Tin tổng hợp
Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình là một văn bản mang tính pháp lý quốc tế, chỉ được thực hiện khi kết cục thắng - thua trên chiến trường của các bên tham chiến đã được phân định một cách rõ ràng [1]. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (5-1954) dẫn đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (20-7-1954) và Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12 năm 1972) dẫn đến việc ký kết Hiệp định Pa-ri (27-1-1973) là những minh chứng hùng hồn, mãi trường tồn trong lịch sử quân sự Việt Nam và thế giới.
1. Ngày 30/5/1959, trên Báo Nhân Dân số 1901 đăng bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Nông dân phải trồng cây chuẩn bị làm nhà ở” với bút danh Trần Lực. 1
Tấm ảnh “Bác Hồ đội mũ Hải quân” được Nhà nhiếp ảnh Vũ Đình Hồng chụp ngày 22/01/1962 trên Vịnh Hạ Long, khi Bác cùng nhà du hành vũ trụ Giéc-man-ti-tốp đi trên tàu Hải Lâm 100, đã trở thành kỷ vật thiêng liêng của Bộ đội Hải quân. 50 năm qua, người cho Bác mượn chiếc mũ hải quân ngày ấy đã già, nhưng ký ức về lần cho Bác mượn mũ hải quân của mình vẫn nguyên vẹn. Ông là Nguyễn Viết Khoan, nguyên chiến sĩ tàu Hải Lâm 100, quê ở Thanh Chương, Nghệ An.
“Tôi sẽ bào chữa cho ngài vì niềm vinh dự, không phải vì tiền” - Đó là câu trả lời của vị luật sư nổi tiếng người Anh Frank Loseby với Nguyễn Ái Quốc tại Hồng Kông cách đây 79 năm, khi biết Người bị bắt vì những hoạt động yêu nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người.
Những ca khúc viết về Bác đều đạt đến độ chín mùi của tấm lòng và thăng hoa bởi tài năng của người nghệ sĩ, nhanh chóng đi vào lòng người và trở thành một phần máu thịt của tâm hồn Việt Nam. Một xuân nữa chúng ta không được nghe thơ chúc Tết của Người, nhưng hình bóng và tình yêu mà Người dành cho toàn dân là điều không thể phai nhòa.
Trong không khí rộn ràng khi Tết đến Xuân về, mỗi chúng ta lại nhớ tới cái “Tết” khác - một mỹ tục do Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu khởi xướng từ cuối năm 1959, đó là “Tết trồng cây”. Quan tâm đến môi trường thiên nhiên và hiểu được ý nghĩa sâu sắc, giá trị thiết thực của môi trường sống, Bác đã động viên và kêu gọi nhân dân ta tích cực trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước:
Với bất kì quốc gia nào trên thế giới, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là tương lai của đất nước, là lực lượng nòng cốt để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển. Chính vì thế mà lúc sinh thời, Bác Hồ hết sức quan tâm tới lực lượng “rường cột” này của nước nhà.