Tin tổng hợp
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”, là nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng Đảng, được cụ thể hóa từ nhiệm vụ thứ nhất trong 6 nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội XII đã xác định.
Đón Xuân mới, mừng Tết đến là dịp để mỗi chúng ta thắp nén hương nhớ về cội nguồn tổ tiên, ông cha; cầu mong cho ''Quốc thái dân an''. Cũng là dịp thảnh thơi đi lại với nhau để cầu chúc năm mới, mọi người ai cũng dồi dào sức khỏe, đem hết trí lực góp phần xây dựng quê hương.
Từ Ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến ở nhà đồng chí xã đội trưởng xã Xuyên Dương (Thanh Oai, Hà Tây). Người bận việc suốt ngày vì không chỉ theo dõi, chỉ đạo chiến sự, đọc báo cáo từ các địa phương gửi về mà có lúc Người còn ngồi vẽ cả sơ đồ biên chế và cách thức hoạt động của các cơ quan trong Chính phủ, Quốc hội và các đoàn thể.
Năm nào cũng vậy, mỗi khi Tết đến Xuân về trong lòng người dân đất Việt lại bồi hồi nhớ về những mùa Xuân bình dị của Bác Hồ, người con vĩ đại của dân tộc. Tính từ năm 1911 khi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời cảng Sài Gòn xuống tàu đi tìm đường cứu nước, đến mùa Xuân năm Tân Tỵ 1941 là tròn 30 năm.
Kể từ năm 1946 cho đến khi qua đời, trong suốt 24 năm giữ cương vị là người đứng đầu Đảng và Chính phủ, cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn làm việc vì độc lập của dân tộc và hạnh phúc của đồng bào. Mỗi năm, trước Tết ba tháng, Bác đã nhắc nhở các cơ quan, ban, ngành chuẩn bị Tết cho nhân dân.
Kể từ Tết Ðộc lập đầu tiên của đất nước - Tết Bính Tuất 1946, tới Tết cuối cùng trước lúc Người đi xa - Tết Kỷ Dậu 1969, Bác Hồ đã cùng đón 24 mùa Xuân với đồng bào và chiến sĩ cả nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, "Danh nhân văn hóa thế giới", "Anh hùng giải phóng dân tộc" (UNESCO-NQ24). Trên làn vải ngực áo kaki của Bác không một tấm Huân chương và sau làn vải ngực áo ấy có một trái tim... Nhắc tới Người là nhắc tới một tâm hồn cao thượng, một nhân cách lớn, cả cuộc đời của Người đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Cách đây 70 năm, lần đầu tiên qua làn sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc thơ chúc Tết quốc dân đồng bào.