1. Thủ tướng Chính phủ: Công điện số 1053/CĐ-TTg ngày 09/8/2020 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong điều kiện diễn biến mới, phức tạp của dịch bệnh COVID-19

Công điện nêu rõ: Trong những ngày qua liên tục phát hiện các ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng tại một số địa phương, báo hiệu dịch COVID-19 đang quay trở lại Việt Nam với nguy cơ và mức độ phức tạp khó lường. Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và vận tải hàng hoá phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội trong điều kiện diễn biến mới và phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan: Giao thông vận tải, Công an, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các tổ chức chính trị - xã hội, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo và thực hiện tốt các nội dung sau:

- Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) và thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 đối với thí sinh, người nhà đưa đón và các cán bộ tuyển sinh trong kì thi THPT Quốc gia năm 2020 diễn ra vào ngày 09 và 10/8/2020; có phương án ứng trực, điều tiết giao thông tại các khu vực gần điểm thi và các tuyến đường chính dẫn đến điểm thi để bảo đảm an toàn tuyệt đối trong việc vận chuyển đề thi, bài thi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh đi thi, không để thí sinh đến điểm thi muộn do ùn tắc giao thông; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về TTATGT.

- Có phương án tổ chức vận tải phù hợp, bảo đảm năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải và tuân thủ nghiêm quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ Lễ 02/9 và khai giảng năm học mới. Yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải tuân thủ tuyệt đối quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19, đồng thời thực hiện nghiêm quy định pháp luật về bảo đảm TTATGT, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông, nhất là ban đêm từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau; bố trí đủ lái xe, không để xảy ra vi phạm về thời gian lao động của lái xe; thực hiện theo dõi hoạt động của lái xe, phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình; thường xuyên thanh, kiểm tra, không để lái xe vi phạm về nồng độ cồn, ma túy, chở quá số người, tăng giá vé trái quy định.

- Thực hiện nghiêm, hiệu quả nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19 gắn với tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT, tập trung kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe khách, xe tải nặng, xe container vào ban đêm. Ngăn chặn, xử lý, trấn áp hiệu quả hành vi tụ tập đua xe trái phép. Tăng cường kiểm tra an toàn giao thông bến khách ngang sông, bến tàu chở khách du lịch và sử dụng phương tiện nhỏ thô sơ chở người hoạt động trên đường thủy và bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.

- Tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, thông suốt; kịp thời khắc phục sự cố, tai nạn, đặc biệt là trên các tuyến giao thông trọng điểm, các khu vực có nguy cơ ùn tắc cao. Tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, kịp thời khắc phục các công trình bị hư hỏng, mái ta luy sạt lở do mưa, lũ gây ra; kiểm tra, rà soát bổ sung hệ thống báo hiệu giao thông, thiết bị phản quang tại vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; các đơn vị thi công và bảo trì kết cấu hạ tầng thực hiện nghiêm quy định và phương án bảo đảm TTATGT tại công trường, có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố.

- Triển khai “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường - tháng 9”, các trường học đẩy mạnh giáo dục kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên; tổ chức ký cam kết giữa gia đình và nhà trường về giáo dục và bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh; tuyệt đối không để trẻ em điều khiển xe mô tô khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe; phối hợp cơ quan chức năng, chính quyền địa phương bảo đảm TTATGT khu vực cổng trường học.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông và các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 để nâng cao ý thức người dân; không lái xe khi đã uống rượu bia, sử dụng chất ma túy; không phóng nhanh, vượt ẩu; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện và các biện pháp hạn chế tai nạn xe mô tô, xe gắn máy, tai nạn đò ngang, tai nạn đường sắt.

2. Văn phòng Chính phủ: Thông báo số 283/TB-VPCP ngày 08/8/2020 Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19

Trong Thông báo, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, các địa phương đã tập trung chỉ đạo thực hiện khẩn trương, quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm đã tích cực đóng góp nhân lực, vật chất hỗ trợ phòng, chống dịch tại Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam; đánh giá cao Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Nam đã tổ chức có hiệu quả các Tổ phòng, chống dịch tại cơ sở.

- Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, lây lan nhanh trên thế giới. Tại Việt Nam, dịch đang có nguy cơ rất cao lây lan trong cộng đồng, đòi hỏi các bộ liên quan, các cấp chính quyền cần đề cao trách nhiệm, quyết tâm hơn nữa thực hiện phòng, chống dịch, nhất là trong khoảng thời gian 2 tuần tới đây, đặc biệt thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, các địa phương đang có dịch bệnh, trong đó có các địa bàn trọng điểm như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, địa phương đang có dịch chỉ đạo huy động tổng lực, bảo đảm 4 tại chỗ, phối hợp tốt giữa các lực lượng, quyết tâm khống chế, kiểm soát dịch bệnh, tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ:

+ Khoanh vùng, thực hiện nghiêm ngặt việc giãn cách xã hội ở các nơi được coi là ổ dịch.

+ Tiếp tục thần tốc truy vết, tăng cường thực hiện nhanh hơn nữa việc xét nghiệm bằng phương pháp PCR nhất là đối với các đối tượng có nguy cơ cao; khoanh vùng và cách ly tập trung các trường hợp nghi nhiễm, trong đó có biện pháp cách ly phù hợp đối với người từ Đà Nẵng về; dập dịch kiên quyết, điều trị tích cực các ca nhiễm bệnh; quyết tâm kiềm chế, kiểm soát, khống chế lây nhiễm dịch bệnh ở mức thấp nhất; lưu ý ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm đối với người có bệnh nền, mãn tính, cao tuổi. Tiếp tục duy trì các tổ công tác đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để phát hiện sớm và áp dụng biện pháp phù hợp đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

+ Có phương án và sẵn sàng các bệnh viện dã chiến tại thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và một số địa phương có ca lây nhiễm.

+ Chủ tịch UBND tỉnh, Thành phố có ca nhiễm bệnh trên địa bàn căn cứ diễn biến dịch bệnh, quyết định mức độ nguy cơ và áp dụng các biện pháp chống dịch phù hợp, kiên quyết đối với từng khu vực trên địa bàn đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội; tăng cường các hoạt động trực tuyến, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, hoạt động xuất khẩu, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, không áp dụng các biện pháp có tính chất “ngăn sông cấm chợ”, gây trở ngại, tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân trái quy định.

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn; tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là tại các đô thị, thành phố lớn, khu vực tập trung đông người, khu công nghiệp, trong đó:

+ Yêu cầu mọi người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế tập trung đông người không cần thiết. Các địa phương phải bảo đảm cung ứng đầy đủ khẩu trang phù hợp cho nhân dân; khuyến cáo người dân khai báo y tế điện tử tự nguyện.

+ Tăng cường rà soát, kiểm tra việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý nghiêm các tổ chức, đơn vị, cá nhân lơ là, vi phạm quy định về phòng, chống dịch (như không chấp hành cách ly, không đeo khẩu trang…); xử lý nghiêm các trường hợp mua bán khẩu trang, vật tư, trang thiết bị y tế giả, chất lượng kém… Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị.

- Toàn ngành y tế tiếp tục duy trì chế độ báo động đỏ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh. Bộ Y tế, UBND các cấp tăng cường chỉ đạo, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở y tế, bảo vệ tốt nhất cho đội ngũ cán bộ y tế, tuyệt đối không lơ là, chủ quan. Ngành y tế tăng cường đào tạo, tập huấn trực tuyến cho nhân viên y tế ở tất cả các cơ sở y tế để bất cứ khi nào và ở đâu có ca nhiễm đều biết cách xử lý phù hợp, kịp thời.

- Các địa phương đang có dịch phải kịp thời tăng cường, bảo đảm có đủ vật tư, sinh phẩm phục vụ xét nghiệm. Thực hiện chỉ định thầu theo đúng quy định của pháp luật trong việc mua sinh phẩm, vật tư phục vụ xét nghiệm, bảo đảm tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng; không để thiếu và chậm thực hiện xét nghiệm; trường hợp thiếu kinh phí thì kịp thời sử dụng kinh phí dự phòng và báo cáo Trung ương xử lý cụ thể. Các địa phương và ngành y tế phải xử lý ngay việc này.

- Bộ Y tế phải tăng cường điều phối, hỗ trợ kịp thời phương tiện, nhân lực, vật tư, sinh phẩm phục vụ xét nghiệm và phòng, chống dịch tại các địa phương.

- Bộ Y tế tăng cường máy thở, khẩu trang y tế cho các địa phương đang có dịch; giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo việc này kịp thời.

- Các Bộ: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để nhân dân đề cao cảnh giác, nâng cao ý thức tự giác, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và khuyến cáo của cơ quan y tế.

Thủ tướng Chính phủ kêu gọi mọi người dân có điện thoại thông minh tích cực cài đặt, sử dụng ứng dụng Bluezone để kịp thời phát hiện, truy vết nhanh những người có khả năng bị lây nhiễm, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo nhắn tin, thông tin qua hệ thống truyền thanh cơ sở trên phạm vi toàn quốc đề nghị người dân tích cực thực hiện.

P15
Ảnh minh họa/Internet

- Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, hoàn chỉnh phương án cụ thể, phù hợp bảo đảm an toàn kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, không để lây nhiễm.

- Các Bộ, UBND các địa phương có phương án bảo đảm dự trữ các loại hàng hóa, lương thực thực phẩm cần thiết, đề phòng trường hợp dịch bệnh kéo dài, đặc biệt là ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tiếp tục thực hiện chặt chẽ, kiên quyết các biện pháp phòng, chống dịch song cần duy trì sự liên tục các hoạt động kinh tế, không để đứt gãy, chủ động và tích cực thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh kinh tế.

3. Văn phòng Chính phủ: Thông báo số 272/TB-VPCP ngày 03/8/2020 Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ trực tuyến với các địa phương về phòng, chống dịch COVID-19

Theo Thông báo, Việt Nam đã bước vào giai đoạn 2 phòng, chống dịch COVID-19. Dịch bệnh đang có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng tại nhiều địa phương, trong đó có các đô thị lớn, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan, chính quyền các cấp trong cả nước tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp nhằm kiểm soát hiệu quả, không được chủ quan, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, trong đó:

- Tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm quan điểm “chống dịch như chống giặc”, tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, hoang mang, dao động.

- Khởi động, kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch tại các địa phương, chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án đáp ứng các tình huống dịch bệnh, không để bị động.

- Bám sát tình hình, bình tĩnh và chủ động ứng phó, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia; quyết tâm ngăn chặn thành công đợt dịch này, không để dịch lây lan trên diện rộng.

- Thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để “ổ dịch”, các khu vực nguy cơ cao tại thành phố Đà Nẵng; tranh thủ từng giờ, từng phút để truy vết phát hiện các trường hợp nghi nhiễm, có nguy cơ lây nhiễm.

- Áp dụng biện pháp cách ly phù hợp, giám sát y tế, xét nghiệm trên diện rộng đối với tất cả các trường hợp tiếp xúc với người mắc bệnh, nghi ngờ lây nhiễm và các trường hợp từng đến Thành phố Đà Nẵng từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến nay đã trở về địa phương, trước hết là các trường hợp đã từng đến “ổ dịch”, các khu vực đã bị phong tỏa, cách ly tại Thành phố Đà Nẵng.

- Bằng nhiều biện pháp phù hợp kêu gọi người dân chủ động khai báo y tế, theo dõi tình hình sức khỏe, khi có biểu hiện ho, sốt thì thông báo để được kiểm tra, xét nghiệm. Kịp thời phát hiện, kiểm tra, xét nghiệm tất cả các trường hợp có biểu hiện ho, sốt trên phạm vi toàn quốc.

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn, ngăn ngừa dịch bệnh tại các hoạt động, sự kiện, địa điểm có tập trung đông người, trong hoạt động vận tải công cộng, nhất là tại các đô thị.

- Các địa phương không ghi nhận ca nhiễm bệnh trong cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; phải tập trung chỉ đạo thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy do dịch bệnh, nhất là tại các đô thị, trung tâm kinh tế lớn, các nhà máy, xí nghiệp, không được ngăn sông, cấm chợ, gây trở ngại cho sản xuất, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu.

Thành phố Đà Nẵng và các địa phương đã xuất hiện ca nhiễm bệnh trong giai đoạn này (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thái Bình, Đắk Lắk...) tăng tốc, quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp truy vết, khoanh vùng, cách ly, dập dịch, xử lý nhanh các ổ dịch trên địa bàn; phát huy tích cực vai trò chủ động của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp và người đứng đầu các cơ quan trong hệ thống chính trị cơ sở trong phòng, chống dịch.

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chủ động, kịp thời quyết định theo thẩm quyền việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bảo đảm không chủ quan, lơ là, thực hiện hiệu quả việc ngăn chặn lây lan dịch bệnh song cần hạn chế đến mức thấp nhất các tác động bất lợi đến đời sống của người dân và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn. Lưu ý cân nhắc toàn diện, chặt chẽ, tối ưu, phạm vi và quy mô hợp lý khi quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội…

4. Bộ Y tế: Công điện số 1242/CĐ-BYT ngày 06/8/2020 về việc điều tra, xử lý ổ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, thành phố

Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia điện và đề nghị UBND Thành phố Hà Nội, UBND tỉnh Nam Định, UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo triển khai một số nội dung công tác sau:

- Tiếp tục điều tra dịch tễ, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân, thực hiện cách ly và lấy mẫu xét nghiệm (bao gồm: người thân, người cùng công ty, nhân viên y tế, người tiếp xúc gần,...) để tiến hành xét nghiệm khẳng định.

- Tổ chức cách ly, quản lý, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo phòng chống lây nhiễm, không để lây nhiễm trong cơ sở điều trị.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ hàng ngày tình hình sức khỏe của tất cả người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân, nếu phát hiện bất kỳ trường hợp nào có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), viêm phổi nặng do vi rút (SVP), giám sát trọng điểm COVID-19, giám sát dựa vào sự kiện (EBS) nhằm phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch trong động đồng.

- Tiếp tục thực hiện việc rà soát (đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng), lập danh sách tất cả các đối tượng đến Đà Nẵng từ ngày 01/7/2020 đến ngày 28/7/2020 trở về địa phương, đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có trên địa bàn, tổ chức cách ly, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tiến hành ngay việc xử lý, phun khử trùng triệt để môi trường tại nơi bệnh nhân thường trú; các địa điểm bệnh nhân đã từng đến, ở; các phương tiện vận chuyển và các khu vực có liên quan khác theo đúng quy định tại hướng dẫn giám sát và phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế.

- Báo cáo hàng ngày kết quả giám sát, điều tra, phòng chống dịch COVID-19 về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) theo quy định.

5. Bộ Y tế: Công văn số 4199/BYT-VPB1 ngày 05/8/2020 về việc triển khai cài đặt và sử dụng ứng dụng BlueZone

Trong Công văn, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích cán bộ y tế và người đến cơ sở y tế cài đặt và sử dụng BlueZone từ ngày 05/8/2020; Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC)/Trung tâm Y tế dự phòng triển khai các nội dung sau:

- Đề nghị bệnh nhân nhiễm COVID-19 (Kể từ ngày 01/7/2020) cung cấp số điện thoại di động đang sử dụng và khai báo có cài đặt, sử dụng BlueZone không.

- Nếu điện thoại di động của bệnh nhân nhiễm COVID-19 có cài đặt ứng dụng BlueZone thì triển khai quy trình truy vết người nghi nhiễm kèm theo.

6. Bộ Y tế: Công điện số 1231/CĐ-BYT ngày 05/8/2020 về việc điều tra, xử lý ổ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, ngày 05/8/2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã ghi nhận 02 trường hợp nhiễm COVID-19 có địa chỉ tại Thôn Đồng Chu, xã Yên Định, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, 02 trường hợp này đều có liên quan đến ổ dịch tại TP. Đà Nẵng. Để tiếp tục triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, không để dịch lây lan ra cộng đồng; Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia điện và đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo tiếp tục điều tra dịch tễ, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân, thực hiện cách ly và lấy mẫu xét nghiệm (bao gồm: người thân, người tiếp xúc gần,...) để tiến hành xét nghiệm khẳng định; Tổ chức cách ly, quản lý, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo phòng chống lây nhiễm, không để lây nhiễm trong cơ sở điều trị; Tổ chức giám sát chặt chẽ hàng ngày tình hình sức khỏe của tất cả người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân...; Tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), viêm phổi nặng do vi rút (SVP), giám sát trọng điểm COVID-19, giám sát dựa vào sự kiện (EBS) nhằm phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch trong cộng đồng; Tiếp tục thực hiện việc rà soát (đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng), lập danh sách tất cả các đối tượng đến Đà Nẵng từ ngày 01/7/2020 trở về địa phương, các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có trên địa bàn, tổ chức cách ly, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Tiến hành ngay việc xử lý, phun khử trùng triệt để môi trường tại nơi bệnh nhân thường trú; các nơi địa điểm bệnh nhân đã từng đến, ở; các phương tiện vận chuyển và các khu vực có liên quan khác...

7. Bộ Y tế: Công văn số 4193/BYT-MT ngày 05/8/2020 về việc tổ chức hoạt động mai táng đảm bảo phòng chống dịch COVID-19

Theo đó, để tăng cường đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong các hoạt động mai táng trong tình hình hiện nay, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai, kiểm tra giám sát việc thực hiện các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế (gồm: Quyết định 2232/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 ban hành Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại lễ tang; Quyết định 2233/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 ban hành Hướng dẫn xử lý thi hài người tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút SARS-CoV-2 tại cộng đồng; Quyết định số 468/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 19/02/2020 về việc ban hành hướng dẫn và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có nội dung hướng dẫn xử lý thi hài người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19).

Đối với các trường hợp tử vong do nguyên nhân khác, không bị mắc COVID-19 (kết quả xét nghiệm Realtime PCR âm tính với SARS-CoV-2) tại cơ sở y tế hoặc khu vực dân cư đang bị cách ly phòng, chống dịch COVID-19:

- Thực hiện tổ chức các hoạt động mai táng như đối với người chết do nguyên nhân thông thường quy định tại Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế về Hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và Quyết định 2232/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 ban hành Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại lễ tang.

- Không tổ chức lễ tang trong khu vực cách ly. Người trong khu vực cách ly không được ra khỏi khu vực cách ly để tham dự tang lễ.

8. Bộ Y tế: Công điện số 1212/CĐ-BYT 1212/CĐ-BYT ngày 03/8/2020 về việc tăng cường quyết liệt phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt cho các đối tượng có nguy cơ cao

Theo đó, với các cơ sở y tế:

- Thực hiện triệt để Công điện số 1158/CĐ-BCĐQG ngày 27/7/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia và các quy định về các biện pháp phòng, và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh đã ban hành.

- Khẩn trương rà soát, chủ động, tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh tại cơ sở y tế theo các kịch bản phòng chống dịch ở mức cao nhất.

- Thực hiện giãn cách tại các khu vực tập trung đông người trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hạn chế tối đa người nhà chăm sóc người bệnh, tạo môi trường thoáng khí cho các buồng bệnh. Thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện tại các đơn vị cấp cứu và hồi sức tích cực.

- Tổ chức rà soát, có biện pháp bảo đảm an toàn tối đa, phòng chống lây nhiễm cho toàn bộ những người bệnh có nguy cơ cao, đặc biệt là người cao tuổi và người có bệnh lý nền. Sàng lọc kỹ lưỡng toàn bộ người bệnh đang điều trị tại các khoa lâm sàng, thực hiện cách ly tại khu vực riêng và chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 theo quy định.

- Thực hiện việc cấp phát thuốc điều trị các bệnh mạn tính với thời gian dài hơn, tối đa không quá 03 tháng cho tất cả các đối tượng. Đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam có hướng dẫn chi tiết cho các địa phương và điều chỉnh trên phần mềm thanh toán bảo hiểm y tế.

Với các trường hợp là người cao tuổi, người có bệnh lý nền và các trường hợp có nguy cơ cao khác:

- Khuyến cáo và thông báo cụ thể tới các gia đình có người cao tuổi, người có các bệnh lý nền và các trường hợp có nguy cơ cao khác hạn chế tối đa việc ra ngoài, khu vực công cộng, tiếp xúc với người khác; khi có vấn đề về sức khỏe phải liên hệ ngay với y tế xã, phường, bác sỹ gia đình; trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp cứu mới đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh; luôn sử dụng khẩu trang khi ra khỏi nhà và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Thực hiện khai báo y tế điện tử hoặc hồ sơ điện tử đầy đủ, trước hết ưu tiên kê khai cho người từ 60 tuổi trở lên và người có các bệnh lý nền, bệnh không lây nhiễm hoặc các bệnh lý khác.

9. Bộ Y tế: Công điện số 1224/CĐ-BCĐ ngày 04/8/2020 về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Trong công văn, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai một số biện pháp đảm bảo an toàn cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 như sau:

- Phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai công tác y tế, phòng, chống dịch COVID-19 cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh/thành phố.

- Bố trí nhân lực, trang thiết bị, thuốc, hóa chất và chỉ định các cơ sở y tế tham gia thực hiện công tác chuyên môn y tế gồm:

+ Phối hợp rà soát, phân loại toàn bộ học sinh tham dự kỳ thi để có phương án xử lý phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND cấp tỉnh.

+ Phối hợp, hướng dẫn đảm bảo vệ sinh khử khuẩn, chuẩn bị phòng cách ly y tế tạm thời tại các địa điểm thi.

+ Bố trí kíp trực y tế tại các địa điểm thi để kịp thời sơ cấp cứu và xử lý các trường hợp sốt, ho, khó thở.

+ Trong thời gian thi, phối hợp theo dõi sức khỏe học sinh và xử lý kịp thời khi học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở.

+ Trong trường hợp các tỉnh/thành phố có tổ chức thi cho học sinh có tiếp xúc gần với ca bệnh (F1) thì đảm bảo tất cả những người tham gia tổ chức thi phải mặc trang phục bảo hộ theo quy định và triển khai các biện pháp phòng tránh lây nhiễm chéo trong quá trình tổ chức thi.

- Phối hợp truyền thông cho học sinh, phụ huynh học sinh chủ động khai báo y tế, theo dõi tình hình sức khỏe trước khi đến địa điểm thi. Nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì thông báo ngay Ban tổ chức thi, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để được giải quyết.

10. Bộ Y tế: Công điện số 1182/CĐ-BYT ngày 31/7/2020 về việc điều tra, xử lý ổ dịch trên địa bàn tỉnh, thành phố

Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội và tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo tiếp tục điều tra dịch tễ, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân, thực hiện cách ly và lấy mẫu xét nghiệm (bao gồm: người thân, người tiếp xúc gần,...) để tiến hành xét nghiệm khẳng định; Tổ chức cách ly, quản lý, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo phòng chống lây nhiễm, không để lây nhiễm trong cơ sở điều trị; Tổ chức giám sát chặt chẽ hàng ngày tình hình sức khỏe của tất cả người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân…; Tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), viêm phổi nặng do vi rút (SVP), giám sát trọng điểm COVID-19, giám sát dựa vào sự kiện (EBS) nhằm phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch trong động đồng; Tiếp tục thực hiện việc rà soát (đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng), lập danh sách tất cả các đối tượng đến Đà Nẵng từ ngày 01/7/2020 trở về địa phương, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có trên địa bàn, tổ chức cách ly, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Tiến hành ngay việc xử lý, phun khử trùng triệt để môi trường tại nơi bệnh nhân thường trú; các nơi địa điểm bệnh nhân đã từng đến, ở; các phương tiện vận chuyển và các khu vực có liên quan khác theo đúng quy định…

11. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế: Công văn số 1009/KCB-QLCL&CĐT ngày 31/7/2020 về việc Hướng dẫn đánh giá Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp

Theo đó, các cơ quan quản lý chỉ đạo bệnh viện trực thuộc áp dụng Bộ tiêu chí “Bệnh viện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp” được ban hành theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 17/7/2020 để đánh giá thực trạng công tác phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp của bệnh viện.

Đối tượng áp dụng: Tất cả các bệnh viện công lập và ngoài công lập trên toàn quốc.

Bộ tiêu chí có 37 tiêu chí, chia làm 8 chương. Điểm tối đa 150 điểm.

Phân loại kết quả:

- Bệnh viện an toàn: tổng điểm đạt ≥ 75% điểm tối đa và không có tiêu chí * nào ở mức 0 điểm.

- Bệnh viện an toàn ở mức thấp: tổng điểm đạt từ ≥ 50% đến < 75% điểm tối đa và không có tiêu chí * nào ở mức 0 điểm.

- Bệnh viện không an toàn: tổng điểm đạt < 50% hoặc bất kỳ tiêu chí * nào 0 điểm.

Phần mềm trực tuyến sẽ phân loại kết quả tự động cho các bệnh viện.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Công văn số 2931/BGDĐT-GDĐH ngày 06/8/2020 về việc công tác tuyển sinh 2020 trong tình hình dịch COVID-19

Theo Công văn, đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển bằng các phương thức không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT: Căn cứ kế hoạch tuyển sinh của trường và hồ sơ của thí sinh đăng ký xét tuyển, các trường công bố công khai điều kiện trúng tuyển vào trường theo các phương thức này để thí sinh nhập học khi được công nhận tốt nghiệp THPT, đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh chưa tham dự Kỳ thi trong các ngày 08-10/8/2020 do COVID-19 nêu trên.

Trên tinh thần tự chủ tuyển sinh và đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, các trường xem xét phân bổ tỷ lệ chỉ tiêu hợp lý và xét tuyển riêng cho các thí sinh chưa tham dự Kỳ thi trong các ngày 08-10/8/2020 do COVID-19 dựa vào các căn cứ sau:

- Tỷ lệ nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh thuộc địa phương so với tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh trên cả nước vào trường năm 2020;

- Tỷ lệ thí sinh trúng tuyển của địa phương so với số lượng thí sinh trúng tuyển trên cả nước vào trường năm 2019;

- Tỷ lệ thí sinh trúng tuyển của địa phương so với số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển của địa phương vào trường trong năm 2019.

Căn cứ vào hướng dẫn này, các trường điều chỉnh chỉ tiêu phân bổ và đề án tuyển sinh cho phù hợp, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 03/9/2020 và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường theo quy định. Công tác tổ chức xét tuyển thực hiện theo quy định hiện hành, công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng (lấy kết quả từ cao xuống thấp); không gây khó khăn, bức xúc đối với thí sinh và xã hội; điểm trúng tuyển của thí sinh tham dự Kỳ thi đợt sau phải đảm bảo không thấp hơn điểm trúng tuyển của thí sinh tham dự Kỳ thi trong các ngày 08-10/8/2020.

Các trường có tổ chức kiểm tra năng khiếu hoặc thi tuyển sinh riêng, căn cứ tình hình diễn biến của dịch COVID-19 xem xét điều chỉnh kế hoạch tổ chức thi và tuyển sinh cho phù hợp, đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Công văn số 2908/BGDĐT-GDTC ngày 04/8/2020 về việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Theo đó, đối với các Điểm thi:

- Tiến hành vệ sinh môi trường trong khuôn viên và xung quanh các Điểm thi đảm bảo an toàn, sạch sẽ.

- Tổ chức phun khử khuẩn toàn bộ các Điểm thi trước ngày thi.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh như: nơi rửa tay, nước sạch, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, thiết bị đo thân nhiệt, khẩu trang dự phòng, phòng thi dự phòng, phòng y tế, có đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế thiết yếu.

- Các phòng thi phải thông thoáng, đảm bảo giãn cách cho thí sinh.

- Bố trí nhân viên đo thân nhiệt cho cán bộ làm công tác thi và thí sinh, khi phát hiện có người bị sốt phải xử lý kịp thời theo quy định.

- Trường hợp Điểm thi tổ chức ăn trưa cho cán bộ làm công tác thi thì phải sử dụng hình thức suất ăn cá nhân đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống dịch bệnh.

- Sau mỗi buổi thi, thực hiện vệ sinh khử khuẩn các phòng thi, kiểm tra và bổ sung kịp thời các điều kiện cơ sở vật chất về phòng, chống dịch bệnh để chuẩn bị cho buổi thi tiếp theo.

- Tuyên truyền, hướng dẫn người nhà khi đưa đón thí sinh cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không tập trung đông người xung quanh Điểm thi.

Đối với thí sinh:

- Đo thân nhiệt ở nhà trước khi đến Điểm thi; khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như: ốm, ho, sốt hoặc khó thở... thí sinh phải báo ngay cho Điểm thi để được xử lý kịp thời.

- Nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: rửa tay với nước sạch và xà phòng, đeo khẩu trang đúng cách, tránh tụ tập đông người trước và sau khi thi, đảm bảo giãn cách...

Đối với cán bộ làm công tác thi:

- Đo thân nhiệt ở nhà trước khi đến Điểm thi; khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như: ốm, ho, sốt hoặc khó thở... cán bộ làm công tác thi phải báo ngay cho Điểm thi để được xử lý kịp thời.

- Nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: rửa tay với nước sạch và xà phòng, đeo khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách phù hợp khi làm nhiệm vụ...

- Trong quá trình làm nhiệm vụ, kịp thời phát hiện thí sinh có dấu hiệu bất thường về sức khoẻ như: sốt, ho, khó thở... báo ngay cho cán bộ y tế trực tại Điểm thi.

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Công văn số 2832/BGDĐT-QLCL ngày 30/7/2020 về việc tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19

Trong Công văn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai một số nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 (gọi tắt là Kỳ thi) như sau:

- Đối với thí sinh:

Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, phân loại thí sinh đăng ký dự thi thành 4 nhóm: F0, F1, F2 và các đối tượng khác. Căn cứ điều kiện cụ thể, các địa phương tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp như sau:

+ Thí sinh thuộc diện F0 (ca bệnh xác định, dương tính với SARS-CoV2) phải cách ly và điều trị tại cơ sở y tế nên không thể dự thi, được xem xét đặc cách công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo quy định hiện hành. Những thí sinh này nếu có nhu cầu xét tuyển vào các trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học xem xét phương thức tuyển sinh phù hợp trên tinh thần tự chủ đại học, đảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh.

+ Thí sinh thuộc diện F1 (tiếp xúc gần với F0, phải cách ly tập trung), Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh xem xét bố trí cho các thí sinh dự thi tại khu vực cách ly hoặc dự thi tại Điểm thi riêng phù hợp ở gần với khu vực cách ly.

+ Thí sinh thuộc diện F2 (tiếp xúc với F1, cách ly tại nơi cư trú), Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh xem xét bố trí cho thí sinh dự thi tại phòng thi dự phòng của Điểm thi hoặc dự thi tại Điểm thi riêng phù hợp với điều kiện của địa phương.

+ Thí sinh khác, việc tổ chức Kỳ thi diễn ra bình thường theo đúng kế hoạch. Trong quá trình tổ chức Kỳ thi, thí sinh có biểu hiện ho, sốt được bố trí thi tại phòng thi dự phòng tại Điểm thi.

- Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tổ chức Kỳ thi

+ Cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc diện F0, F1 hoặc F2 không tham gia vào các khâu của Kỳ thi.

+ Cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác thi tại các phòng thi dành cho thí sinh thuộc diện F1, F2 thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế.

- Đối với Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

+ Căn cứ tình hình dịch COVID-19 tại địa phương để xây dựng kế hoạch tổ chức thi phù hợp, bảo đảm an toàn cho thí sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác tổ chức thi tại địa phương; có phương án dự phòng về Điểm thi, phòng thi, nhân lực ở tất cả các khâu của Kỳ thi để huy động khi cần thiết. Đồng thời, chủ động xây dựng phương án hỗ trợ đưa đón thí sinh thuộc diện F1, F2 bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh.

+ Thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 như: phun thuốc khử khuẩn, đeo khẩu trang, bố trí đủ nước rửa tay, đo thân nhiệt cho thí sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác thi trong các khu vực in sao đề thi, khu vực làm phách, khu vực chấm thi và các Điểm thi.

15. Tòa án nhân dân tối cao: Công văn số 109/TANDTC-PC ngày 06/8/2020 về việc tổ chức xét xử các vụ án liên quan phòng, chống dịch bệnh COVID-19

Để góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Chánh án Toà án nhân dân, Chánh án Tòa án quân sự các cấp và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện các nội dung sau đây:

- Đối với các địa phương có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, căn cứ vào tình hình thực tế, đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu chủ động việc tổ chức xét xử hoặc tạm ngừng việc xét xử để bảo đảm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh theo đúng các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Công văn số 289/TANDTC-VP ngày 27/7/2020.

- Chủ động phối hợp với cơ quan tố tụng khẩn trương đưa ra xét xử các vụ án liên quan đến Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép (Điều 347), Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép (Điều 348), Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 349), Tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 350); bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, nghiêm minh và đúng quy định của pháp luật.

- Trong quá trình giải quyết các vụ án liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, cần tiếp tục thực hiện đúng các yêu cầu tại Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 và Công văn số 27/TANDTC-PC-m ngày 22/4/2020 của Tòa án nhân dân tối cao.

16. Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Thành phố Hà Nội: Thông báo số 05/TB-BCĐ ngày 06/8/2020 Kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thành phố Hà Nội (tại Phiên họp số 48)

Theo đó, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp theo từng ngày, với mức độ nguy hiểm ngày càng cao, vì Hà Nội là một trong những địa bàn có dân cư đông, diện tích rộng, tỷ lệ người già nhiều hơn Đà Nẵng, mật độ dân số di chuyển trên đường đông hơn Đà Nẵng. Hơn nữa, chủng vi rút này nguy hiểm hơn, tốc độ diễn biến lây nhanh hơn, do đó, cần quán triệt tinh thần khẩn trương nhanh chóng, không chủ quan để cố gắng nỗ lực ngăn chặn dịch trên địa bàn.

Xác định Thành phố đang trong giai đoạn có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 rất cao, ít nhất là đến ngày 12/8/2020. Để thực hiện tốt việc phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn này, Ban Chỉ đạo giao:

- UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn:

+ UBND quận Bắc Từ Liêm, các quận, huyện, thị xã có liên quan chủ động phối hợp Tổng công ty Vận tải, Công ty xe buýt 10/10 khẩn trương rà soát các trường hợp F1, F2 liên quan đến bệnh nhân số 714. Chủ động phân loại, kịp thời xét nghiệm, cách ly, đảm bảo hạn chế tối đa việc lây nhiễm chéo ra cộng đồng. Đối với các trường hợp F1 cần xét nghiệm ngay PCR để có kết quả chính xác nhất.

+ Tiếp tục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để: (1) Người dân trên địa bàn Thành phố nhận thức được Thành phố đang trong giai đoạn có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 rất cao, chủ động tự rà soát lộ trình, có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Việc xét nghiệm nhanh không thể khẳng định tuyệt đối việc nhiễm hay không nhiễm COVID-19; (2) Người dân có mặt tại Sân bay Quốc tế Nội bài thời điểm hành khách của chuyến bay số 7198 từ Đà Nẵng ra Hà Nội ngày 24/7 xuống sân bay (đây là chuyến bay phát hiện tới 6 trường hợp nhiễm COVID-19) chủ động cách ly, khai báo để được xét nghiệm.

+ Chủ động phối hợp Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tiếp tục rà soát, thống kê người từ vùng dịch trở về Thành phố. Các trường hợp từ vùng dịch trở về chưa đủ 14 ngày, yêu cầu cách ly tại nhà; khoảng 800 trường hợp từ Đà Nẵng trở về Thành phố trong ngày tới và tất cả các trường hợp có có biểu hiện ho, sốt, đau họng trên địa bàn cần được tổ chức xét nghiệm PCR để có kết quả chính xác.

+ Mọi người dân khi rời khỏi nhà đều phải tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo khẩu trang, đặc biệt tại nơi công cộng, phương tiện giao thông công cộng.

+ Tất cả các bến xe, đơn vị bán lẻ ở trên địa bàn phải bố trí nước sát khuẩn, đo thân nhiệt, người tham gia giao thông và mua bán hàng hóa phải giữ khoảng cách khi tiếp xúc, xếp hàng.

- Sở Y tế:

+ Khẩn trương phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức việc cách ly các trường hợp F1 trên địa bàn theo quy định.

+ Khẩn trương liên hệ với Sân bay Quốc tế Nội bài để xác định F1, F2 của Thành phố và thời điểm hành khách của chuyến bay số 7198 từ Đà Nẵng ra Hà Nội để kịp thời thông báo đến UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn phối hợp rà soát, thống kê, xét nghiệm và cách ly.

+ Tham mưu Ban Chỉ đạo xin ý kiến Thường trực Thành ủy, cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo Trung ương về việc nâng mức cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 đối với Thủ đô Hà Nội để có các phương án chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, như cấm triệt để các hoạt động của quán bar, vũ trường, karaoke, các lễ hội đông người và các sự kiện thể thao đông người... trên địa bàn Thành phố.

+ Chuẩn bị phương án cách ly trên diện rộng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh khi dịch bùng phát.

- Bộ Tư lệnh Thủ đô:

Chủ trì, phối hợp Sở Y tế chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức việc cách ly các trường hợp F1 trên địa bàn theo quy định. Trước mắt là việc tiếp nhận khoảng 800 trường hợp từ Đà Nẵng trở về Thành phố. Báo cáo Bộ Quốc phòng sử dụng các khu cách ly tập trung như trong giai đoạn trước.

- Sở Giáo dục và Đào tạo:

Chủ trì, phối hợp Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã chuẩn bị tốt mọi điều kiện phục vụ kỳ thi tốt nghiệp của học sinh PTTH năm 2020. Đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh phải thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

Thu Hiền (tổng hợp)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/