Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng nhiệm vụ rèn luyện tư cách, tác phong, phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, thể hiện trong hệ thống quan điểm, chỉ dẫn của Người về công tác cán bộ; trong đó, nội dung “vị thế công bộc” của người cán bộ lãnh đạo vẫn còn nhiều giá trị tham khảo cả về lý luận và thực tiễn.
Văn hóa, nghệ thuật không chỉ là mục tiêu của sự phát triển mà còn là động lực không thể thiếu được của một xã hội tiên tiến, văn minh, hiện đại. Trong thời đại ngày nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra yêu cầu cấp bách về xây dựng một nền văn hóa, nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo là cơ sở lý luận và phương pháp luận để Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đối ngoại, ngoại giao Việt Nam đã kế thừa và phát huy bản sắc, cội nguồn văn hóa và truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, phát triển trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thành nên trường phái đối ngoại, ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nội dung quan trọng thể hiện lý tưởng sâu xa của Người về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta vừa tiến hành được 2 năm với nhiều khó khăn. Trong khi đó, lại xuất hiện một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện cá nhân chủ nghĩa, công thần, hẹp hòi, kèn cựa địa vị, cục bộ bè phái, mất đoàn kết, chủ quan khinh địch; thiếu cố gắng vươn lên,… Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Bệnh tự kiêu, tự ái”, chỉ rõ thực chất của căn bệnh này và những nguy hiểm do căn bệnh đó sinh ra.
Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa, phát triển những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại và sự vận dụng sáng tạo nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, tạo nên nét đặc trưng, độc đáo về phong cách lãnh đạo của Người - Đó là phong cách lãnh đạo dân chủ.
Dân chủ tập trung theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nguyên tắc thống nhất, không tách rời, không có sự đối lập giữa dân chủ và tập trung. Trong đó, dân chủ không đối lập với tập trung, mà chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, độc tài; còn tập trung cũng không đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập với sự phân tán, cục bộ, bè phái, tự do vô chính phủ.
Một số nội dung về phát triển kinh tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh và ý nghĩa trong tình hình hiện nay
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn phát triển kinh tế, cần phải sử dụng một cách linh hoạt, hợp lý và có hiệu quả các động lực kinh tế. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong giai đoạn hiện nay - khi Nhà nước ta đang đẩy mạnh thực hiện việc điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô trước sự biến động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới.
Thấm nhuần quan điểm của dân tộc "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan điểm khoa học, toàn diện, xuyên suốt về trí thức và đã sớm khẳng định vai trò quan trọng của trí thức trong sự nghiệp cách mạng: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc, ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế”.