Tin tổng hợp
Nhiều lần gặp anh trên những cung đường Đông Trường Sơn mới mở, nhưng mãi gần đây, tôi mới biết, người kỹ sư thầm lặng này còn là người trực tiếp thiết kế và thi công cột mốc chủ quyền đầu tiên trên đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa. Anh là Đại tá Nghiêm Hồng Giang, Trưởng phòng Quản lý thi công Ban Quản lý dự án 46 (Bộ Quốc phòng).
Các anh em nếu đến đây để đợi nghe một bài diễn văn bóng bảy, hoa mỹ thì các anh em sẽ thất vọng. Những lời tôi nói với anh em sẽ chỉ rất giản dị, rất thiết thực. Tôi sẽ không khen ngợi anh em, mà chỉ chú ý vạch ra những khuyết điểm của anh em. Những khuyết điểm ấy, có mấy điều lớn nhất sau đây:
Chiều ngày 18-5-1969, các diễn viên Đoàn văn công Quân khu 4 vào Phủ Chủ tịch biểu diễn để mừng thọ Bác 79 tuổi. Sau một số tiết mục, đến lượt chị Mai Tư hát dặm đò đưa: “Nước sông Lam biết khi mô cho cạn cũng như tinh thần cách mạng của dân ta...”. Bác hỏi mấy đồng chí ngồi xung quanh: “Có hay không các chú?”. “Thưa Bác hay ạ!”. Bác hỏi chị Mai Tư: “Trong ta chừ còn dệt vải nữa không?”. “ Dạ thưa Bác, có ạ!”. “ Rứa cháu có biết hát phường vải không?”. “ Dạ thưa Bác, có ạ!”. Bác bảo Mai Tư hát một câu mà các cụ ngày xưa hay hát, Mai Tư thưa với Bác: “Dạ, chúng cháu hát điệu phường vải nhưng không biết lời cũ ạ!”. Bác bảo: “Thì cháu lấy câu ni để hát nhé: “Khuyên ai chớ lấy học trò”. Cháu tiếp đi...”
Ngày 28/6/1959, trước cuộc mít tinh của 20 vạn đồng bào Thủ đô tại Quảng trường Ba Đình chào mừng Tổng thống Indonesia sang thăm Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Indonesia : “Nước xa mà lòng không xa/ Thật là bầu bạn, thật là anh em”.
Là một nhà văn, tôi cũng như nhiều bạn bè đồng nghiệp khác, luôn luôn quan tâm đến những chủ trương, chính sách mới của Ðảng và Nhà nước; bởi lẽ, những chủ trương, chính sách ấy tác động trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân, đường hướng phát triển đất nước. Mà nhà văn thì không thể đứng ngoài cuộc sống của nhân dân.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi trên bộ ghế mây, chăm chú sửa văn bản trong bức ảnh của nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định, đã trở thành một biểu tượng về sự vĩ đại nhưng rất đỗi bình dị của người Cha già dân tộc. Và biểu tượng ấy một lần nữa lại được thế giới tôn vinh: Nhà điêu khắc người Mêhicô đã sáng tác 4 bức tượng “Bác Hồ ngồi làm việc trong vườn hoa Phủ Chủ tịch” bằng đồng để trưng bày tại Mêhicô và làm quà tặng cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Trong đó, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã vinh dự được sở hữu một phiên bản, hiện được an vị tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia ở số 5 Lý Thường Kiệt (Hà Nội).
Chiều 25 tháng 3, Ban Chỉ đạo Tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ đã tổ chức hội thảo góp ý Dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số tỉnh, thành phố và nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu.
Cả cuộc đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí minh không quên chăm lo đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho thanh niên bởi đó là những chủ nhân tương lai của đất nước.