Tin tổng hợp
Gia Lai, những ngày đầu Xuân, trời trong veo. Và nắng, vàng tươi, rực rỡ. Và gió, sao bỗng dịu dàng, thơm mùi cơm mới. Vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nếu có dịp ngang qua Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), lòng tôi cũng lại ngân lên những câu thơ đắm lòng trong trường ca “Theo chân Bác” của nhà thơ Tố Hữu: “Ta hiểu. Miền Nam thương nhớ Bác/ Nóng lòng mong đợi Bác vào thăm/ Ta hiểu. Đêm nằm nghe gió gác/ Bác thường trăn trở, nhớ miền Nam!”. Vậy là, kể từ mùa Xuân Quý Tỵ này, Bác đã về với Tây Nguyên.
Chuyện được ghi lại rằng: Buổi sáng trời đẹp cuối tháng Chạp năm Bính Thân - 1956, một đoàn đại biểu chính quyền và nhân dân xã Nhật Tân (Hà Nội), trong đó có nhiều cụ phụ lão tuổi 70, 80 dẫn đầu đã đem một cây đào được đánh cả gốc đưa lên ô tô, chở lên Phủ Chủ tịch. Cây đào này đã được một cụ ở xã Nhật Tân chăm sóc trong thời gian hai năm, được các cụ bình chọn là ưng ý nhất. Cây đào có chốt thẳng, tán tròn hình mâm xôi, sai nụ, hoa to rất đẹp mắt, tràn đầy không khí mùa xuân sắp đến.
Từ năm 2000 tới ngày về với Bác Hồ (16-4-2005), ông Vũ Kỳ đã dành cho tôi diễm phúc cứ 3 giờ chiều, tuần vài buổi sang nhà ông bên ngõ nhỏ phố Trần Quang Diệu (Đống Đa - Hà Nội), giúp ông ít việc. Ông kể bao nhiêu chuyện hay, bổ ích về Bác Hồ.
Thơ Xuân có một vị trí "đặc biệt” trong thơ chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt bởi lời thơ ngắn gọn, ngôn từ và cách diễn đạt dễ hiểu như lời Người tâm sự: “Mấy lời thân ái nôm na, Vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân”. Thêm nữa, bên cạnh những cảm xúc đẹp về mùa Xuân, Người còn làm thơ để mừng tuổi đồng bào. Gần 30 năm trời (1942 – 1969), cứ mỗi khi Tết đến Xuân về là đồng bào cả nước lại mong chờ những vần thơ chúc Tết của Bác như một món quà ý nghĩa. Món quà ấy là nguồn động viên, cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để dựng xây quê hương, đất nước... Hơn thế, đằng sau thi hứng từ mùa Xuân, đằng sau nỗi niềm dân tộc, tấm lòng với đồng bào, mỗi bài thơ của Hồ Chí Minh còn là một bài học lớn khiến chúng ta phải suy ngẫm, noi theo.
Ngày 2/2/1946 ứng vào ngày mồng 1 Tết Bính Tuất, Tết Độc lập đầu tiên. Hồi ức của Vũ Kỳ, thư ký của Bác viết: “Sáng dậy sớm, chưa tới giờ làm việc Bác đã bảo lấy giấy ra khai bút...
Buổi sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và nói chuyện với Hội nghị Tổng kết Chiến dịch Tây Bắc. Chủ tịch nước “biểu dương bộ đội đã thấm nhuần quyết tâm của Trung ương Đảng, ra sức tiêu diệt nhiều sinh lực địch, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu Di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ 19 tháng 12 năm 1954 đến ngày 2 tháng 9 năm 1969), được Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định xếp hạng là Khu Di tích ngày 15 tháng 5 năm 1975. Hiện nay, nơi đây đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng là một trong 23 Di tích quốc gia đặc biệt.
Hai mươi năm trước ở hang này
Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây;
Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu
Non sông gấm vóc có ngày nay.