Hien than ky dieu

Nắng sớm Ba Đình. Ảnh: Sơn Tùng

Là bậc vĩ nhân thấu lý đạt tình, Người nói với chúng ta: Ở đời, ai cũng là người thường, không có ai là thần thánh cả. Nhân vô thập toàn. Ai cũng có cái hay và cái dở, cái tốt và cái xấu. Do đó, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống thứ giặc nội xâm ẩn nấp trong mỗi con người sẽ có không ít đau đớn ở trong lòng. Phải làm cho cái hay, cái tốt nảy nở như hoa mùa xuân, còn cái dở, cái xấu mất dần đi.

1. Một trong những học trò xuất sắc của Bác Hồ, sau này là người đứng đầu Chính phủ, sống và làm việc bên cạnh Bác, cùng ăn cơm với Bác, thân tình như ruột thịt, đó là Thủ tướng Phạm Văn Đồng, mà Người gọi trìu mến là “chú Tô”.

Vào thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, chúng ta bồi hồi xúc động lặng ngắm nhìn ngôi Nhà sàn Bác ở và làm việc, mỗi phòng trên dưới 10 mét vuông. Vậy mà khi mời Bác vào ở, Bác nói: “Bác ở một phòng thôi, còn một phòng dành cho chú Tô”. Là một nhà văn hóa lớn, một nhân cách lớn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng sinh thời là người viết về ngôi Nhà sàn của Bác hay nhất và cảm động nhất: “Người sống trong ngôi Nhà sàn đơn sơ, giản dị, ngát hương thơm cây cỏ, hoa vườn nhưng tâm hồn lộng gió bốn phương của thời đại”.

Trong quần thể Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có căn nhà gắn biển “Nhà 54”, đó là nhà bếp, hàng ngày nấu ăn cho vị Chủ tịch Nước và Thủ tướng. Từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954, Bác cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về Hà Nội, căn nhà này mới dựng, nên gọi là “Nhà 54”. Có lần trong bữa ăn, Bác dặn Thủ tướng: “Chú nhớ làm cho Bác cuốn sổ chấm cơm. Bác đặt tên cho Bác là Hiền, và tên chú là Lành. Hàng ngày có hai người là Hiền và Lành cùng ăn với nhau. Lấy tiền lương mà thanh toán, không lấy một xu nào của Đảng cả”.

Hãy ngắm nhìn những đồ dùng trong nhà bếp - hệt như những vật dụng của một gia đình nghèo. Bác cùng Thủ tướng sống cuộc sống của dân nghèo, đơn sơ, đạm bạc, tiết kiệm đến mức khắc khổ. Ở đời, ai chẳng muốn ăn ngon mặc đẹp nhưng khi dân còn nghèo, còn khổ thì phải biết cùng dân chịu đựng, chia sẻ. Bác đã từng tâm sự với chúng ta như thế. Không ai có thể quên lời Bác: “Mỗi đồng tiền, bát gạo mà chúng ta tiêu dùng đều từ mồ hôi nước mắt của dân làm ra. Thương dân thì phải tiết kiệm. Lãng phí là không thương dân. Tham ô, tham nhũng là ăn cắp của dân, là có tội với dân với nước”. Bởi thế, Người yêu cầu phải trừng trị tham ô, tham nhũng như trừng trị một tội ác phản dân hại nước. Người nghiêm khắc và quyết liệt trong xử lý căn bệnh quái ác này mà ngày nay ta gọi là “quốc nạn”. “Trừng trị tất cả những kẻ bất liêm, bất kể chúng là ai, bất kể ở cương vị nào”.

Tất cả đều từ “thứ giặc ở trong lòng” mà ra, do không rèn luyện suốt đời, do không đủ bản lĩnh vượt qua vòng danh - lợi, để cho “giặc trong lòng” nổi dậy mà không ít người rơi vào hư hỏng, tội lỗi. Đủ hiểu vì sao Người đặt đạo đức lên hàng đầu, suốt đời phải tu dưỡng, rèn luyện, có cần có kiệm mới có liêm, có liêm thì mới có chính. Phải đủ cả bốn đức cần, kiệm, liêm, chính mới là người hoàn toàn. Thiếu một đức thì không thành người.

Nâng niu giá trị con người, hết lòng thương yêu và tin cậy con người, kiên nhẫn, bền bỉ nêu gương để thức tỉnh và thúc đẩy con người hướng thiện và hoàn thiện, tự mình thực hành đạo đức “nghiêm với mình mà rộng lòng khoan thứ với người”, ứng xử vô cùng tinh tế, thấm đẫm chất nhân văn, sâu thẳm tình người, bao dung, nhân ái, vô ngã vị tha - đó là cội nguồn làm nên sức hấp dẫn kỳ lạ, sức mạnh kỳ diệu của Hồ Chí Minh đối với con người ở mọi đối tượng khác nhau, đối với cuộc sống ở mọi cung bậc và hoàn cảnh không giống nhau. Người là hiện thân sinh động và cảm động về đức tin theo đuổi lý tưởng và mục tiêu cách mạng, về niềm tin và tình thương đối với con người, dân tộc và nhân loại, về nghị lực và ý chí trong tranh đấu đến cùng cho Độc lập - Tự do - Hạnh phúc của nhân dân, dân tộc mình, của thế giới nhân loại. Đó là hệ giá trị cốt yếu của phát triển.

2. Người còn là hiện thân sống động của tinh thần lạc quan, bản lĩnh làm chủ hoàn cảnh, nhìn xa trông rộng với “tầm mắt đại dương” để thực hành nhuần nhuyễn nguyên lý tư tưởng và phương châm hành động, ứng xử “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Bởi thế, “Hồ Chí Minh - bậc Đại Trí, Đại Nhân, Đại Dũng” như Viên Ưng đã từng nói, có sức cảm hóa, thuyết phục con người, thu phục nhân tâm đến kỳ lạ, đến mức ngay cả kẻ thù cũng bị Người chinh phục, cũng phải kính trọng và ngưỡng mộ.

Có những chính khách, học giả nước ngoài nhận xét sâu sắc rằng “Hồ Chí Minh có rất nhiều đối thủ nhưng tuyệt nhiên Người không có kẻ thù”. Nhận xét này, hiểu một cách đúng đắn chỉ với nghĩa là: Tầm tư tưởng trí tuệ, bản lĩnh khí phách của Người và đạo đức cao thượng, cùng với phong cách ứng xử thấm đẫm tình người, mang cốt cách của Người, cốt cách “giản dị - lão thực - hiền minh” (Phạm Văn Đồng) của bậc minh triết đã làm cho những đối thủ, những kẻ thù của Người, của cả dân tộc Việt Nam cũng phải nhận ra sự thật về sức mạnh Việt Nam mà Hồ Chí Minh là biểu tượng, là sự kết tinh giá trị truyền thống và hiện đại, là sự thăng hoa của lịch sử trong thời đại mang tên Người - thời đại Hồ Chí Minh - thời đại vẻ vang, rạng rỡ nhất trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Đúng như đánh giá của Đảng ta trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc tại Lễ truy điệu trọng thể vĩnh biệt Người ở Quảng trường Ba Đình ngày 09/9/1969 - 49 năm về trước: “Hơn 60 năm qua, từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, Hồ Chủ tịch đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”. Và, “dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

Đọc lại Di chúc của Người và Lời điếu của Trung ương Đảng ta trong giờ phút thiêng liêng, đau đớn vĩnh biệt Người, lại thêm một lần hiểu rõ hơn, thấm thía đầy đủ hơn cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người. Cũng lại thêm một lần ta cảm nhận cội nguồn làm nên những điều kỳ diệu của Hồ Chí Minh.

Bản Di chúc Người để lại cho chúng ta, cho mọi thế hệ người Việt Nam ngày nay và muôn đời sau, cũng là lời chào thân ái tới bầu bạn quốc tế, tới các dân tộc trong thế giới nhân loại vẻn vẹn có 1000 từ Người để tâm sức viết và sửa chữa suốt bốn, năm năm liền. Bản đầu tiên Người tự tay đánh máy từ ngày 10/5/1965 và hoàn thành vào ngày 15/5/1965 khi Người đã 75 tuổi. Người ghi ở dòng đầu, trang đầu “Tuyệt đối bí mật”, lại ghi “Nhân dịp mừng 75 tuổi”. Viết Di chúc mà vui, không hề bi lụy với cảm giác hữu hạn của đời người, chọn dịp sinh nhật để thảo Di chúc mà Người khiêm nhường chỉ gọi là “mấy lời để lại”, là “một bức thư” gửi đồng bào và đồng chí trong Đảng - sự thanh thản cao quý này chỉ thấy ở Hồ Chí Minh. Người lại viết vào 9 giờ sáng - giờ mà Người cảm thấy nhẹ nhõm, minh mẫn, sáng suốt nhất. Người suy nghĩ và viết trong một giờ. Đúng 10 giờ sáng, Người dừng bút xếp những tờ giấy đã viết cho vào phong bì, đưa cho đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Người cất giữ, dặn đến giờ này sang năm đưa lại cho Người viết tiếp và sửa chữa. “Chú nhớ giữ bí mật cho Bác, đừng nói lộ ra ngoài để dân lo. Chỉ khi nào Bác đi rồi, chú hãy chuyển cho Trung ương, nói là Bác có bức thư để lại”.

Hãy đừng quên 20 năm trước đó, Người đã viết và đọc “Tuyên ngôn độc lập”, ngày 02/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam độc lập. Lúc đó, Người 55 tuổi. Năm 1966, Người đã 76 tuổi, Người đã viết và đọc “Lời kêu gọi đồng bào chiến sĩ cả nước” ngày 17/7/1966 trên Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Đó là lúc miền Bắc đang trải qua mưa bom bão đạn của đế quốc Mỹ trong chiến tranh phá hoại. Trong Lời kêu gọi ấy nổi bật một tư tưởng lớn, một chân lý lớn của lịch sử: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Hãy nhớ lại hai mươi năm trước đó, khi đã là nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 56 tuổi, Người ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, chống thực dân Pháp xâm lược trở lại. Người truyền đi một thông điệp lịch sử, khẳng định quyết tâm sắt đá của toàn dân tộc: “Thà hy sinh tất cả, quyết không chịu mất nước, quyết không chịu làm nô lệ”.

Dường như, trong đời Người, cứ hai mươi năm lại có những dấu ấn bước ngoặt, cuộc đời Người gắn chặt với những thử thách của số phận dân tộc. Cũng hãy đừng quên một sự kiện của năm 1967 làm đau lòng Người, khi Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đột ngột qua đời trong một đêm hè nóng bỏng, ngột ngạt bởi một cơn nhồi máu cơ tim. Người nghĩ suy, dằn vặt rất nhiều, suốt 2 năm, 1966, 1967, Người hầu như đọc đi đọc lại bản thảo Di chúc mà không sửa một chút nào. Đến năm 1968 - năm Tổng tiến công Mậu Thân, lời thơ chúc Tết của Người cũng là mệnh lệnh: “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”. Chiến công oanh liệt, vĩ đại, hào hùng nhưng không trọn vẹn. Năm ấy Người đã sửa chữa Di chúc rất nhiều với bao trù liệu, lo toan việc nước, việc dân, việc Đảng.

Vào năm 1969, Người còn sửa Di chúc một lần nữa, cũng vào dịp tháng Năm sinh nhật, bốn tháng sau Người vĩnh biệt chúng ta, trút hơi thở cuối cùng vào đúng ngày Quốc khánh 02/9. Trái tim Người ngừng đập trong khoảng giờ Người viết Di chúc: 9 giờ 47 phút tại “ngôi nhà 67” trong Khu Di tích. Người chỉ ở nơi đây những ngày cuối cùng theo đề nghị của các bác sĩ khi Người đã yếu nhiều, Người đã mất trong một cơn đau tim rất nặng. Các bác sĩ ra sức hồi sức cho Người mà không được, nước mắt của các bác sĩ đã từng nhỏ lên ngực áo của Người, cầu mong cho tim Người đập lại mà không được. Người ra đi, trên ngực áo không một tấm Huân chương…

Vậy đó, đã 53 năm trôi qua kể từ khi Người viết dòng đầu tiên cho “bức thư để lại”, đã 49 năm trôi qua, kể từ khi Người trở về thế giới người hiền, chúng ta được biết đến Di chúc của Người và đau đớn hô vang năm lời thề vĩnh biệt Người. Trong những ngày tang lễ “Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”, cả dân tộc đã nén đau thương, gắn liền một khối, thề đem lá cờ bách chiến bách thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới đích cuối cùng. Chúng ta thề biến đau thương thành sức mạnh, xốc tới chiến trường, quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thỏa lòng mong ước của Người. Người vẫn thường nói và đặt tay lên ngực - nơi có trái tim đang đập “Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”.

Ta cũng không thể nào quên, sau bài thơ chúc Tết 1969 - lại có ngờ đâu, đó là bài thơ chúc Tết cuối cùng của Bác mà ta có trong đời, tuy đã yếu nhiều, Người vẫn đón và tiếp đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam do bác sĩ Phùng Văn Cung dẫn đầu ra thăm miền Bắc. Người nói lời cảm động, nói tự trái tim mình: Với đồng bào miền Nam thân thương, yêu quý, dù có nói trăm câu, nghìn câu, vạn câu cũng là không đủ. Tôi chỉ xin nói một câu:

“Bao giờ Nam Bắc một nhà

Việt Nam đại thắng chúng ta vui mừng”.

Điều kỳ diệu trong muôn điều kỳ diệu của Người là ở đây: Lời nói từ trái tim đến với muôn triệu trái tim. Trong trái tim mênh mông tình thương yêu của Người có chỗ cho tất cả mọi người, mọi cảnh đời, mọi số phận.

Người từng nói: “Mỗi người có một nỗi khổ riêng, mỗi gia đình có một nỗi đau riêng. Cộng tất cả nỗi khổ đau đó lại là nỗi khổ đau của bản thân tôi”. Thật cảm động sâu xa đến tận đáy lòng. Còn có sức cộng hưởng và hiệu ứng nào mãnh liệt hơn thế nữa. Từ trái tim đến với muôn vàn trái tim khác. Từ ân tình của Người “tận trung với nước, tận hiếu với dân, tận hiến (dâng hiến và hóa thân) cho dân, cho nước, cho thế giới loài người”, Người sống mãi trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.

3. Trong cuộc đời 79 mùa Xuân của Bác, Bác đã sử dụng tới 175 cái tên khác nhau bởi Người hoạt động 30 năm ở nước ngoài, giữa vòng vây của kẻ thù, đi khắp các châu lục, qua gần 40 nước khác nhau, tìm đường cứu nước cứu dân, đưa dân tộc ta từ nô lệ tới tự do. Chỉ riêng tên Bác đã là một huyền thoại. Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là những cái tên nổi bật cho những bước ngoặt của cuộc hành trình ra đi để trở về.

Không một chút riêng tư, Người hy sinh tất cả vì nước vì dân. Người linh cảm rõ một điều: Không thể sống đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Dù tin tưởng mãnh liệt vào thắng lợi của cách mạng nhưng đến phút ra đi, không được trực tiếp nhìn thấy ngày toàn thắng, không được gặp đồng bào, chiến sĩ miền Nam mà Người ngày đêm mong nhớ, đó là nỗi đau đời lớn nhất của Người, cũng là niềm ân hận xót xa của chúng ta.

Người viết trong Di chúc: “Nếu như tôi đã qua đời mà miền Nam vẫn chưa được giải phóng thì xin gửi lại một ít tro xương cho đồng bào miền Nam”. Rồi Người lấy bút đỏ gạch chữ “xương” đi, chỉ để chữ “tro” thôi, và dặn lại “Tro thì chia vào ba hộp sành, cho miền Bắc một hộp, miền Trung một hộp, miền Nam một hộp, tìm đồi cao mà chôn cho đỡ tốn đất”. Người lại thêm chữ “ruộng”, đỡ tốn đất ruộng. Suốt đời, Người vẫn đau đáu về cuộc sống của nông dân, của mọi người dân. Người đã thực sự hóa thân vào dân, dân tộc và nhân loại. Còn có sự hóa thân nào vĩ đại, toàn vẹn, trọn vẹn đến như vậy. Đến thân thể, tro xương, hài cốt của mình cũng không nghĩ là của mình nữa.

Cho đến phút cuối cùng, Người cũng chỉ nghĩ đến dân, sống vì dân. Người đã khóc nhiều, hai diềm gối của Người đẫm nước mắt từ hai con mắt Người nhỏ xuống. Người nói với chúng ta: “Bác không thể bỏ dân mà đi được”. Đó lại là lời nói tự trái tim, tận đáy lòng.

Người viết trong Di chúc: “Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa”… Người tỏ rõ nỗi niềm “suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa…”. Người căn dặn: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ, tiền bạc của nhân dân”.

Di chúc là sự kết tinh sâu lắng và cảm động nhất trí tuệ và tư tưởng, tâm hồn và tình cảm, đạo đức và nhân cách của Người, làm nên phong cách của Người, giản dị mà vĩ đại, vĩ đại thực sự nên giản dị đến vô cùng, hài hòa, chân thành, tự nhiên, đạt đến độ minh triết. Người là hiện thân của những điều kỳ diệu, mãi mãi được nhắc đến trong tình thương nỗi nhớ của nhân dân dành cho Người. Những điều kỳ diệu Người đã tạo ra, đã để lại cho dân tộc ta và nhân loại trở nên rất đỗi thiêng liêng, cảm động, là tài sản tinh thần vô giá mà suốt đời, chúng ta, cùng các thế hệ mai sau mãi mãi nâng niu, trân trọng, gìn giữ, phát huy.

Ta càng thêm tự hào và vô cùng xúc động khi nghĩ về Bác, ra sức học tập và làm theo Bác. Đó là tình yêu và lẽ sống của chúng ta hôm nay, mai sau và mãi mãi trong những thế hệ người Việt Nam - lớp lớp con cháu của Người, quyết tâm thực hiện bằng được tâm nguyện, hoài bão của Người: Một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Đại sư Nhật Bản là cụ Onishi, trụ trì “Thanh Thủy tự”, một ngôi chùa nổi tiếng ở Kyoto cho ta biết một điều vô cùng cảm động, tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết theo cách phát âm của người Nhật trùng với ba từ: “Bồ tát - Tri - Dân”.

GS, TS. Hoàng Chí Bảo

Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương

Theo https://laodong.vn

Thu Hiền (st)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/