Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, khi xuống tầu Đô đốc La-tút-xơ Tơ-rê-vin làm phụ bếp để ra nước ngoài tìm đường cứu dân, cứu nước, ngoài chút kiến thức học được ở nhà trường và đôi bàn tay sẵn sàng làm đủ nghề "miễn là lương thiện" để sống và hoạt động. Hành trang của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ là lòng yêu nước và yêu thương con người sâu sắc.
Nhà nước ta đề cập đến việc từ chức từ rất sớm. Giành được chính quyền mới được 36 ngày, Chủ tịch nước đã khuyến khích cán bộ phạm lỗi lầm rất nặng nề từ chức. Ngày 17/10/1945, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh có “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, đăng Báo Cứu Quốc ngày 17/10/1945.
Cách đây 62 năm, ngày 30/7/1950, trên Báo Sự Thật, số 137, với bút danh X.Y.Z, Bác Hồ đã viết bài “Xin chỉ thị, gửi báo cáo”. Trong bài viết, Bác Hồ phê bình một số địa phương mắc phải bệnh “Trước khi làm, không xin chỉ thị. Khi làm rồi, không gửi báo cáo”. Người cho rằng: Thế là vô kỷ luật, vô chính phủ, địa phương chủ nghĩa; trái nguyên tắc “tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí”. Vì bệnh ấy, mà có nơi đã vấp phải thất bại chua cay!
“Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm”.
Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, Hồ Chí Minh nuôi dưỡng khát vọng thành lập một nhà nước kiểu mới. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trên cơ sở những nhận thức trước đây về một nhà nước “phải có thần linh pháp quyền”, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến quyền lực của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải thuộc về nhân dân, lợi ích phải vì dân. Đó phải là một nhà nước dân chủ - dân là chủ và dân làm chủ. Đồng thời nhà nước đó phải được vận hành và quản lý bằng pháp luật kết hợp chặt chẽ với việc giáo dục đạo đức. Quan niệm về sự thống nhất giữa “Đức trị” với “Pháp trị” trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống văn hóa phương Đông và từ tấm gương trị nước của các vị vua chúa hiền minh trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, vượt lên tất cả những ông vua đức độ và kẻ sĩ hiền tài, trong quá trình trị vì đất nước, Hồ Chí Minh đã thực thi triệt để vấn đề “Đức trị” với “Pháp trị” trên cơ sở cách mạng, khoa học và nhân nghĩa, nói đi đôi với làm vì hạnh phúc của nhân dân.
Giản dị, khiêm tốn, quên mình vì dân, vì nước là những phẩm chất cao đẹp ở Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ thuở thiếu thời, khi làm người phụ bếp trong một chuyến tàu ra đi tìm đường cứu nước đến khi làm người thầy truyền đạt tri thức cho học trò và đến lúc đảm nhận trọng trách Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ở cương vị nào Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn giữ cuộc sống thanh bạch, giản dị, khiêm tốn và hết sức tiết kiệm.
Tháng năm về, chúng ta lại rộn ràng, bâng khuâng nhớ Bác, nhớ ngày sinh của vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất. Suốt cả cuộc đời, Người đã cống hiến, hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc, cho ấm no, hạnh phúc, hoà bình của nhân dân. Trong toàn bộ di sản Người để lại, bản Di chúc có giá trị bất tử, thiêng liêng, kết tinh hồn sông núi và trí tuệ, trái tim bao la của Người. Khi biết mình sắp phải đi gặp Cụ Các Mác, Lênin, đi vào cuộc trường chinh nhẹ cánh bay, Người đã căn dặn toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải đoàn kết, cố gắng, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược để xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Và cuối cùng, Người để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tháng 10-1947, Bác Hồ đã viết cuốn sách “Sửa đổi lối làm việc”. Đây là một tác phẩm về xây dựng Đảng và công tác cán bộ qua thời gian vẫn bền sức sống, có giá trị tư tưởng sâu sắc. Nhà xuất bản Sự thật cho ra mắt bạn đọc lần đầu vào năm 1948, sau đó cuốn sách này được tái bản nhiều lần.