Tin tức
Khoản 3 Điều 5 được sửa đổi: Đối với công trình được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung quy định tại Khoản 2 Điều này còn phải tuân thủ các nguyên tắc
Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, củng cố tình cảm, niềm tin, bản lĩnh chính trị, qua đó xây dựng thế hệ trẻ có hoài bão, lý tưởng, khát vọng và trách nhiệm để xứng đáng làm chủ nước nhà theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta trên con đường đấu tranh, xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mọi hành động xuyên tạc nội dung, giá trị của Di chúc cần phải kiên quyết đấu tranh bác bỏ. Đây là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Khẳng định chắc chắn thắng lợi bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường của dân tộc, không khuất phục trước bất cứ thế lực xâm lược nào; Người tin vào sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam, chính nghĩa đồng nghĩa với thắng lợi. Người tin vào sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân với ban lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm có đủ trí tuệ, bản lĩnh đưa sự nghiệp cứu nước đến toàn thắng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”1. Hiện nay, tư tưởng nêu gương đó vẫn giữ nguyên giá trị và càng trở nên cấp thiết, được Đảng ta tiếp tục quán triệt, vận dụng trong tình hình mới.
Cách đây nửa thế kỷ, trước khi “đi xa mãi mãi”, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta bản Di chúc lịch sử. Đó là tài sản tinh thần vô giá - Quốc bảo của dân tộc Việt Nam. Những giá trị trường tồn của Di chúc đang nhắc nhở và thúc giục chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Di chúc của Bác Hồ để xứng tầm với Quốc bảo.
Cách đây 50 năm, trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bản Di chúc thiêng liêng - tài sản tinh thần vô giá cho Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta. Được xếp hạng bảo vật quốc gia (quốc bảo), Di chúc của Bác là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại; chứa đựng những giá trị lý luận - thực tiễn vượt thời gian; là sự tiên liệu những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam
Đối với bộ đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng ở ngôi cao mà không xa, giữ trọng trách lớn mà luôn dành tình cảm thân thương, ấm áp cho mọi cán bộ, chiến sĩ, từ Tổng Tư lệnh quân đội đến người lính binh nhì, binh nhất.
Năm 1968, ngày 10-5, đúng 9h sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lại phần mở đầu của bản Di chúc và về phần việc riêng. Ngày 11-5, đúng 9h sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục viết phần nói về công tác chỉnh đốn Đảng trong Di chúc.
Trong quá trình cùng với toàn Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quan điểm kháng chiến đi đôi với kiến quốc. Đây là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận Mác - Lênin về quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chiến tranh, là sự kế thừa và nâng lên một tầm cao mới quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước trong công cuộc đấu tranh lâu dài, đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh của dân tộc ta.
Một trong những nội dung quan trọng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đầu tiên trong bản Di chúc là vấn đề xây dựng Đảng. Vượt qua ngôn ngữ, hình thức của một bản Di chúc thông thường, những vấn đề viết về xây dựng Đảng của Người trong Di chúc đã đạt đến tầm lý luận sâu sắc.
Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là để chúng ta học và thực hành làm gương hay nêu gương một cách xứng đáng và danh dự, với tư cách là cán bộ, đảng viên của Đảng cầm quyền trước nhân dân và xã hội; để chúng ta tiếp tục noi gương một cách tự nguyện và đầy vinh dự, với tư cách Đảng ta là “đứa con nòi” rất mực trung thành, hiếu đễ với nhân dân.