Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng ta kế thừa, vận dụng xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Trong bối cảnh mới hiện nay, nhiệm vụ tiếp tục quán triệt giá trị chân lý trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công cuộc đổi mới đất nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nước Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc.
“Bệnh lười” học tập, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nguyên nhân sinh ra chủ quan và suy thoái về tư tưởng chính trị, dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đe dọa sự tồn vong của Đảng.
Trong bài thơ “Theo chân Bác”, Tố Hữu viết: “Nhớ lời Di chúc, theo chân Bác/ Lên những tầng cao, thẳng cánh bay”. Chỉ hơn 1.000 từ với biết bao tình cảm, hoài bão, khí phách của vị lãnh tụ suốt đời vì việc Đảng, việc nước, việc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau bản Di chúc lịch sử.
“Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc,… là đường lối chiến lược có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam”(1). Kế thừa, phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã không ngừng đổi mới, phát triển tư duy lý luận về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giúp nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò của vấn đề đoàn kết dân tộc và tập hợp lực lượng cách mạng, bảo đảm cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một “di sản” đồ sộ, sâu sắc, toàn diện về tư tưởng, đạo đức và phong cách trên nhiều lĩnh vực, phương diện khác nhau, trong đó có phong cách luôn gắn lý luận với thực tiễn. Đến nay, phong cách đó vẫn còn nguyên giá trị, là cơ sở quan trọng để mỗi giảng viên giảng dạy lý luận chính trị học tập và vận dụng.
Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, lấy tự học làm cốt có ý nghĩa to lớn đối với nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam hiện nay. Để vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm, chỉ dẫn của Người đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung biện pháp gắn với đặc điểm, yêu cầu xây dựng xã hội học tập ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Chủ nghĩa cá nhân không chỉ làm cho Đảng bị chia rẽ, suy yếu về tư tưởng chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ, mà còn là trở lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mỗi lần Tết đến, Xuân về, Bác Hồ của chúng ta lại nghĩ đến dân, lo sao cho dân có một mùa xuân ấm no, hạnh phúc. Suy nghĩ, lời nói, việc làm của Bác đã để lại cho chúng ta kho tàng triết lý sống nhân văn đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Học tập Bác, Đảng và Nhà nước ta hàng năm đều quan tâm, chăm lo, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai nhiều nhiệm vụ để thực hiện tốt việc chăm lo cho người dân, làm sao để mỗi người dân đều có Tết.
55 năm sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (1969-2024), những điều Người chỉ dẫn, căn dặn trong tác phẩm vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự đối với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.