Tin tức
Luật An ninh mạng của Việt Nam đã được Quốc hội thông qua và được Chủ tịch Nước ký lệnh ban hành. Thời gian qua, vẫn xuất hiện một số tiếng nói lạc lõng, thiếu khách quan và thiếu thiện chí, thậm chí có dấu hiệu can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác một cách vô lý từ các thế lực bên ngoài. Nếu nhìn Luật An ninh mạng của Việt Nam dưới góc nhìn thông lệ quốc tế sẽ thấy rất rõ sự thiếu khách quan và thiếu thiện chí ấy.
Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII thống nhất cho rằng, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển và thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội mà trụ cột là Bảo hiểm xã hội (BHXH). Tuy nhiên, việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, vì thế, cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (CCCSBHXH) hiện đang là yêu cầu bức thiết.
Từ những năm 2000, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, xác định đây là động lực góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) bao gồm bảo hiểm hưu trí - tử tuất; bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); bảo hiểm ốm đau, thai sản và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, với vai trò là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm phát triển và coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững đất nước cũng như thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định: “Dân chủ là của cải quý báu nhất”, thực hành dân chủ “là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”[1] mà còn là Người thực hiện và đặc biệt yêu cầu việc thực hành dân chủ nghĩa với nhân dân phải gắn liền với giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật để bảo đảm cho Đảng luôn đoàn kết thống nhất, tăng cường sức mạnh. Người cảnh báo việc đảng viên không chấp hành kỷ luật, xem thường kỷ luật, không thực hành dân chủ trong Đảng là: “Không nghiên cứu nghiêm chỉnh và chấp hành đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng, không tôn trọng pháp luật và thể lệ của Nhà nước.
Tháng 9/1963, nhân dịp Quốc khánh, trong phiên họp Hội đồng Chính phủ, Bác Hồ mang đến một hộp bút và nói: “Hôm nay tôi xin tặng các vị, các chú mỗi người một cây bút để làm việc”. Bác đưa tận tay từng Bộ trưởng, từng Ủy viên. Mọi người nhìn lên nắp bút thấy dòng chữ Bác cho khắc “Bút chống quan liêu. 2-9-63”. Đây chỉ là một chi tiết trong thái độ cương quyết chống căn bệnh quan liêu của Bác.
Đánh giá cán bộ lâu nay vẫn được coi là khó mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu khách quan và tiêu chí cụ thể. Muốn xây dựng đội ngũ cán bộ tốt, trước hết phải đánh giá cán bộ chính xác.
“Bước ngắn” nguy hiểm là hình ảnh từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, Khóa XII vào tháng 10/2016 để cảnh báo hiện tượng một số cán bộ từ suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Cán bộ và công tác cán bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng và là vấn đề then chốt của công tác xây dựng Đảng. Nhận thức rõ điều đó, vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã họp Hội nghị lần thứ bảy để thảo luận và thông qua Nghị quyết về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” (Nghị quyết 26-NQ/TƯ, ngày 19-5-2018).
Nhân loại đang sống trong những năm cuối thập niên thứ hai, thế kỷ 21, trong thời đại toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Khác với quá trình toàn cầu hóa trước đây, toàn cầu hóa ngày nay dựa trên cuộc cách mạng khoa học hiện đại, đặc biệt là có vai trò của công nghệ thông tin.
Để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái hiệu quả, cần phải đề ra được hệ thống giải pháp và biện pháp thực hiện đồng bộ, trong đó gắn chặt và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy đảng với phát huy vai trò, trách nhiệm của đảng viên là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, cần phải có chủ trương, giải pháp đồng bộ và quyết tâm chính trị cao để đấu tranh ngăn chặn tham nhũng và suy thoái hiệu quả.
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, xác định công tác vận động quần chúng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong xây dựng, bảo vệ đất nước.