Tin tổng hợp
Một que tăm, một chiếc lá, một nhúm cát cũng có thể được Huyền Công Đạo Trần Công biến thành "vũ khí tối thượng" để hạ gục đối phương trong nháy mắt. Đó không phải là những điều chỉ có trong phim chưởng...
Từ nhiều thế kỷ nay, chúng ta đã quen với chuyện họa thơ Đường. Còn đây là một cuộc họa thơ bằng tiếng Tây Ban Nha. Và là một cuộc họa thơ độc đáo về Bác Hồ kính yêu của chúng ta.
Cứ mỗi mùa Trung thu tới, trẻ em trên cả nước ta bên cạnh niềm vui bước vào năm học mới, lại còn được nhận quà, vui chơi, lễ hội trăng rằm… Đó chính là ước mơ cháy bỏng mà trước đây Bác Hồ đã day dứt, trăn trở.
Những năm 60 của thế kỷ trước, các nhạc sĩ Phạm Tuyên, Lê Lôi, Nguyễn Mạnh Thường hay rủ nhau đến nhà nhạc sĩ Lưu Bách Thụ chơi, mỗi lần đến các ông thường bảo tôi cùng đi. Căn nhà số 13 phố Hàng Quạt (Hà Nội) rất quen thuộc với chúng tôi.
Trong suốt nửa sau của thế kỷ XX cho đến tận hôm nay, những chỉ thị, những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, văn nghệ nói chung và về sân khấu nói riêng, vẫn còn là những bài học lớn, sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Đối với giới nghệ sĩ sân khấu, có một lời nhắn nhủ này của Bác - nghe có vẻ nôm na, giản dị, chân tình, nhưng không kém phần sâu sắc và đầy tính lý luận, đó là sau khi khen ngợi Tuồng là tốt đấy, nhưng cần phải cải tiến, rồi Bác lại thâm thúy nói tiếp - nhưng chớ gieo vừng ra ngô.
Đêm nay bên bến Ô Lâu
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ
Nhớ hình Bác giữa bóng cờ
Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu
Cùng với “muôn vàn tình thân yêu” gửi lại cho cuộc đời này, Bác Hồ kết thúc bản Di chúc bằng “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Chiều hôm đó, thứ Sáu, ngày 21/9/1945 tức ngày 15/8 năm Ất Dậu, tan giờ làm việc, Bác bảo đồng chí thư ký về nhà trước, còn Bác ở lại Bắc Bộ phủ để đón các em thiếu nhi vui Tết Trung thu.