Tin tổng hợp

Pa riTôi có nhiều năm gần gũi, làm việc với luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Ông là người được sang Pháp học từ năm 13 tuổi và đã học Luật ở Đại học Aix-en-Provence, một thành phố êm đềm gần cảng Marseille. Ông ở Pháp hàng chục năm của thập niên thứ hai, thứ ba của thế kỷ trước nhưng là người luôn giữ tính dân tộc, không lấy vợ Pháp và không vào quốc tịch Pháp. Khi biết tôi nghiên cứu để viết về Bác Hồ, luật sư Nguyễn Hữu Thọ giới thiệu với tôi một người bạn trẻ của ông, đó là chị Công Thị Nghĩa đang ở Pháp.

nguoi-chien-binh-aÔng tên là Đỗ Thanh Hiến, Trung tá đặc công, thương binh nặng hạng 2/4, hiện ở tại nhà số 073, phố Ngô Quyền, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Sinh năm 1948, quê ở xã Hải Sơn, Hải Hậu, Nam Định, người cựu chiến binh này đã hai lần được gặp Bác Hồ và có một quãng đời chiến đấu hào hùng như huyền thoại.

Nguyen Van VuongTrong sự nghiệp cầm bút, cầm máy của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Vượng, nguyên phóng viên Báo Vùng Mỏ và Báo Quảng Ninh có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên, khoảnh khắc không bao giờ quên trong cuộc đời làm báo của ông là sự kiện Bác Hồ về thăm đất mỏ ngày Mồng Một Tết Ất Tỵ (1965) và nâng trên tay hòn than thứ 4 triệu tấn.

song-yeu-song-ghet-aTừ lúc khởi hành cho đến lúc kết thúc, trên chuyến tàu đưa thân nhân ra thăm cán bộ, chiến sĩ ngoài quần đảo Trường Sa, “sóng” là từ được nhắc đến nhiều nhất. Nó gắn liền với những ngày đêm say sóng bỏ cơm nằm liệt giường của những người mẹ, người vợ. Nó gắn liền với hình ảnh những người cha nằm bệt xuống sàn tàu lấy rượu làm thuốc chống say.

NguyenXienTrong hồi ký (viết cuối năm 1995) và trả lời một số phỏng vấn, cha tôi thường nhắc lại ý: "Bác Hồ bảo gì, tôi làm nấy, chẳng từ nan. Từ hàn đê, chống lũ lụt, dự báo thời tiết, dạy học, nghiên cứu và phổ biến khoa học kỹ thuật... cho đến cứu tế xã hội, mặt trận, quốc hội, đối ngoại...".

dao-tang-kiemGia đình nhà văn Đào Vũ có hai vinh dự lớn: Vợ ông là nghệ sĩ pianô, đã có lần hướng dẫn Đại tướng Võ Nguyên Giáp sử dụng cây đàn này. Vinh dự thứ hai là năm 1958, vợ chồng ông sinh con gái đầu lòng, nhưng chưa biết đặt tên con là gì. Nhà văn từng đặt tên cho hàng trăm nhân vật trong các tác phẩm của mình một cách dễ dàng, nhưng đặt tên cho đứa con mình đẻ ra bằng xương bằng thịt mà sao khó quá. Sau khi suy nghĩ, vợ chồng nhà văn liền nảy ra một ý nghĩ táo bạo: Viết thư gửi Bác Hồ, nhờ Bác đặt tên cho con gái. 

chuyen chua ke 3Vào khoảng tháng 10 năm 1948, tôi và anh Trần Quang Huy đang trong Thường vụ Liên khu uỷ Liên khu 10, được điều về công tác ở Trung ương. Anh Huy làm Chánh Văn phòng cho Tổng Bí thư Trường Chinh, còn tôi làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, lúc đó đóng ở vùng Chợ Đồn, Bắc Kạn. Sống trong rừng, ở lán, dân thưa thớt, lương thực khó khăn, nên việc ăn uống rất kham khổ. Gạo không đủ, phải độn thêm sắn, thức ăn chỉ có măng và rau rừng, muối vừng, thỉnh thoảng có dăm con cá khô chuyển từ vùng xuôi lên, sức chúng tôi đang khỏe nên ăn thường không đủ no. 

Bac aVới sự cố gắng của những người làm công tác nghiên cứu - sưu tầm của Viện Bảo tàng Mỹ Thuật, một số tác phẩm mĩ thuật về Bác đã được tập hợp thành một sưu tập khá hệ thống và phong phú.