, biết làm việc, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Trong lời tuyên bố trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2 khóa I ngày 31/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái”; “Chính phủ sau đây là một Chính phủ liêm khiết”; “Chính phủ sau đây là một Chính phủ biết làm việc”(7).

Chính phủ toàn dân đoàn kết là Chính phủ xây dựng, thực hiện các chính sách hợp với lòng dân, biết khai thác sức sáng tạo của nhân dân vào phát triển kinh tế, xã hội. Chính phủ liêm khiết là Chính phủ minh bạch, đội ngũ cán bộ trong Chính phủ không vướng vào các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Chính phủ biết làm việc là Chính phủ năng động, có trách nhiệm giải trình, có tinh thần trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân. Đây được coi là các yếu tố cơ bản để Chính phủ có thể kiến tạo sự phát triển quốc gia.

Để xây dựng Chính phủ liêm khiết, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu đội ngũ cán bộ phải “thanh khiết từ to đến nhỏ”; đồng thời chỉ ra, cần phải có biện pháp phòng chống các tệ nạn tham ô (tham nhũng), lãng phí từ “gốc rễ”. Người đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước: “Các cấp ủy và cán bộ cần tìm cho ra gốc rễ tham ô, lãng phí”(8). Gốc rễ là muốn nói tới hiện tượng đa dạng về chủ thể, hành vi, tính chất của tham nhũng, lãng phí, bắt nguồn từ căn bệnh quan liêu, gắn liền với chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, chưa có cơ chế ngăn ngừa hiệu quả. Do vậy, tham nhũng, lãng phí rất cần phải được phòng chống từ gốc rễ bằng các biện pháp khác nhau, tức phải vừa “chống” và “phòng” các căn bệnh này. Chống tham nhũng, lãng phí từ gốc rễ là ngăn chặn các hành vi tham nhũng, lãng phí đã được phát hiện ở phần trên; còn phòng tham nhũng, lãng phí là phòng ngừa các hành vi tham nhũng, lãng phí chưa được phát hiện từ phần dưới gốc rễ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để phòng chống tham nhũng, lãng phí từ gốc rễ cần phải xây dựng thể chế dân chủ, pháp quyền. Ngay từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Người đã đề cập đến sự cần thiết phải đấu tranh với các nhà cầm quyền nước Pháp để nhân dân Việt Nam có các quyền dân chủ, quốc gia có “pháp quyền”(9) nhằm kiểm soát sự tha hóa của quyền lực Nhà nước nói chung, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí nói riêng, thực hiện các mục tiêu là quốc gia dân chủ cộng hòa.

Để xây dựng Chính phủ toàn dân đoàn kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải biết tập hợp các nhân tài trong các tầng lớp nhân dân, bất kể người đó ở trong hay ngoài Đảng vào Chính phủ để “gánh vác việc nước”. Một tháng sau thành công của Cách mạng Tháng Tám (1945), Người đã căn dặn các Ủy ban nhân dân rằng: “Việc dùng nhân tài, ta không nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe. Miễn là không phản lại quyền lợi dân chúng, không phải là Việt gian, thân Pháp, thân Nhật, có lòng trung thành với Tổ quốc là có thể dùng được. Tài to ta dùng vào việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực làm việc gì ta đặt ngay vào việc ấy”(10).

Để xây dựng Chính phủ biết làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cán bộ phải nắm vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo. Nguyên tắc này đã được Người chỉ rõ trong bài viết “Cách làm việc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”(11). Theo Người, tập thể lãnh đạo là muốn nói tới cách làm việc của tập thể “đại biểu” trong đại hội Đảng, cơ quan Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; cá nhân phụ trách là muốn nói tới cá nhân lãnh đạo phải gắn liền với “trách nhiệm” của mình (các thành viên, ủy viên) trong ban chấp hành của Đảng, cơ quan Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. Lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ nghĩa là vừa có tập thể lãnh đạo xây dựng đường lối, chính sách trong Quốc hội (Đảng lãnh đạo), vừa có cá nhân lãnh đạo tổ chức thực hiện các đường lối, chính sách trong Chính phủ (Đảng cầm quyền). Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung”, “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung”(12). Thực chất của nguyên tắc tập trung dân chủ chính là yêu cầu cán bộ cần phải biết gắn “trách nhiệm với quyền hạn” trong lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng tinh thần trách nhiệm của các tập thể, mỗi cá nhân cán bộ trong lãnh đạo cần phải gắn chặt với ba nội dung cơ bản: nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng và làm tròn nhiệm vụ(13). Trong ba nội dung này thì việc nắm vững chính sách được coi như nắm vững phương pháp lãnh đạo dân chủ; việc làm đúng đường lối quần chúng được coi như việc xác định rõ mục tiêu lãnh đạo dân chủ; còn làm tròn nhiệm vụ được coi như vừa xác định rõ mục tiêu (tiêu chí) lãnh đạo dân chủ, vừa đề ra phương pháp (phương thức) lãnh đạo dân chủ của tập thể, mỗi cán bộ. Tức là, cán bộ lãnh đạo có “quyền hạn” (được bầu, bổ nhiệm) cần phải gắn với trách nhiệm của mình; cương vị lãnh đạo càng cao thì trách nhiệm trước Tổ quốc, nhân dân càng nặng nề. Cán bộ cần phải nhận thức rõ rằng, làm lãnh đạo là để “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, chứ không phải để “làm quan phát tài”.

Thứ ba, trong Nhà nước - quốc gia cần có Đảng lãnh đạo, có đội ngũ cán bộ “biết lãnh đạo”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước và quốc gia Việt Nam là các khái niệm tương đồng. Bởi trong Nhà nước, quốc gia Việt Nam đều tồn tại bộ máy quyền lực Nhà nước, trong đó cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội, Chính phủ và tư pháp. Tất cả các cơ quan quyền lực đều thuộc về nhân dân. Người khẳng định: “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân”(14). Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng lãnh đạo trong Nhà nước được hiểu là các đảng viên ưu tú của Đảng giữ vai trò tiên phong, gương mẫu về đạo đức, lối sống; tiên phong về trí tuệ để xây dựng các chính sách, mục tiêu và đề ra các phương pháp tổ chức thực hiện hiệu quả, được lòng dân. Đảng viên giữ vai trò lãnh đạo, quản lý trong bộ máy Nhà nước hay trong quốc gia Việt Nam được coi là những người “đầy tớ” của nhân dân. Người cho rằng: "Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ cấp nào và ngành nào - đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân"(15).

Trong bài “Đảng lãnh đạo kháng chiến, kiến quốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích cách lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ, đồng thời kiến thiết đất nước, hay kiến tạo sự phát triển quốc gia Việt Nam. Theo Người, Đảng lãnh đạo để kiến thiết đất nước phát triển phải bằng hai cách chủ yếu:

Một là, lãnh đạo bằng việc đề ra các khẩu hiệu, mục đích và phương pháp (kế hoạch) tổ chức thực hiện, động viên toàn dân đấu tranh phòng chống các kẻ thù làm hại nước, hại dân, như giặc “ngoại xâm”, “nội xâm”, hay các quan điểm, cách làm “cũ kỹ”, không tiến bộ trong xây dựng và phát triển đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Khẩu hiệu chính trị đúng, thì toàn dân thấy rõ phương hướng, nhận rõ ai là bạn, ai là thù, đoàn kết xung quanh Đảng, để đánh thắng kẻ thù của cách mạng”(16); rằng “xây dựng, kiến thiết đất nước là “một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”(17).

Hai là, “kinh qua đảng viên và các tổ chức của Đảng”(18). Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đảng viên của Đảng thực hiện nhiệm vụ trong bộ máy Nhà nước rất cần phải biết lãnh đạo: “Muốn cho mọi người làm tròn nhiệm vụ, cán bộ Đảng và chính quyền cần biết lãnh đạo”(19). Cán bộ biết lãnh đạo là những người đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Phải nắm vững mục đích (mục tiêu) và phương thức (phương pháp) trong lãnh đạo. Đây là những vấn đề đặc biệt cần thiết đối với mỗi cán bộ trong lãnh đạo, bởi mục tiêu (hiểu biết - lý luận) và phương pháp (thực hành - thực tiễn) là các vấn đề cơ bản nhất của lãnh đạo. Để xác định được mục tiêu đúng đắn, đề ra được phương pháp tổ chức thực hiện hiệu quả, cán bộ cần phải nắm vững lý luận, am hiểu thực tiễn. Không nắm vững lý luận sẽ không thể đề ra được phương pháp lãnh đạo hiệu quả; ngược lại, không am hiểu thực tiễn sẽ không thể xây dựng được mục tiêu đúng đắn trong lãnh đạo. Các vấn đề này đều thuộc về “chính sách”, mà “chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi”(20).

- Phải nhận thức rõ bản chất của “dân chủ” và “thực hành dân chủ”. Dân chủ có tiêu chí dân chủ (mục tiêu) và thực hành dân chủ (phương pháp). Mục tiêu dân chủ được thể hiện ở “dân là chủ”; còn thực hành dân chủ được thể hiện ở “dân làm chủ”. Đây là các vấn đề nhận thức về dân chủ trong lãnh đạo, yêu cầu cần thiết đối với mỗi cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ có chức vụ trong Chính phủ; bởi bảo đảm dân chủ là vấn đề cơ bản nhất trong lãnh đạo, nhằm khai thác sức mạnh của nhân dân trong xây dựng, kiến thiết đất nước. Không xây dựng được các mục tiêu lãnh đạo dân chủ sẽ không đề ra được các phương pháp lãnh đạo dân chủ; và ngược lại. Những vấn đề này đều thuộc về “dân chủ”, mà “dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”(21).

- Phải biết đi đầu, gương mẫu (tiên phong), có trách nhiệm trong lãnh đạo. Điều đó có nghĩa, cán bộ cần phải biết tính chất và hình thức của lãnh đạo, tức cần nắm vững đặc tính (chất lượng) - hoạt động lãnh đạo và đặc điểm (số lượng) - người lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lãnh đạo được hay không, là do đặc tính cách mạng, chứ không phải do số người nhiều ít của giai cấp”(22). Điều đó có nghĩa, hoạt động lãnh đạo không phụ thuộc vào nhiều người hay ít người lãnh đạo, mà phụ thuộc vào tính gương mẫu (chất lượng) của các cán bộ lãnh đạo. Người chỉ rõ: “Nói giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo, thì cụ thể là phải gương mẫu trong sản xuất, gương mẫu trong đời sống”(23). Một người lãnh đạo mà không gương mẫu, không tiên phong về tư tưởng, đạo đức, lối sống thì người đó không biết lãnh đạo; tức những người có tư tưởng, quan điểm “bảo thủ”, “kiêu ngạo”, “lệnh lạc” (phản tiến bộ về quan điểm), như có tư tưởng phong kiến lạc hậu, bảo thủ, hay những người có hành vi “giả dối”, thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm (có lợi ích cá nhân vị kỷ), như các hành vi quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thì đều là những người không biết lãnh đạo để kiến thiết đất nước phát triển.

- Phải khéo lãnh đạo, tức có nghệ thuật lãnh đạo. Điều đó có nghĩa, cán bộ phải biết lãnh đạo một cách “mềm dẻo”, tức lãnh đạo có văn hóa, có nghệ thuật (khéo léo). Phương pháp lãnh đạo này đối lập với phương pháp hay cách thức “chỉ đạo” theo kiểu “mệnh lệnh” trong thời kỳ phát triển nền kinh tế chỉ huy, bao cấp, hoặc trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi phương pháp chỉ đạo theo mệnh lệnh - phương pháp gắn với quản lý - là “làm việc theo cách quan liêu”, khó thuyết phục đối tượng. Theo Người, chỉ đạo theo mệnh lệnh, mặc dù cán bộ vẫn có thể “làm tròn nhiệm vụ”, nhưng nhìn về tổng thể, thực chất thì lại thất bại. Người từng nói: “Làm theo cách quan liêu đó, thì dân oán. Dân oán, dù tạm thời nay có chút thành công, nhưng về mặt chính trị, là thất bại”(24). Lãnh đạo khéo thể hiện ở các việc như đưa ra được nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong xây dựng và thực hiện các đường lối, chính sách; đặc biệt là khéo tổ chức thực hiện các đường lối, chính sách, khéo thuyết phục, khéo làm công tác tư tưởng cũng như dân vận, khéo sử dụng cán bộ, khéo kiểm tra, kiểm soát trong quá trình thực hiện công việc.

Các đặc trưng của Nhà nước kiến tạo phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập hiện nay. Đây có thể được coi là cơ sở lý luận, thực tiễn để Đảng và Nhà nước xác định đúng đắn các mục tiêu, đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại (đầy đủ); đồng thời, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân, vì dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiến tạo sự phát triển quốc gia, thực hiện điều mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”(25).

---------------------------                                    

Ghi chú:

(1),(3),(5),(8),(16),(18),(21),(22) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1995, tr.233, tr.50, tr.219, tr.573, tr.232, tr.232, tr.548, tr.212.

(2) Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, 2005, tr.791.

(4),(6),(11),(12),(20),(24) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 5, tr.60, tr.293, tr.504, tr.505, tr.520, tr.293.

(7),(10) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 4, tr.427, tr.39.

(9) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 1, tr.438.

(13), (19) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 6, tr.346, tr.304.

(14) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 9, tr. 590.

(15) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 10, tr. 323.

(17),(25) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, H.1989, tr.43, tr.50.

(23) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 12, tr.222.

PGS, TS. Nguyễn Hữu Đổng

Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Nguồn http://tcnn.vn

Trần Thanh Huyền (st)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/