Tin tổng hợp

bac-dat-ten quảng NinhNgày 30/10/2013 là tròn 50 năm kể từ ngày Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập tỉnh Quảng Ninh. 50 năm với biết bao khó khăn, gian khổ để dựng xây và phát triển, với những sự kiện không thể nào quên... Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập tỉnh, Tạp chí xin giới thiệu với bạn đọc những thông tin bổ ích, thú vị về câu chuyện Bác Hồ đặt tên cho tỉnh Quảng Ninh... Câu chuyện được ghi theo lời kể của ông Hoàng Chính, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hải Ninh (1946-1948, 1955-1963); nguyên Chủ tịch Uỷ ban Hành chính tỉnh Quảng Ninh (1964-1969).

di-tich-vinh-danh-aTrong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều quốc gia khắp các châu lục. Đến đâu, Bác cũng ghi lại những dấu ấn về tình hữu nghị, tình đoàn kết giai cấp vô sản. Để hôm nay, hình ảnh Bác vẫn được nhiều quốc gia lưu giữ bằng những di tích vinh danh Người.

dau-an-aTrường được thành lập năm 1905, trên nền Đình chợ Đông Ba cũ, lúc đầu Trường có tên “Thừa Thiên Pháp - Việt trường”. Năm 1923, Trường được di chuyển đến địa điểm Trường Gia Hội ngày nay. Vị trí cũ nay là vườn hoa nằm trên đường Phan Đăng Lưu.

vo viet aMột que tăm, một chiếc lá, một nhúm cát cũng có thể được Huyền Công Đạo Trần Công biến thành "vũ khí tối thượng" để hạ gục đối phương trong nháy mắt. Đó không phải là những điều chỉ có trong phim chưởng...

Từ nhiều thế kỷ nay, chúng ta đã quen với chuyện họa thơ Đường. Còn đây là một cuộc họa thơ bằng tiếng Tây Ban Nha. Và là một cuộc họa thơ độc đáo về Bác Hồ kính yêu của chúng ta.

Cứ mỗi mùa Trung thu tới, trẻ em trên cả nước ta bên cạnh niềm vui bước vào năm học mới, lại còn được nhận quà, vui chơi, lễ hội trăng rằm… Đó chính là ước mơ cháy bỏng mà trước đây Bác Hồ đã day dứt, trăn trở.

luu bach thu aNhững năm 60 của thế kỷ trước, các nhạc sĩ Phạm Tuyên, Lê Lôi, Nguyễn Mạnh Thường hay rủ nhau đến nhà nhạc sĩ Lưu Bách Thụ chơi, mỗi lần đến các ông thường bảo tôi cùng đi. Căn nhà số 13 phố Hàng Quạt (Hà Nội) rất quen thuộc với chúng tôi.

bh-nghe-sy-aTrong suốt nửa sau của thế kỷ XX cho đến tận hôm nay, những chỉ thị, những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, văn nghệ nói chung và về sân khấu nói riêng, vẫn còn là những bài học lớn, sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Đối với giới nghệ sĩ sân khấu, có một lời nhắn nhủ này của Bác - nghe có vẻ nôm na, giản dị, chân tình, nhưng không kém phần sâu sắc và đầy tính lý luận, đó là sau khi khen ngợi Tuồng là tốt đấy, nhưng cần phải cải tiến, rồi Bác lại thâm thúy nói tiếp - nhưng chớ gieo vừng ra ngô.