Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Một trong những di sản tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta là bài học về phương pháp ngoại giao: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Việc nghiên cứu, vận dụng phương pháp mang tính nguyên tắc chỉ đạo này trong công tác đối ngoại hiện nay là rất cần thiết, quan trọng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dâng hiến trọn cuộc đời mình cho dân, cho nước, vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng Người đã để lại những dặn dò hết sức cụ thể cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cho mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là cho thế hệ thanh niên, lực lượng góp phần quyết định sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc hiện tại cũng như trong tương lai.
Phạm trù thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức là một trong những lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Lý luận này chỉ ra rằng việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, học đi đôi với hành. Vận dụng sáng tạo lý luận về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm tuyên truyền mô hình giáo dục mới theo quan điểm “Học đi đôi với hành”. Người chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người vừa có đức, vừa có tài là học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện. Trải qua 73 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội ta luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhân dân ta giao phó. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công đó là nhờ Quân đội đã nhận thức đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò to lớn của nhân tố con người trong hoạt động quân sự, từ đó xác lập đúng chủ trương và các giải pháp xây dựng và phát huy nhân tố con người trong xây dựng Quân đội.
Là người trực tiếp tổ chức thành lập, giáo dục và rèn luyện Quân đội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo xây dựng Quân đội trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Trong đó, giữ gìn mối quan hệ quân dân “cá - nước” luôn được Người quan tâm đặc biệt, thường xuyên nhắc nhở, rèn luyện cán bộ, chiến sỹ trong Quân đội.
Trong các tác phẩm, bài viết của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy có hàng trăm từ “khéo”, chủ yếu đề cập đến vấn đề “khéo lãnh đạo” của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Đã nhiều năm nay, Đảng ta đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn một cách hiệu quả. Một trong những tư tưởng quan trọng của Bác là “lấy dân làm gốc” lại vừa được Đảng và Nhà nước ta vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong thực tiễn để ổn định lòng dân. Và một trong những nguyên nhân và nút thắt chính là vấn đề kinh tế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là nhà kiến tạo vĩ đại. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Người tuyên bố: “Công việc phá hoại xong rồi. Nay bước đầu công việc dọn dẹp, sắp đặt, giữ gìn, kiến thiết”(1) và việc đầu tiên phải kiến thiết là xây dựng một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, một nền hành chính phục vụ nhân dân. Điều cần nói là, ngay từ khi bắt tay vào việc tạo dựng chính thể mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hướng tới mô hình chính quyền tinh gọn, hiệu quả và việc chấn chỉnh biên chế đã được Người sớm đặt ra.
Ðối với nhân dân ta, giá trị đạo đức cao nhất chính là tinh thần chiến đấu hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Ðó cũng là nguyên tắc đầu tiên của pháp luật. Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo và luôn luôn phải chịu sức ép của các thế lực ngoại xâm, nhưng nhìn chung vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước vẫn là thiêng liêng nhất. Lòng yêu nước, yêu dân vẫn là nội dung cốt lõi của cả đạo đức và pháp luật.
Cách mạng Tháng Mười diễn ra cách đây đã tròn một thế kỷ. Trong suốt chặng đường lịch sử một thế kỷ qua, nhiều chính đảng của giai cấp công nhân, nhiều lãnh tụ cách mạng và nhiều nhà nghiên cứu trên khắp hành tinh đã có những đánh giá hết sức sâu sắc về cuộc cách mạng long trời lở đất này. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân Việt Nam cũng đã nhiều lần khẳng định ý nghĩa trọng đại của Cách mạng Tháng Mười; đặc biệt, Người luôn nhấn mạnh vai trò to lớn của cuộc cách mạng này đối với con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức.