Tin tổng hợp
Ngày 20.2.2017, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên. Dựa trên tư liệu của Ban Đề tài tư liệu lịch sử “Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời Bác” (ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa) và một số tài liệu của các nhà nghiên cứu đã được công bố, Lao Động trân trọng giới thiệu con đường vào thăm Thanh Hóa của Bác 70 năm trước.
Ngày 16-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới Tổng thống Hoa Kỳ thông báo về sự ra đời của nước Việt Nam độc lập, lên án chủ nghĩa thực dân Pháp và đưa ra thông điệp: “Nhân dân Việt Nam chúng tôi sau quá nhiều năm chịu sự cướp bóc và tàn phá, mới chỉ đang bắt đầu công cuộc xây dựng.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” (gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) không chỉ đề cập đến một vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách, mà còn trực tiếp quyết định đến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.
Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta.
Từ khi đất nước tiến hành đổi mới đến nay, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, từ lãnh đạo cao cấp nhất đến lãnh đạo cơ sở, đồng thời, đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ kế cận của Đảng là thanh niên, sinh viên và học sinh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, là người cầm lái đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến mọi thắng lợi. Người đã để lại một kho tàng di sản tư tưởng quý báu, tài sản tinh thần vô giá cho Đảng và dân tộc ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta di sản vô giá về lĩnh vực chính trị, về nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước, phương thức quản lý xã hội, quản trị quốc gia phù hợp với đặc thù, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong thế kỷ XX. Trong đó, Người đặc biệt coi trọng đến vấn đề nguồn gốc, bản chất của quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị; chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ; thái độ, trách nhiệm của người cán bộ cách mạng.
Đại hội XII tiếp tục nhấn mạnh bài học mang tính quy luật của cách mạng Việt Nam phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để phát huy được bài học này cần thống nhất một số định hướng: Phải luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết; kế thừa tinh thần đem sức ta tự giải phóng cho ta, sức mạnh nội sinh là yếu tố quyết định; phòng chống mọi biểu hiện tuyệt đối hóa sức mạnh dân tộc hay sức mạnh thời đại.