Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn, nhắc nhở, yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải thực hiện tốt các đức tính, phẩm chất: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đồng thời phải nêu cao trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ, trước nhân dân và trước nhiệm vụ, công việc được giao, dù là việc to hay việc nhỏ. Những lời căn dặn đó của Người càng có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, nhà tư tưởng đặc biệt quan tâm đến đạo đức. Bằng câu nói“Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, Người đã định nghĩa về Đảng dưới góc độ đạo đức và văn hóa, coi đạo đức làđặc trưng bản chất hàng đầu của Đảng. Mặt khác, thấu hiểu “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống.
Sinh thời, trong đạo đức, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Nếu như cần và kiệm là phẩm chất cần có trong đời sống, công tác của mọi người lao động thì liêm và chính là những phẩm chất nhất thiết phải có của người cán bộ khi thi hành công vụ, trong đó, liêm là phẩm chất đầu tiên. Người khẳng định: “Những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu”(1).
Là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và coi đó là yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Báo Thanh niên (ngày 21/6/1925) và Báo Thanh niên chính là điểm khởi đầu của nền Báo chí cách mạng Việt Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Nhà báo cách mạng Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức người làm báo.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ. Người coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy”[1], “cán bộ là tiền vốn của Đoàn thể”[2] và đi đến kết luận: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[3]. Vai trò của người cán bộ lớn bao nhiêu thì trách nhiệm của người cán bộ cũng nặng nề bấy nhiêu.
Trong “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, Bác Hồ chỉ rõ: Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Những hiện tượng tiêu cực trong cán bộ, đảng viên mà Bác đã chỉ ra cách đây hơn 70 năm vẫn còn nguyên tính thời sự.
Di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta rất đồ sộ, trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục, bởi sự nghiệp “trồng người” luôn quyết định tương lai đất nước, dân tộc. Cuộc sinh hoạt chính trị to lớn và sâu rộng do Đảng ta phát động - học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã gợi mở cho chúng ta nhiều điều bổ ích.
Trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều để lại những dấu ấn riêng, đặc biệt, trong quá trình kiến tạo đời sống mới. Người không chỉ vạch ra đường lối có tính chiến lược mà còn là tấm gương sáng trong việc thực hiện lối sống mới.
Qua 1 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ Chính trị, có thể thấy, toàn xã hội đều biết tới chủ trương lớn của Đảng ta về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Việc thực hiện Chỉ thị 05 dần đi vào cuộc sống, trở nên thiết thực, gần gũi hơn.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng về phương pháp, tác phong làm việc khoa học, thiết thực, hiệu quả. Người cũng thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.