Tác phẩm
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa.
“Bản án chế độ thực dân Pháp” (Le Procès de la Colonisation Française) là tác phẩm của Hồ Chủ tịch viết bằng tiếng Pháp trong khoảng những năm 1921-1925, đăng tải lần đầu tiên tại Paris (Thủ đô nước Pháp) trên Báo Imprékor của Quốc tế Cộng sản.
"CHỦ NGHĨA VIĐA" CÒN ĐANG TIẾP DIỄN
Hàng nghìn dân bản xứ bị cưỡng bức đẩy vào quân đội để bảo vệ những két bạc cho những kẻ bóc lột mình.
Chúng ta nhớ rằng, để buộc những người châu Phi thực hiện "nghĩa vụ của mình", người ta đã đốt nhà cướp của của họ và sau đó, những nạn nhân ấy bị bắt đi lính cho đội quân tiên phong của nền văn minh.
"Việc dạy dỗ" người bản xứ bằng những cú đá đít và đánh đập đã trở thành thói quen của những vị trứ danh của chúng ta.
BÌNH ĐẲNG
Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác ái, Bình đẳng, v.v..
Nhưng, hãy xem tay chiến sĩ về bình đẳng ấy đã thực hiện bình đẳng như thế nào.
Cùng làm một việc trong cùng một xưởng, người thợ da trắng vẫn được trả lương hậu hơn nhiều so với bạn đồng nghiệp khác màu da.
NĂM 1922: RỦI RO, CẢNH SINH HOẠT CỦA THỢ THUYỀN AN NAM
Nóng bức! Một cái nóng bức mà chỉ chúng tôi, những người Nam Kỳ và những người hân hạnh được ông Utơrây bảo hộ, mới được đặc ân hưởng thụ. Mặt trời nắng đổ hột. Các bạn có biết mặt trời đổ hột là gì không? Trong phương ngữ của chúng tôi, điều đó có nghĩa là tác động của nóng bức dữ dội đến mức mà luôn luôn bạn thấy trước mắt có một cái gì rơi như mưa nhưng đáng lẽ là nước thì là những hạt lửa.
NĂM 1921: 10 TRƯỜNG HỌCC, 1500 ĐẠI LÝ RƯỢU KẺ ĐẦU ĐỘC NGƯỜI BẢN XỨ
Ông Xarô tốt bụng, Bộ trưởng cấp tiến Bộ Thuộc địa, cái người bố thân yêu của dân bản xứ (ông ta nói thế), âu yếm người An Nam và được họ quý trọng.
Để truyền thụ nền văn minh của Pháp mà ông ta là tác nhân chính, ông ta không lùi bước trước một cái gì hết, kể cả những hành vi hèn hạ và những tội ác. Đây là một bằng chứng: một lá thư mà với cương vị Toàn quyền Đông Dương và để cho phồng túi của những tên kẻ cướp ở thuộc địa và túi ông ta, ông ta gửi cho các viên chức cấp dưới:
NĂM 1920: Ở ĐÔNG DƯƠNG
Chúng tôi vừa nhận được bức thư sau đây mà không cần nhấn mạnh điều lợi hại trong đó.
Ở đây (Hải Phòng) cũng có những cuộc bãi công của thuỷ thủ. Chẳng hạn như ngày thứ năm (15-8), hai chiếc tàu biển nhổ neo để chở một số lớn lính khố đỏ An Nam đi Xyri.
Nhưng thuỷ thủ không chịu đi, vì người ta không chịu phát lương cho họ bằng tiền Đông Dương. Theo giá thị trường, một đồng Đông Dương bằng 10 phrăng, chứ không phải 2 phrăng 50. Thế mà các công ty hàng hải lại làm một việc hà lạm trắng trợn là định trả lương cho thuỷ thủ bằng phrăng, chứ không trả bằng tiền Đông Dương như đã trả cho công chức.
TÂM ĐỊA THỰC DÂN
Ít khi chúng tôi có dịp được đọc báo thuộc địa. Hôm nay, chúng tôi nhận được một số Courrier Colonial, đề ngày 27 tháng 6 vừa qua, trên đầu tờ này có đăng một bài dài hai cột, dưới cái đầu đề kích động là "GIỜ PHÚT NGHIÊM TRỌNG". Cái đầu đề kêu rỗng ấy , kêu như một lời hô hào cầm vũ khí, đã khiến chúng tôi phải đọc từ đầu chí cuối bài báo dài này để biết rõ lý do của tiếng kêu cầu cứu đó là gì. Chưa đọc hết cột thứ nhất, chúng tôi cũng đã gần thấy được mục đích của tác giả, và càng đọc tiếp - vừa đọc vừa mỉm cười - thì cảm tưởng đầu tiên của chúng tôi càng vững chắc lại.
Trang 2 / 2