Tin tổng hợp
Sáng 10-10-1954, các đơn vị quân đội mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội. Trong rừng cờ hoa, với niềm vui sướng tột độ, hai mươi vạn nhân dân Thủ đô náo nức đón đoàn quân chiến thắng trở về. Và đã có rất nhiều chứng nhân đặc biệt nhất đã chứng kiến được những giờ phút lịch sử ấy.
Sống lại kí ức của 60 năm về trước, là sống trong niềm vui hạnh phúc khi Thủ đô Hà Nội được giải phóng, không còn bóng quân thù xuất hiện. Trong ngày lịch sử ấy, Vị anh hùng của dân tộc - Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc Nhật lệnh trước toàn thể nhân dân Thủ đô và tham gia nghi thức duyệt binh trong Lễ diễu binh mừng Ngày giải phóng.
Sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi, Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cấp cao cùng các cơ quan Trung ương, Chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô Hà Nội, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh đi đến thống nhất cả nước.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc tại Hà Nội khoảng 16 năm (từ tháng 8/1945 - 12/1946 và từ tháng 10/1954 - 9/1969), Người luôn dõi theo cuộc chiến đấu bảo vệ và xây dựng Hà Nội thành một thành phố (TP) phồn thịnh.
Sinh năm 1917, đến nay cụ Nguyễn Văn Tỵ, một lão thành cách mạng ở thôn 5, xã Đông Dư (Gia Lâm, TP Hà Nội) đã gần 100 tuổi. Lưng còng, tóc và râu bạc trắng, trông cụ như một ông tiên giữa đời thường. Hàng ngày, cụ vẫn đi câu cá, xem thể thao trên ti vi và đặc biệt cụ đọc báo không cần đeo kính. Cụ có một gia tài quý giá đó là 26 tập album sưu tầm ảnh, những lời nói của Bác Hồ, trong đó có những bức ảnh giá trị về hoạt động của Bác khi đi thăm Ấn Độ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Liên Xô cũ…
60 năm trước, các lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện cuộc hành quân lịch sử tiến về Hà Nội, tiếp quản Thủ đô từ tay thực dân Pháp.
60 năm trước (10-10-1954 – 10-10-2014), Hà Nội được giải phóng, không những là niềm vui của người dân Thủ đô mà còn là một sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của nhân dân cả nước.
Kỹ sư Vũ Đình Bông - một trí thức yêu nước từ Pháp trở về nước tham gia kháng chiến và tiếp quản Nhà máy Điện Hà Nội năm 1954 - là một trong những người vinh dự được đón tiếp Bác Hồ trong ngày Bác về thăm Nhà máy Điện Yên Phụ. Mặc dù ông không còn nữa, song những ký ức cảm động về Bác mà ông lưu giữ và mang theo suốt cuộc đời đã được nhà văn Nguyễn Khắc Phục trân trọng ghi lại trong những trang sử ký của Ngành Điện.