Là một đất nước - đất không rộng, người không đông nhưng Việt Nam ở vào một vị trí địa - chính trị, địa - chiến lược đặc biệt. Đó là cửa ngõ ra Biển Đông, là địa bàn có đường bộ đi từ phương Bắc xuống Nam - nơi có các quốc gia Đông Nam Á đông dân cư, giàu tài nguyên.

Đó là con đường hàng hải quốc tế đi từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương. Chính vì vậy, trong lịch sử hàng nghìn năm, dân tộc ta luôn luôn phải đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc và nhiều quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, trước thế kỷ 20, các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến của dân tộc ta dường như chỉ đương đầu với những thế lực xâm lược có cùng một trình độ phát triển - xét về hình thái kinh tế - xã hội (cùng ở hình thái kinh tế - xã hội phong kiến). Trước thế kỷ 20, nhiều cuộc khởi nghĩa của dân tộc ta đã giành lại được độc lập dân tộc. Đó là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40-43 (sau Công nguyên); cuộc khởi nghĩa của Lý Bí năm 544 thành lập nước Vạn Xuân. Đầu năm 545, Lý Nam Đế lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Năm 938, Ngô Quyền đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân xâm lược Nam Hán…

Bước sang thế kỷ 20, dân tộc ta phải đương đầu với thế lực xâm lược của chủ nghĩa tư bản Pháp, có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam một hình thái kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ này, nhân dân ta đã nhiều lần đứng lên khởi nghĩa, như Phong trào Cần Vương (1885-1888) do Tôn Thất Thuyết lãnh đạo; Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo; Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1927) do Nguyễn Thái Học lãnh đạo... nhưng tất cả đều thất bại. Rồi cụ Phan Bội Châu tổ chức đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập để trở về đánh Pháp nhằm giành lại độc lập cho dân tộc, nhưng cuối cùng các phong trào yêu nước theo con đường phong kiến và dân chủ tư sản đều thất bại. Trong hồi ký cụ Phan Bội Châu viết: "Than ôi! Cuộc đời tôi - một trăm thất bại mà không lấy một thành công".

Với tầm nhìn vượt thời đại, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sớm cảm nhận được con đường cứu nước của các vị tiền bối không thể giành lại được độc lập dân tộc, mà phải tìm một con đường khác. Đồng thời với Người, nhận thức về độc lập dân tộc không phải chỉ là đánh đuổi quân xâm lược mà còn phải giải phóng xã hội - đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đó là bảo đảm các quyền công dân và quyền con người. Với suy nghĩ, phải tìm một con đường khác, năm 1911, Nguyễn Ái Quốc đã lên đường ra nước ngoài, đầu tiên là đến nước Pháp. Vào năm 1923, nhà thơ nổi tiếng của nước Nga xô viết Oxip Mandenxtam đặt câu hỏi với Người: "Vì sao đồng chí đi ra nước ngoài?". Trả lời câu hỏi này, Nguyễn Ái Quốc kể lại rằng: “Khi trạc độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe những từ nói về tự do, bình đẳng, bác ái bằng tiếng Pháp. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”1. Đấy là lý do Người ra nước ngoài, trước hết là những quốc gia phương Tây.

Trải qua gần 10 năm (1911-1920) lao động, nghiên cứu và hoạt động trong phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân ở nhiều châu lục, Nguyễn Ái Quốc bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là văn kiện “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” do V.I.Lênin khởi thảo đăng trên Báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp (7-1920). Luận cương của Lênin giúp Nguyễn Ái Quốc nhận thức mới về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. Đây là câu trả lời quan trọng nhất mà Nguyễn Ái Quốc đã tìm kiếm, mong đợi từ lâu.

Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, năm 1927, Nguyễn Ái Quốc viết: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật… Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền… Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư  (Chủ nghĩa Mác) và Lênin”2.

Với cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền tảng cho chế độ chính trị và Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam. Trước hết, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), lãnh đạo các phong trào cách mạng đi đến cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Điều này được đánh dấu bởi hai sự kiện chính trị mang tính thời đại của dân tộc ta:

1. Đó là bản Tuyên ngôn độc lập, năm 1945. Trong văn kiện dựng nước này, Người viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và từ tinh thần của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp, Người nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”, Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý mới có ý nghĩa thời đại, đó là: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”4. Nét đặc sắc của bản Tuyên ngôn độc lập là văn kiện này đã kế thừa những tư tưởng tiến bộ nhất của nhân loại - đó là bản Tuyên ngôn của Cách mạng giành độc lập Mỹ (1776); Cách mạng dân chủ tư sản Pháp (1789) và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917), đồng thời Người còn vận dụng và phát triển những tư tưởng đó vào cách mạng giải phóng dân tộc ta, gắn các quyền công dân, quyền con người với độc lập dân tộc và chế độ xã hội dân chủ cộng hòa, nay là chế độ XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

2. Đó là việc Người đã chỉ đạo xây dựng và ban bố bản Hiến pháp năm 1946. Ngày nay đọc lại bản Hiến pháp năm 1946 chúng ta có thể thấy nhiều khái niệm và quy định trong bản Hiến pháp này vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt là các quy định về quyền công dân và con người với đầy đủ nội dung và phù hợp với khái niệm quyền con người hiện đại của cộng đồng quốc tế.

Về đường lối và chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, dựa trên nguyên tắc độc lập - tự chủ và bình đẳng giữa các dân tộc, ngày 16-02-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ thông báo sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và yêu cầu “Hợp chủng quốc với tư cách là những người bảo vệ và những người bênh vực Công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định ủng hộ nền độc lập của chúng tôi”5.

Có thể nói, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những tư tưởng vượt thời đại, đó không chỉ là tư tưởng về độc lập dân tộc mà còn về dân chủ, về đảng cầm quyền… Cũng như Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy tham nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là một nguy cơ lớn của chế độ. Trong thư gửi “Các ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, tháng 10-1945, sau khi chỉ ra tình trạng quan liêu, “lên mặt làm quan cách mạng”, Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”6.

Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh không thể không nói đến tinh thần nhân đạo, khoan dung. Trước khi Nhà nước ta trở thành thành viên của Liên hợp quốc, năm 1957, Người đã ký đơn gia nhập 4 công ước Geneve về luật nhân đạo: Công ước về bảo vệ dân thường trong chiến tranh; về đối xử với tù binh trong chiến tranh; về cải thiện tình cảnh của những người bị thương, bị bệnh hoặc bị đắm tàu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển; về cải thiện tình cảnh của những người bị thương, bị bệnh thuộc các lực lượng vũ trang trên bộ.

Tầm vóc vượt thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Tại khóa họp Đại hội đồng lần thứ 24 tại Paris (từ 20-10 đến 20-11-1987), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là người “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Phát biểu về nghị quyết nói trên, Giám đốc UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Modagat Ahmet nói: “Chỉ có rất ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay từ khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người anh hùng giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi Trái đất này”6.

TS. Cao Đức Thái
Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quyền con người, 
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Theo Báo Quân đội nhân dân điện tử
Đức Lâm (st)

1. Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận NXB Văn học, Hà Nội, 1981, tr 477
2. Hồ Chí Minh-Toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, 1995, tr 280
3. Sđd, Tập 4, tr. 1
4. Sđd, Tập 4, 204, 177.
5. Sđd, Tập 4, tr. 1, 204, 56.
6. Về nghị quyết của UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Báo Nhân dân điện tử 18-10-2010.

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/