Nói về cán bộ và công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì vậy, trong công tác cán bộ: “Phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ”; “phải trọng nhân tài”; đồng thời, phê phán việc “ham dùng người bà con, anh em”. Công tác cán bộ gồm nhiều khâu, nhưng đánh giá và sử dụng cán bộ là khâu tiền đề, mang tính quyết định đến hiệu quả và chất lượng của công tác cán bộ.

van dung TTHCM
Bác Hồ trồng cây. Ảnh tư liệu

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá và sử dụng cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức vai trò của cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Người chỉ rõ: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”; “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “vấn đề cán bộ quyết định mọi việc”(1), nên công tác cán bộ là việc gốc của Đảng. Trong các khâu của công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng công tác đánh giá và sử dụng cán bộ, coi đánh giá cán bộ là việc làm trước tiên và thường xuyên, mục đích để xem xét lại nhân tài, tìm ra những nhân tài mới, mặt khác để phát hiện những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Trên cơ sở hiểu, đánh giá đúng cán bộ thì “tùy tài mà dùng người”. Để có đội ngũ cán bộ đủ đức, tài đảm đương và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, vì Đảng, vì dân, theo Hồ Chí Minh trong công tác cán bộ cần:

Một là, “phải biết rõ cán bộ”, đánh giá đúng cán bộ.

Đánh giá cán bộ là khâu tiền đề của công tác cán bộ, bởi không đánh giá đúng cán bộ thì không thể đề bạt, sử dụng cán bộ một cách đúng đắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, cứ mỗi lần xem xét lại cán bộ, “một mặt sẽ tìm thấy những nhân tài mới, mặt khác thì những người hủ hóa cũng lòi ra”. Đánh giá đúng cán bộ không chỉ để phát hiện cái hay của họ để khuyến khích, phát huy mà còn nhằm thấy cái dở để góp ý, tìm cách giúp đỡ họ sửa chữa, khắc phục. Khi đánh giá cán bộ, những người làm công tác cán bộ phải có quan điểm biện chứng, nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng trong trạng thái không ngừng biến đổi. Đánh giá cán bộ cũng như vậy, “có người khi trước theo cách mạng mà nay phản cách mạng. Có người khi trước không cách mạng mà nay lại tham gia cách mạng. Thậm chí có người nay đang theo cách mạng, nhưng sau này có thể phản cách mạng”, “quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau”. Vì thế, khi xem xét, đánh giá cán bộ, “quyết không nên chấp nhất” mà phải có cái nhìn toàn diện. Đồng thời, phải “kiên quyết chống thói nể nang và che giấu, chống thói “trước mặt thì nể, sau lưng kể lể”(2).

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhận xét cán bộ không thể chỉ căn cứ vào những biểu hiện bên ngoài của họ, mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của họ; không thể chỉ dựa vào một việc làm của họ, mà phải tìm hiểu tất cả các công việc mà họ thực hiện; không thể chỉ xem xét cán bộ trong một thời điểm, mà phải thấy rõ lịch sử của họ”. Có cái nhìn toàn diện như vậy mới có thể đánh giá cán bộ một cách đúng đắn, khách quan. Người nhắc nhở, có không ít bệnh đã xuất hiện khi tiến hành đánh giá cán bộ, chẳng hạn “tự cao tự đại; ưa người ta nịnh mình; do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người; đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau”. Đây là những căn bệnh làm cho người làm công tác cán bộ mắt không còn sáng, “mắt đã mang kính có màu, không bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trông”.

Để công tác đánh giá cán bộ được đúng đắn và khách quan, những người làm công tác cán bộ, những người được tham gia đánh giá cán bộ, khi đánh giá, xem xét cán bộ còn phải “tự biết mình”, tức là biết được sự phải trái của mình, đã không tự biết mình thì khó mà biết người. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “muốn biết đúng sự phải trái ở người ta, thì trước phải biết đúng sự phải trái của mình. Nếu không biết sự phải trái ở mình, thì chắc không thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu”(3). Phải biết, hiểu rõ cán bộ để nhìn thấy và khơi dậy những điểm tốt, điểm mạnh cũng như nhận ra những điểm yếu của cán bộ, qua đó đưa ra cách sử dụng cán bộ cho phù hợp với trình độ và khả năng của họ.

Hai là, “phải có gan cất nhắc cán bộ”, “cất nhắc cán bộ phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, có gan cất nhắc cán bộ nghĩa là người cán bộ được cất nhắc có thể còn điểm yếu, song phải biết được khuyết điểm của họ để sau khi cất nhắc tiếp tục giúp đỡ họ tiến bộ. Có gan đề bạt cất nhắc là không sợ người được đề bạt cất nhắc sẽ vượt mình. Có gan không có nghĩa là làm nóng vội, làm ẩu, làm liều, càng không vì danh lợi của mình mà cất nhắc cán bộ. “Cất nhắc cán bộ phải vì công tác, vì tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế, công việc nhất định chạy”(4). Như vậy, việc cất nhắc cán bộ là sự khẳng định, ghi nhận năng lực, sự cống hiến của từng cán bộ, đồng thời động viên khích lệ những người xung quanh, tạo động lực cho họ và người khác phấn đấu vươn lên trong công tác. Tin tưởng trao việc cho cán bộ, “thả cho họ làm”, “thả cho họ phụ trách”, không bao biện làm thay. Có như vậy họ mới phấn khởi, mạnh dạn, tin vào năng lực của mình, dám làm dám chịu trách nhiệm, vượt qua khó khăn để vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trong cất nhắc cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang nhất định không ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào”(5). Đồng thời, trước khi cất nhắc cán bộ cần phải xem xét người được cất nhắc một cách toàn diện, trên tất cả các mặt. Người căn dặn: “Chẳng những xem công tác của họ, mà còn phải xem xét cách sinh hoạt của họ. Chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ, mà còn phải xem xét việc làm của họ có đúng với lời nói, bài viết của họ hay không. Chẳng những xem xét họ đối với ta thế nào, mà còn phải xem xét họ đối với người khác thế nào. Ta nhận họ tốt, còn phải xét số nhiều đồng chí có nhận họ tốt hay không”, không chỉ xem xét một việc của họ làm, “mà phải xem xét công việc của họ từ trước đến nay”.

Khi cất nhắc cán bộ nên “chọn những người liên lạc mật thiết với quần chúng, hiểu biết dân chúng. Luôn chú ý đến lợi ích của quần chúng. Như thế, thì dân chúng mới tin cậy cán bộ và nhận cán bộ là người lãnh đạo của họ”. Kiên quyết không chọn “những cán bộ chỉ thấy lợi ích bộ phận của mình, không thấy lợi ích của toàn thể, muốn đem lợi ích của toàn thể phục vụ lợi ích của bộ phận mình” và trước khi cất nhắc cần phải xem xét kỹ lưỡng, “cất nhắc cán bộ không nên làm như “giã gạo”, nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ, nên khi họ mắc sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ khá lại cất nhắc lên, “một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời”(6).

Trong công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người lãnh đạo, quản lý không phạm chứng bệnh “ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, vì cho họ là chắc chắn hơn người ngoài; ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực; ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình”, nếu làm như vậy, “kết quả những người kia sẽ làm bậy, mình cũng cứ bao dung, che chở, bảo hộ, khiến cho chúng ngày càng hư hỏng”, không “cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái”. “Như thế, cố nhiên là hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo”(7).

Ba là, “phải khéo dùng cán bộ”, dùng người đúng chỗ, đúng việc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, trong công tác cán bộ phải “khéo dùng người”, nói cách khác là phải có nghệ thuật dùng người, phải dùng đúng người, đúng việc, đúng năng lực, sở trường, làm cho cán bộ vui vẻ, thoải mái, yên tâm công tác và hăng hái thi đua cống hiến sức mình cho sự nghiệp cách mạng. “Dùng cán bộ không đúng tài năng của họ, cũng là một cơ thất bại”. Đi đôi với việc sử dụng đúng tài năng của cán bộ, người lãnh đạo, quản lý phải biết trọng dụng nhân tài, nếu không sẽ làm “thui chột” nhân tài, ví như “thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao. Thành thử cả hai người đều lúng túng”. Người cho rằng phải biết chăm lo phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và sử dụng nhân tài một cách hợp lý. Việc trọng dụng nhân tài theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải làm thường xuyên, liên tục như “người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”. Để làm được điều đó, Người nhắc người lãnh đạo, quản lý cần thực hiện 5 Phải: “Phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể có thái độ và tinh thần chí công vô tư đối với cán bộ, không có thành kiến, khiến cán bộ không bị bỏ rơi; phải có tinh thần rộng rãi mới có thể gần gũi với những người mà mình không ưa; phải có tính chịu khó dạy bảo mới có thể nâng đỡ những cán bộ còn kém, giúp cho họ tiến bộ; phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây mà cách xa cán bộ tốt; phải có thái độ vui vẻ, thân mật, cán bộ mới vui lòng gần gũi mình”(8).

Bốn là, “phải chống cục bộ, địa phương, hẹp hòi”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ tác hại của bệnh hẹp hòi, bệnh địa phương cục bộ làm mất nhân tài, giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng. Theo Người, những bệnh chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi..., mà biểu hiện đó là, “chỉ chăm chú đến lợi ích của địa phương mình mà không nhìn đến lợi ích của toàn bộ”, “không bằng lòng để cấp trên điều động cán bộ...”, còn có tư tưởng “ai hẩu (hợp) với mình thì dù nói không đúng cũng nghe, tài không có cũng dùng. Ai không hẩu (hợp) với mình thì dù có tài cũng dìm họ xuống, họ phải mấy cũng không nghe”... Làm vậy sẽ “mất cán bộ, kém nhất trí. Đó là chứng bệnh rất nguy hiểm”. Người phê bình nghiêm khắc tệ “kéo bè kéo cánh”, “xu hướng cá nhân, bản vị, địa phương” trong công tác cán bộ, “có đồng chí còn giữ thói “một người làm nên cả họ được nhờ”, đem bà con bằng hữu vào chức này việc kia, làm được, không được mặc kệ. Hỏng việc đã có đoàn thể chịu, cốt cho bà con, bạn hữu có địa vị là được”. Tệ này phát sinh từ bệnh bè phái, ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau; ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là người xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống. “Thậm chí có nơi, có những đồng chí còn giữ óc địa vị, cố tranh cho được ủy viên này, chủ tịch kia. Còn có đồng chí chỉ lo phát tài, lo chiếm của công làm của tư… dư luận chê bai thế nào cũng mặc”(9). Những khuyết điểm này rất tai hại, làm Đảng mất nhân tài và không thực hành được đầy đủ chính sách của mình, làm hại sự thống nhất, làm mất sự thân ái, đoàn kết đồng chí, gây ra những mối nghi ngờ, mất niềm tin nên phải chữa cho “tiệt nọc”.

Năm là, “yêu thương, giúp đỡ cán bộ”, nhưng phải tránh “vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm”.

Trong sử dụng thì phải yêu thương cán bộ, nhưng “yêu thương cán bộ không phải là vỗ về, nuông chiều, thả mặc”, thương yêu cán bộ “là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm. Là giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn sinh hoạt, ngày thường thì điều kiện dễ chịu, khi đau ốm được chăm sóc, gia đình họ khỏi khốn quẫn”. Thương yêu cán bộ còn là luôn chú ý đến công tác của họ, hễ thấy có khuyết điểm thì giúp họ sửa chữa ngay. "Người đời ai cũng có khuyết điểm, có làm việc thì có sai lầm”(10). Đối với cán bộ mắc sai lầm, ta quyết không nên nhận rằng họ muốn như thế, mà công kích họ. Trái lại, khi họ sai lầm thì dùng cách thuyết phục để giúp họ sửa chữa, phải có thái độ thân thiết, giúp đỡ và động viên họ hăng hái tiến lên. Khi cán bộ mắc phải sai lầm khuyết điểm, trước hết phải chỉ cho họ những sai lầm để họ sửa chữa, nhưng đồng thời phải xác định khuyết điểm đó là việc to hay nhỏ để có hình thức xử lý cho phù hợp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, “lỗi lầm có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất luật không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại”. Khi xử lý, “cần phải phân tích rõ ràng cái cớ sai lầm, phải xem xét kỹ lưỡng việc nặng hay nhẹ, phải dùng xử phạt cho đúng”. Tránh việc, “có đồng chí thích đáng phải trừng phạt, nhưng vì tình cảm nể nang chỉ phê bình, cảnh cáo qua loa cho xong chuyện. Thậm chí có nơi che đậy cho nhau, tha thứ lẫn nhau, lừa dối cấp trên, giấu giếm đoàn thể. Thi hành kỷ luật như vậy làm cho các đồng chí không những không biết sửa chữa lỗi của mình mà còn khinh thường kỷ luật. Tai hại hơn nếu kỷ luật của đoàn thể lỏng lẻo, những phần tử phản động sẽ có cơ hội chui vào hàng ngũ ta để phá hoại đoàn thể ta”(11). Vì vậy, yêu thương giúp đỡ cán bộ là giúp cán bộ sửa chữa những khuyết điểm, hạn chế, phát huy những ưu điểm, nhưng đồng thời phải giữ nghiêm kỷ luật để tạo nên sức mạnh, sự đoàn kết nhất trí trong Đảng.

2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá và sử dụng cán bộ trong giai đoạn hiện nay

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đánh giá và sử dụng cán bộ là kết tinh truyền thống dùng người của cha ông ta, là đỉnh cao của nghệ thuật, phương sách dùng người đến nay vẫn còn nguyên giá trị, Đảng ta luôn kế thừa, vận dụng vào công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát thực thi công vụ; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu”. Công tác cán bộ phải “lấy bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ để đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ”. “Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm”(12). Để thực hiện tốt việc đánh giá và sử dụng cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh và Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, xây dựng, cụ thể hóa tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ và sự đóng góp thực tế của cán bộ.

Hướng đánh giá phải theo chỉ số hạnh phúc của người dân để xác định hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu. Chỉ số hạnh phúc của người dân bao gồm các thông số, như chỉ số hài lòng của người dân, thu nhập, hiệu quả phát huy các nguồn vốn được giao, phát huy dân chủ, tỷ lệ lao động có việc làm, sức khỏe, môi trường… Đây là cơ sở quan trọng để bố trí, sử dụng cán bộ đúng, khắc phục hiện tượng đánh giá hoàn thành nhiệm vụ một cách chung chung nghiêng về thực thi chức trách, nhiệm vụ của cá nhân, chưa chú ý đến kết quả của hoạt động mà đối tượng được thụ hưởng có hài lòng hay không, nói cách khác, đánh giá phải dựa trên chỉ số hài lòng của quần chúng, nhân dân.

Hai là, kiên quyết tinh giản biên chế, sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy gắn với cải cách tiền lương.

Cần đánh giá, rà soát để sắp xếp lại những tổ chức chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ hoặc không thật sự cần thiết. Tổ chức thực hiện một cách kiên quyết, hiệu quả đề án tinh giản biên chế gắn với cải cách tiền lương, bởi nếu không giải quyết ổn thỏa sẽ là một lực cản cho phát triển. Tinh giản biên chế là công việc rất khó khăn, phức tạp liên quan đến việc làm và đời sống của người lao động. Vì vậy, cần thực hiện một cách thận trọng, triệt để, khách quan, công tâm, công bằng kết hợp với đổi mới công tác tuyển chọn cán bộ, công chức đủ năng lực, trình độ thực hiện tốt chức trách và nhiệm vụ được giao khi đảm nhận vị trí công tác nhằm tránh bỏ lọt nhân tài.

Ba là, tiếp tục đổi mới phân cấp quản lý cán bộ và đánh giá cán bộ ở các cấp, các ngành.

Để có thể đánh giá sát đúng cán bộ, các cấp ủy đảng, các ngành cần đổi mới việc phân cấp quản lý cán bộ một cách cụ thể. Cấp ủy chỉ nên nắm người đứng đầu các cấp, các ngành, từ cấp phó trở xuống giao cho người đứng đầu và cấp ủy đó đánh giá, bố trí, sử dụng và phải chịu trách nhiệm khi thực hiện không đúng quy định. Công khai để quần chúng, nhân dân biết kết quả đánh giá người đứng đầu, tạo điều kiện để quần chúng, nhân dân tham gia giám sát, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của quần chúng nhân dân trên thực tế. Qua ý kiến của quần chúng nhân dân, cấp có thẩm quyền có thể thay thế kịp thời những người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ, không nhất thiết chờ hết nhiệm kỳ đại hội.

Bốn là, tăng cường trách nhiệm đánh giá và sử dụng cán bộ của cấp có thẩm quyền và người đứng đầu các cấp, các ngành, các đơn vị.

Đổi mới cách đánh giá cán bộ theo hướng khai thác, phân tích kết quả đánh giá từ các cơ quan chức năng và sự tín nhiệm của quần chúng nhân dân. Cần bổ sung quy định về tiến cử cán bộ, quy định trách nhiệm của người tiến cử, của cơ quan tham mưu và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc đề nghị bổ nhiệm và ra quyết định bổ nhiệm cán bộ. Đối với công tác cán bộ, cơ quan có thẩm quyền cần tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII đối với người đứng đầu xem có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống hay không. Bởi những điều này có liên quan trực tiếp đến công tác đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ.

Năm là, phát hiện, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có triển vọng.

Cán bộ có triển vọng chủ yếu được lựa chọn từ ba nguồn chính: Trước hết, là nguồn do quần chúng nhân dân phát hiện, tiến cử, giới thiệu vì quần chúng nhân dân là nguồn gốc tạo ra nhân tài, nhân tài sản sinh và trưởng thành trong quần chúng; thứ hai là sinh viên tốt nghiệp đạt loại xuất sắc, thi đoạt giải cao ở các kỳ thi quốc tế, trong nước; thứ ba là do các cấp ủy đảng phát hiện, lựa chọn, giới thiệu để dự thi tuyển chọn nhân tài. Đây là nguồn cán bộ mà Đảng, Nhà nước đã dày công xây dựng quy chế, quy trình để giới thiệu nhưng cần đổi mới cơ chế phát hiện nhân tài có hiệu quả hơn. Điều quan trọng là, công tác cán bộ phải thực hiện theo đúng Hướng dẫn số 15-HD/BTCTƯ ngày 05/11/2012 và số 06-HD/BTCTƯ ngày 24/02/2017 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Sáu là, tăng cường xử lý, kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên vi phạm.

Trong thực thi các biện pháp kỷ luật phải bảo đảm nghiêm khắc và minh bạch, đúng người, đúng việc. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc kỷ luật cán bộ để giữ nghiêm tính kỷ luật của Đảng, bảo đảm sự tường minh, đúng pháp luật của Nhà nước thì người vi phạm, bị kỷ luật sẽ tâm phục, khẩu phục. Đồng thời, kỷ luật cán bộ vi phạm bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa quan trọng hơn xử lý. Phòng ngừa không để xảy ra những vi phạm thì không phải xử lý, không mất cán bộ, tiền của và quan trọng hơn là không mất niềm tin của nhân dân. Xử lý nghiêm minh cá nhân phạm phải những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Khi xử lý cán bộ phải có tính xây dựng, không phải “đập cho tơi bời”, mà phải chỉ ra cái sai để cán bộ biết sai mà sửa, làm cho đồng chí hiểu rõ mà tin nhau, không để xảy ra chia rẽ, mất đoàn kết. Để thực hiện tốt công tác đánh giá, bố trí, sử dụng thì không chỉ cần những “bàn tay sắt” mà rất cần những “bàn tay sạch”./.

ThS. Phạm Hồng Kiên - Trường Đại học Thủ Dầu Một

Theo http://tcnn.vn

Minh Quân (st)

--------------

Ghi chú:

(1),(2),(3),(4),(5),(6),(7),(8),(9),(10),(11) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2011, tr.309-280-324; tr.314-317-318; tr.317; tr.321; tr.317; tr.315-276-321-322; tr.318-321-319; tr.314-319; tr.88-206-94-95; tr.322-323; tr.324-89-90.

(12) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H.2016, tr.181-207.

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/