Trong bài phát biểu nhậm chức, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã xác định rõ mục tiêu xây dựng Chính phủ mới là “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”(1). Định hướng về một Chính phủ kiến tạo, phục vụ và nỗ lực chuyển đổi hoạt động của Chính phủ là dấu hiệu chuyển biến tích cực mang tính đổi mới về nhận thức và hành động của Chính phủ và Nhà nước ta.

chinh phu kien tao

  1. Nhà nước phát triển

Trước tiên, cần thống nhất thuật ngữ “Nhà nước” (State) và “Chính phủ” (Government). Chúng ta thường dùng Chính phủ để chỉ một bộ phận của Nhà nước thực thi quyền hành pháp. Tuy nhiên, nhiều nước vẫn dùng Chính phủ để chỉ Nhà nước nói chung.

1.1. Mô hình Nhà nước phát triển

Thuật ngữ “Nhà nước phát triển” được Chalmers Johnson (1931 - 2010), nhà nghiên cứu người Mỹ tại Trường Đại học tổng hợp California sử dụng để mô tả những Nhà nước theo một mô hình cụ thể về quản lý và kế hoạch hóa nền kinh tế(2). Trước hết, thuật ngữ Nhà nước phát triển dùng để mô tả, nghiên cứu Nhà nước Nhật Bản sau năm 1945 với những bước phát triển và hiện đại hóa nhanh chóng. Định nghĩa đơn giản nhất về Nhà nước phát triển là Nhà nước mà ở đó Chính phủ gắn bó chặt chẽ với kế hoạch hóa kinh tế vi mô và vĩ mô để phát triển kinh tế và nỗ lực sử dụng các nguồn lực nhằm bảo đảm cho cuộc sống của người dân tốt hơn.

Liên hợp quốc đã đưa ra 4 đặc điểm của Nhà nước phát triển như sau:

- Nhà nước với thể chế chính trị và hợp pháp thực hiện các chức năng yêu cầu;

- Có đội ngũ công chức có năng lực và trung lập bảo đảm thực thi công vụ. Điều này yêu cầu một hệ thống giáo dục mạnh và hệ thống các tổ chức công hiệu quả, ít tham nhũng;

- Quá trình được thể chế hóa, bảo đảm công chức và chính quyền cam kết với các bên hưởng lợi liên quan;

- Hình thành khung phát triển và hệ thống quản lý Nhà nước toàn diện bảo đảm chương trình được thực hiện.

Một số quốc gia được xem là các Nhà nước phát triển như Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia… So sánh tỉ lệ phát triển của các nước này với các nước phương Tây cho thấy có sự khác nhau rất rõ, ví dụ: Nước Mỹ cần khoảng 50 năm để nền kinh tế tăng trưởng gấp đôi vào thời kỳ kinh tế cất cánh ở những năm cuối của thế kỷ 19; đối với nước Anh, ước tính khoảng 60 năm. Nhưng đối với một số nước Đông Nam Á ngày nay cứ 10 năm thì kinh tế tăng trưởng gấp đôi(3).

Theo các nhà nghiên cứu, có các mô hình Chính phủ điều chỉnh (Chính phủ của các nước theo mô hình thị trường tự do); Chính phủ kế hoạch hóa tập trung, quan liêu (Chính phủ của các nước phủ nhận vai trò của thị trường) và Chính phủ phát triển (Chính phủ của các nước coi trọng vai trò của thị trường nhưng không tuyệt đối hóa vai trò này mà tích cực can thiệp để định hướng thị trường). Có thể nói, Chính phủ phát triển nằm ở khoảng giữa của hai mô hình Chính phủ điều chỉnh và Chính phủ kế hoạch hóa tập trung, quan liêu. Đây là mô hình Chính phủ kết hợp được ưu điểm, đồng thời khắc phục được nhược điểm của cả hai mô hình Chính phủ điều chỉnh và Chính phủ kế hoạch hóa tập trung(4).

1.2. Quản lý công mới và quản trị Nhà nước tốt

- Quản lý công mới.

Mô hình quản lý công mới, viết tắt là NPM (New Public Management) là mô hình quản lý của các xu hướng cải cách hành chính thuộc chương trình cải cách của các nước OECD những năm 1970. Người đưa ra ý tưởng này là Thủ tướng Anh Magerete Thatcher và Tổng thống Ronald Reagan của Mỹ(5).

Mục tiêu của mô hình quản lý công mới là làm tăng hiệu quả hoạt động; các nhà quản lý phải tính toán, dự đoán, sáng tạo và năng động để đạt được mục tiêu. Mối quan tâm trước hết là mục tiêu cần đạt được, cụ thể là hiệu quả đo đếm được bằng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá, so sánh giữa kết quả và chi phí. Bên cạnh hiệu quả về mặt kinh tế, thước đo để đánh giá hoạt động quản lý hành chính còn là hiệu quả xã hội (mức độ phục vụ, mức độ thỏa mãn, hài lòng của xã hội đối với nền hành chính…).

Xuất phát từ mục tiêu làm tăng hiệu quả hoạt động của hành chính Nhà nước, các nước áp dụng mô hình NPM đã tìm kiếm các xu hướng cải cách khác nhau, với các xu hướng phổ biến sau:

+ Đơn giản hóa hệ thống quy định, quy tắc;

+ Đẩy mạnh phân quyền;

+ Áp dụng cơ chế thị trường và nhiều phương pháp quản lý hiện đại của doanh nghiệp vào hành chính Nhà nước;

+ Xây dựng đội ngũ nhân viên Nhà nước mang tính chuyên nghiệp với những tiêu chuẩn và thước đo rõ ràng về thực thi công vụ;

+ Tư nhân hóa một phần các hoạt động của Nhà nước, đặc biệt là đối với các dịch vụ công.

- Quản trị Nhà nước tốt.

Thuật ngữ Good Governance có thể được hiểu là “quản trị Nhà nước tốt”; “điều hành Chính phủ tốt”. Mô hình này xuất hiện vào cuối những năm 1980, đầu 1990 trong bối cảnh các nhà quản lý muốn tìm kiếm một cách thức quản lý thích ứng với tiến trình phát triển, những thách thức và biến động của xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa. Hơn nữa, dân chủ ngày càng được mở rộng đặt ra những yêu cầu mới trong việc xây dựng xã hội và đẩy mạnh sự tham gia của người dân vào quản lý Nhà nước diễn ra ở nhiều quốc gia khác nhau(6).

Xem xét, đánh giá về quản trị Nhà nước của các quốc gia, Ngân hàng thế giới (World Bank) đưa ra 6 tiêu chí để đánh giá khả năng quản trị Nhà nước như sau(7):

+ Tiếng nói và trách nhiệm giải trình;

+ Ổn định chính trị và khả năng của bạo lực;

+ Hiệu năng Chính phủ;

+ Chất lượng quản lý;

+ Thi hành pháp luật;

+ Kiểm soát tham nhũng.

Ủy ban Kinh tế và Xã hội đối với Châu Á và Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP) đưa ra 8 tiêu chí để đánh giá quản trị Nhà nước tốt(8):

+ Quản lý theo các quy định của pháp luật;

+ Bảo đảm tính minh bạch;

+ Tính thích ứng linh hoạt đối với sự thay đổi;

+ Bảo đảm sự định hướng và đồng thuận;

+ Bình đẳng và công bằng;

+ Hiệu lực và hiệu quả;

+ Trách nhiệm báo cáo, giải trình;

+ Bảo đảm sự tham gia của các chủ thể trong xã hội.

Chính phủ Thái Lan đã ban hành bản Quy định về quản trị Nhà nước tốt với 6 nội dung chính(9) như sau:

+ Quy tắc pháp luật;

+ Quy tắc liêm chính;

+ Minh bạch;

+ Mở rộng sự tham gia;

+ Tính trách nhiệm;

+ Quy tắc về giá trị đồng tiền (hiệu quả tiết kiệm).

Như vậy có thể hiểu, quản trị Nhà nước tốt là việc thực hiện các công việc của Nhà nước một cách có hiệu quả với sự tham gia của nhiều chủ thể trong xã hội, thỏa mãn nhu cầu và bảo đảm quyền của công dân, tổ chức.

Quản trị Nhà nước tốt có một số đặc trưng cơ bản sau:

+ Huy động sự tham gia của các chủ thể trong xã hội vào hoạt động quản lý của Nhà nước;

+ Quản lý theo các quy định pháp luật;

+ Tính công bằng, minh bạch;

+ Sự thích ứng linh hoạt đối với sự thay đổi của môi trường quản lý;

+ Sự định hướng và đồng thuận;

+ Trách nhiệm báo cáo và giải trình;

+ Hiệu lực và hiệu quả.

Quản trị Nhà nước tốt có nghĩa là kết quả của quá trình ban hành và thực hiện các quy định pháp luật phải bảo đảm sự tuân thủ đối với các đối tượng chịu sự điều chỉnh. Đồng thời, kết quả đạt được phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhất các nguồn lực. Tuy nhiên, tính hiệu quả trong xu hướng quản trị tốt có nhiều điểm khác biệt so với mô hình NPM khi nó bao gồm cả việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.

Với những đặc trưng trên thì quản trị Nhà nước tốt là một mô hình lý tưởng nhưng rất khó bảo đảm thực hiện một cách tuyệt đối với bất kỳ Chính phủ nào. Song, để đạt được sự phát triển bền vững thì việc nghiên cứu và áp dụng mô hình này vào thực tiễn là một yêu cầu cần thiết đối với hầu hết các quốc gia hiện nay.

  1. Một số vấn đề của hoạt động công vụ

2.1. Hoạt động công vụ

Thông thường nói đến hiệu quả hoạt động của Nhà nước, của Chính phủ là nói đến hiệu quả hoạt động và cách thức vận hành của nền công vụ. Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước do công chức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, phục vụ lợi ích Nhà nước, nhân dân và xã hội. Quan niệm công vụ của chúng ta có những khác biệt do đặc thù về thể chế chính trị nên bao gồm các hoạt động thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị. Hoạt động công vụ liên quan đến hệ thống thể chế, đội ngũ cán bộ, công chức, hệ thống tổ chức bộ máy, công sở và các điều kiện thực thi công vụ. Để nhìn nhận đầy đủ hơn về nền công vụ và hiệu quả hoạt động của nó, có thể xem xét một số số liệu thống kê liên quan sau đây:

- Tổ chức bộ máy ở Trung ương gồm: 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ.

- Tổ chức các đơn vị hành chính địa phương gồm: 63 đơn vị cấp tỉnh, 708 đơn vị cấp huyện và 11.148 đơn vị cấp xã.

- Số cán bộ, công chức, viên chức hiện nay(10) gồm:

+ Cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên tính đến thời điểm ngày 31/12/2013 có 312.401 người;

+ Cán bộ, công chức cấp xã tính đến thời điểm ngày 31/12/2013 có 227.253 người;

+ Viên chức tính đến tháng 6/2014 có 1.995.414 người.

Trong thời gian qua, nền công vụ được xây dựng và phát triển cùng sự phát triển chung của đất nước, thực hiện từng bước thành công sự nghiệp đổi mới, đưa nước ta ngày càng phát triển sánh vai cùng các quốc gia trong khu vực với một nền kinh tế đang phát triển, an ninh và trật tự xã hội được bảo đảm.

Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, công sở và các điều kiện bảo đảm thực thi công vụ ngày càng hiện đại, phát triển đồng bộ đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ. Tuy nhiên, trên thực tế còn tồn tại những khó khăn, bất cập cần phải sớm được khắc phục.

2.2. Vấn đề cần giải quyết

Trong thời gian qua, nền công vụ còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, thể hiện ở những nét chính sau:

Một là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện, còn hiện tượng luật ban hành chờ nghị định để triển khai, nghị định ban hành chờ thông tư để thực hiện và những vướng mắc, chưa phù hợp trong nội dung của các văn bản này. Công tác dự báo, định hướng chưa tốt làm ảnh hưởng đến chất lượng các chính sách và hoạch định chiến lược.

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, trong 3 năm đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, trong số 1.574 văn bản đã kiểm tra thì có 312 văn bản trái pháp luật; từ tháng 10/2013 đến ngày 30/4/2014, trong 608 văn bản có 79 văn bản vi phạm. Bộ Tư pháp đã phát hiện thêm các văn bản không phù hợp thực tiễn, sai về thể thức. Hệ thống pháp luật còn nhiều tồn tại, từ chương trình làm luật, tổ chức và triển khai thực hiện, từ các cơ quan Nhà nước đến hệ thống chính trị tới người dân; sai sót từ chậm ban hành văn bản, chậm hướng dẫn... Hoặc có luật mà không có nghị định, có nghị định mà không có thông tư, có hướng dẫn không phù hợp.

Hai là, đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công vụ. Còn tồn tại một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức thoái hóa biến chất, tham ô, tham nhũng. Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định: “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4 Khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “… Phải tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI, với trọng tâm là đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến", “tự chuyển hóa” trong nội bộ”(11). Vẫn còn tình trạng tư duy nhiệm kỳ, bổ nhiệm tràn lan; không ít ngành, địa phương còn tình trạng “cả họ làm quan” gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và hiệu lực, hiệu quả của hoạt động công vụ.

Ba là, tổ chức bộ máy còn những chồng chéo, chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng, còn chồng lấn. Công sở phát triển chưa theo quy hoạch dài hạn, chạy theo hình thức, xây dựng tập trung tốn kém, chưa nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Trang thiết bị chưa đồng bộ, quản lý trang thiết bị chưa tốt. Có nhiều nơi sử dụng trang thiết bị chưa hiệu quả, xây dựng nhà xưởng sử dụng chưa hết công năng, cho đơn vị khác thuê mướn, máy móc đưa về sử dụng không hết hoặc không sử dụng, gây lãng phí.

  1. Chính phủ kiến tạo phát triển

Nói về Chính phủ kiến tạo là đề cập đến việc kiến thiết và tạo dựng. Chính phủ kiến tạo phát triển bao hàm các nội dung cơ bản sau:

3.1. Hoạt động mang tính dẫn dắt, định hướng

Chính phủ đưa ra định hướng phát triển, hướng tới các định hướng mong đợi, có các điều kiện được bảo đảm để các tổ chức, xã hội thực hiện. Cần một cơ chế phân định quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể, theo nguyên tắc: “Giao đến mức có thể, chỉ giữ những gì không thể giao”.

Chính phủ cần nhấn mạnh, khẳng định tính dẫn dắt, định hướng, tránh sai đường, chệch hướng, không can thiệp quá sâu, vì vậy cần có một thể chế phù hợp khuyến khích phát triển.

3.2. Tập trung xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng tới sự phát triển cho doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển kinh tế

Cần xây dựng được những thể chế giải phóng nguồn lực xã hội, hướng tới giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Thể chế tốt là nguồn tài nguyên quyết định cho sự phát triển. Thể chế cần được xem là toàn bộ những ràng buộc mà con người tạo ra để định hướng cho những tương tác giữa người với người trong hoạt động quản trị của Nhà nước, bao gồm chính sách, pháp luật, các cơ chế và cách thức phối hợp, tác động giữa các chủ thể trong xã hội.

Các chủ trương, định hướng cần thể hiện qua hệ thống các chính sách, các quy định do Chính phủ ban hành. Khung pháp lý này hướng tới doanh nghiệp, bảo đảm cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển. Hệ thống chính sách tốt cho phát triển cần: Định hướng phát triển, tạo điều kiện cho phát triển; xóa bỏ dần, điều chỉnh ngay các quy định không còn phù hợp, lỗi thời, cản trở; hình thành nhóm các nhà kỹ thuật chuyên gia để xây dựng chính sách, tư vấn phát triển chính sách; mở rộng sự tham gia của những người liên quan.

3.3. Hành động quyết liệt, cụ thể

Chính phủ hành động là sự thể hiện cụ thể và trực tiếp nhất của quyền hành pháp: Thi hành pháp luật, hiện thực hóa các mục tiêu của pháp luật thông qua các hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước; là Chính phủ chủ động trong việc chấp hành và điều hành, thích ứng với thực tiễn, đưa ra những quyết đáp nhanh chóng và kịp thời trong mọi tình huống vì lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật; là Chính phủ xác định được những mục tiêu tốt đẹp, đưa ra những lựa chọn tối ưu và thực hiện những mục tiêu, lựa chọn đó bằng việc làm, bước đi cụ thể.

Chính phủ hành động là Chính phủ lắng nghe, đón nhận tín hiệu từ thực tiễn, nhìn vào thực tiễn và đưa ra những hành động phù hợp với thực tiễn. Chính phủ hành động có thể được coi là đích đến trong nỗ lực cải cách Chính phủ, tạo ra một Chính phủ thích ứng và linh hoạt với đời sống quản trị quốc gia, đưa ra những quyết đáp tối ưu trong các tình huống.

Hiệu quả của nền công vụ phụ thuộc một phần quan trọng vào hiệu lực và hiệu quả trong hành động của Chính phủ.

3.4. Luôn tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển, tạo lập môi trường cho sự phát triển, công bằng, bình đẳng

Để bảo đảm tạo lập môi trường, tạo điều kiện cho phát triển, bảo đảm công bằng, bình đẳng, dân chủ, Chính phủ kiến tạo phát triển cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Trong tư duy và hành động không phân biệt các loại hình doanh nghiệp, ngành nghề, phạm vi, công hay tư;

- Loại bỏ nhóm lợi ích, các hình thức cộng sinh trong hoạt động quản lý Nhà nước;

- Sử dụng ngân sách Nhà nước hợp lý cho các hoạt động quản lý Nhà nước, thiết kế, cơ cấu lại bộ máy của hệ thống chính trị, điều chỉnh những gì không phù hợp sau thời gian dài hoạt động.

3.5. Thực hiện phá bỏ các rào cản đối với sự phát triển

Trong quá trình chuyển đổi cơ chế, chuyển đổi cách thức vận hành từ hệ thống có tính quan liêu bao cấp, kế hoạch tập trung sang cách thức vận hành có tính thị trường, cởi mở, định hướng phát triển, có nhiều vấn đề nảy sinh, nhiều vấn đề vốn tồn tại như một phần của chỉnh thể nay không còn phù hợp, trở thành rào cản đối với sự phát triển. Cần thực hiện sự điều chỉnh như:

- Những vấn đề có tính hệ thống của bộ máy Nhà nước;

- Những vấn đề xuất phát từ tổ chức thực hiện;

- Những vấn đề nảy sinh có nguồn gốc từ nguồn nhân lực.

3.6. Có năng lực để thực hiện sự phát triển

Đổi mới, sáng tạo trở thành động lực chủ yếu của sự tăng trưởng và phát triển khi nó tạo ra của cải và các giá trị mới. Điều đó đòi hỏi phải đầu tư cho phát triển vốn tri thức, không ngừng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong mọi lĩnh vực để có được cách thức quản trị, điều hành mới, tạo những sản phẩm mới, khác biệt, thậm chí duy nhất.

Trong nền kinh tế tri thức, với tư cách là một lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học cung cấp những tri thức tạo ra công nghệ cao, tạo ra phương pháp tổ chức quản lý khoa học ngày một hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, đổi mới sản phẩm. Đó là sự chuyển biến từ một nền sản xuất dựa vào vốn, tài nguyên, lao động là chính, sang nền sản xuất dựa vào trí tuệ con người là chính, tức là từ lực lượng sản xuất vật chất là chủ yếu sang lực lượng sản xuất tinh thần là chủ yếu. Như vậy, đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế, cần tăng cường đầu tư vô hình như giáo dục, đào tạo, vào khoa học công nghệ, văn hoá, tức là đầu tư vào nguồn lực con người. Đồng thời, về tổng thể cần nâng cao năng lực mỗi người để có thể sử dụng hiệu quả hai công cụ lao động quan trọng nhất là bộ óc con người và mạng thông tin toàn cầu.

Năng lực thực thi nhiệm vụ đề cập đến khối lượng kiến thức chuyên môn cần thiết để làm việc, những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc và thái độ cần có đối với công việc như lòng yêu nghề, đam mê công việc. Năng lực thể hiện ở các cấp độ khác nhau: Hệ thống, tổ chức và cá nhân. Chính phủ chỉ có thể phát triển khi có đầy đủ năng lực thực hiện, bảo đảm Chính phủ có các cá nhân thành thạo, liêm chính, các tổ chức bảo đảm đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và trên tất cả hệ thống các cơ quan, tổ chức bảo đảm có mục đích rõ ràng, hệ thống chính sách tốt, năng lực hành động cao để thực hiện thắng lợi các yêu cầu phát triển

3.7. Tinh thần phục vụ nhân dân

Tinh thần phục vụ nhân dân, hướng tới nhân dân, vì nhân dân là một yêu cầu đối với Chính phủ kiến tạo phát triển. Cần xây dựng một Chính phủ thân thiện, gần dân, vì mục đích phục vụ, phát triển kinh tế. “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, phải hết sức tránh”. Từng bước tạo dựng và củng cố vững chắc niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào vai trò của Chính phủ trong điều hành đất nước. Chính phủ luôn đề cao phương châm lời nói đi đôi với hành động, rút ngắn khoảng cách giữa nói và làm”(12)./.

PGS, TS. Ngô Thành Can - Học viện Hành chính quốc gia

Theo http://tcnn.vn

Hà Minh (st)

Ghi chú:

(1) http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao doi.aspx?ItemID=2035.

(2) http://www.romeconomics.com/beginners-guide-developmental-state/

(3) http://www.romeconomics.com/beginners-guide-developmental-state/

(4) http://vov.vn/chinh-tri/nghi-ve-chinh-phu-kien-tao-588903.vov

(5), (6) Học viện Hành chính quốc gia, Lý luận hành chính Nhà nước, Nxb Khoa học kỹ thuật, H. 2008.

(7) https://en.wikipedia.org/wiki/Good_governance

(8) https://en.wikipedia.org/wiki/Good_governance

(9) Office of the Civil Service Commission (1999), Good Government B.E. 2542, Bangkok Thailand

(10) Website: moha.gov.vn

(11) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, H.2016.

(12) Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội, ngày 20/10/2016.

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/