Tin tổng hợp
Nhân cách là tổng hòa các phẩm chất xã hội, được cá nhân lĩnh hội trong hoạt động và giao tiếp, phản ánh giá trị xã hội của cá nhân trong cộng đồng. Nói tới nhân cách là muốn nói tới toàn bộ phẩm chất, năng lực, tài và đức, với tính cách là kết quả sự chuyển hóa hệ giá trị, chuẩn mực chung của cộng đồng, xã hội vào trong mỗi cá nhân.
BÀI NÓI TẠI LỚP CHỈNH ĐẢNG TRUNG ƯƠNG KHOÁ II
Thế giới có mâu thuẫn, có hai phe.
Trong nước có mâu thuẫn, có hai phe.
Trong mình cũng có mâu thuẫn, có hai phe.
- Cần, Kiệm, Liêm, Chính43 (trích)
Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi đua ái quốc.
Cần cù, siêng năng là nguồn gốc của văn minh và tiến bộ xã hội. Để sinh tồn và phát triển, dân tộc nào cũng phải cần cù nhưng do điều kiện sống khó khăn, cần cù trở thành một giá trị đạo đức cơ bản của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đưa ra một hệ thống quan điểm sâu sắc về cần: Từ khái niệm, vai trò, nội dung biểu hiện đến phương pháp tu dưỡng. Đặc biệt, Hồ Chí Minh không chỉ nói nhiều, nói hay về cần mà còn là tấm gương thực hành chữ cần một cách bền bỉ, trung thực nhất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc đối với thương binh, gia đình liệt sỹ. Tình thương bao la ấy của Người là bài vô cùng học quý giá, trường tồn với thời gian.
13. Nghị quyết số 34/2017/QH14 ngày 08/6/2017 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.
Thấm nhuần sâu sắc đạo lý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thực hiện lời dạy ân cần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải yêu thương và giúp đỡ họ” [1], Đảng, Nhà nước, nhân dân và lực lượng vũ trang luôn luôn trân trọng, ghi nhớ công ơn và làm được nhiều việc tốt để tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái, quí trọng đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với nước.
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”…đã trở thành truyền thống đạo lý nhân ái tốt đẹp, truyền thống này đã và đang được các thế hệ người Việt Nam gìn giữ, phát huy, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng tiêu biểu, toàn diện nhất. Người đã kế thừa và đúc kết đạo lý nhân văn cao quý đó thành một trong những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh. Lúc sinh thời, trên cương vị là Chủ tịch Nước, mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác Hồ kính yêu vẫn luôn nhớ tới công lao to lớn của các thương binh, liệt sỹ và gia đình họ, tri ân những hy sinh, cống hiến của những người sẵn sàng vì nền độc lập tự do của Tổ quốc mà hy sinh thân mình hoặc bỏ lại một phần xương máu trên chiến trường.