Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta những lời tâm huyết trong bản “Di chúc” lịch sử. Người căn dặn: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh phê bình, tự phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”(1).
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước. Người đã có những chỉ dẫn hết sức quý báu về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục... nhằm phát triển một nền giáo dục toàn diện. Những chỉ dẫn đó không chỉ có giá trị trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục của đất nước thời đó, mà vẫn còn nguyên giá trị định hướng, soi đường cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo của nước ta hiện nay.
Hồ Chí Minh là một người thầy, một nhà giáo dục vĩ đại. Cả cuộc đời, Người đã giáo dục, đào tạo biết bao thế hệ cán bộ, những chiến sĩ ưu tú cho cách mạng. Theo Người, nhân cách con người bao gồm cả đức và tài, trong đó đức là gốc, tài là quan trọng. Hồ Chí Minh coi đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà được hình thành và phát triển, củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bàn nhiều về đạo đức dưới dạng lý thuyết, mà chủ yếu nói về thực hành đạo đức bằng cách làm gương và nêu gương. Bài học đó có ý nghĩa thực tiễn lớn lao và vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta hôm nay.
1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài viết, bài nói về công tác xây dựng Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng rất phong phú và sâu sắc, tập trung vào những điểm chủ yếu sau:
Năm 2015, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phấn khởi, tự hào kỷ niệm trọng thể những ngày lễ lớn của đất nước, đồng thời cũng là năm tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Hồ Chí Minh đã để lại nhiều dấu ấn tích cực, quan trọng cho quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam và quá trình phát triển văn minh tiến bộ của nhân loại, không những cho thời kỳ Người sống mà cả quá trình về sau; là một phần phát triển của lịch sử Việt Nam thời hiện đại và cũng là một phần trong lịch sử tiến hoá xã hội loài người từ thế kỷ XX trở đi. Hồ Chí Minh có những tác động nhất định vào các biến cố của nhân loại, và ở chiều ngược lại, chúng cũng có tác động tới Hồ Chí Minh.
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa C.Mác - Lênin, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh coi xây dựng liên minh công nông là nguyên tắc cao nhất của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội; là tiền đề quan trọng để hình thành liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó mật thiết với nhân dân bắt nguồn từ quan niệm của Người coi nhân dân là nguồn gốc của mọi sức mạnh. Người viết: “...Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”.
Kết luận bài Diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, tại Hà Nội, ngày 24-11-1946, sau khi khẳng định: “Số phận dân ta là ở trong tay dân ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, Hồ Chí Minh nói: “Tôi mong chúng ta đem văn hóa lãnh đạo quốc dân, để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”(1).
“Hồ Chủ tịch đã đi trước UNESCO gần 50 năm về triết lý giáo dục”. Đó là khẳng định của GS, TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.