Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn. Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, trí tuệ và tầm nhìn thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường cách mạng vô sản, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc khuyến khích, động viên nhân dân học tập để nâng cao nhận thức và phụng sự cho sự phát triển đất nước. Tư tưởng của Người đã được Đảng ta kế thừa và phát triển khi đưa ra chủ trương khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập để nâng cao dân trí, phát triển nhân lực ở Việt Nam hiện nay.
Tư tưởng “trọng dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nội dung cơ bản, quan trọng và xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người, đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng “trọng dân” của Người trong xây dựng chính quyền vì nhân dân phục vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đề ra.
Khi việc công khai phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dần đuối lý và tỏ ra kém hiệu quả, thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại sử dụng một chiêu trò khác để chống phá cách mạng Việt Nam, đó là: dựa trên một số sự kiện lịch sử để đưa ra những xuyên tạc nhằm chứng minh rằng, “thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc”.
Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động ra sức xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nước ta, chúng bôi nhọ, xuyên tạc những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”.
Tư tưởng xuyên suốt trong di sản Hồ Chí Minh là cách mạng trước hết phải có Đảng lãnh đạo. Đảng có vững cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Người đặc biệt quan tâm tới Đảng khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền.
Những năm 1945 - 1954, trong bối cảnh vô cùng khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quá trình xây dựng Nhà nước Việt Nam non trẻ, giúp bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị Việt Nam nói chung dần được hoàn thiện, đáp ứng những đòi hỏi bức thiết mà sự nghiệp cách mạng đề ra.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến tôn giáo, trong đó Người đã để lại hệ thống tư tưởng có giá trị sâu sắc về Phật giáo. 77 năm qua, kể từ khi Người ký Sắc lệnh thành lập Hội Phật giáo Việt Nam, đến nay, những quan điểm của Người về Phật giáo vẫn vẹn nguyên giá trị.
Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh không tập trung bàn riêng về tự do và tất yếu; song, trong những bài viết, bài nói của Người, chúng ta nhận thấy khá rõ quan điểm khẳng định về mối quan hệ biện chứng giữa tự do và tất yếu, giữa tự do và bổn phận của mỗi công dân trên con đường phấn đấu để đi tới thắng lợi cuối cùng là xây dựng đất nước ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, nhằm tạo dựng “nền tự do và hạnh phúc cho con cháu muôn đời sau”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giai cấp nông dân Việt Nam - lực lượng rất to lớn của dân tộc. Xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh theo tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ trương nhất quán của Đảng, góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.