Chủ tịch Hồ Chí Minh
Một trong những vấn đề chi phối toàn bộ hệ thống tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh chính là chủ nghĩa nhân văn. Đây là ngọn nguồn, cơ sở, nền tảng quy định toàn bộ mục đích sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mãi mãi đi xa nhưng những lời dạy và hệ thống tư tưởng của Bác sẽ mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân tộc ta. Sinh thời, Người đã dạy: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền, toàn thể cán bộ và nhân dân sống, học tập và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Đồng thời, Người cũng chỉ rõ “Việc công bố đạo luật chưa phải đã xong mà còn phải tuyên truyền, giáo dục lâu dài đến mọi người dân thì mới thực hiện tốt được”.
Cách đây tròn nửa thế kỷ, ngày 17-7-1966, trong Lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đây là sự khái quát cao bản chất cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được kết tinh từ lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, phản ánh ý chí, khát vọng, tinh thần quật cường của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành, giữ nền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là học tập và làm theo chuẩn mực "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" đã trở thành phong trào thi đua rộng rãi trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và bước đầu đã thu được những kết quả tốt đẹp.
Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Trong bối cảnh đất nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thuật ngữ “công lý” đã được ghi nhận tại nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Nội chính và công tác nội chính thuộc về lĩnh vực chính trị, là một vấn đề chính trị lớn, hệ trọng trong đời sống chính trị của Đảng, Nhà nước và xã hội. Lãnh đạo công tác nội chính là một phương diện hợp thành hoạt động lãnh đạo chính trị của Đảng và hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Thực hiện công tác nội chính còn phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, trong đó không thể thiếu sự tham gia trực tiếp của công an và quân đội, của quốc phòng và an ninh cả về mặt thiết chế - tổ chức và lực lượng con người. Ngay hoạt động đối ngoại và công tác ngoại giao cũng có sự phối hợp chặt chẽ, liên hệ mật thiết với công tác nội chính.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc thực hiện công bằng xã hội trong chủ nghĩa xã hội, do đó, ở mọi hoàn cảnh, Người luôn nhất quán coi công bằng xã hội là mục tiêu, đồng thời, là động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.