Tin tổng hợp
Bác Hồ làm thơ châm biếm, đả kích chủ yếu nhằm vào kẻ thù, với một giọng văn sắc sảo, sâu cay...
Nhiều người biết Bác Hồ là nhà thơ lớn, nhưng lâu nay phần nhiều mới biết qua thơ trữ tình và chính luận, mà chủ yếu là qua “Nhật ký trong tù” và thơ chúc Tết, mừng Xuân; còn mảng thơ nữa, cũng khá độc đáo và tác động mạnh đến người đọc, người nghe là thơ châm biếm, đả kích thì còn ít người biết.
Đến đảo quốc Singapore, chúng tôi còn lưu lại một kỉ niệm đẹp về đất nước nổi tiếng xanh - sạch - đẹp này. Trong hành trình tham quan, chúng tôi đi qua Bảo tàng văn minh châu Á của Singapore, một vị trí rất đẹp bên bờ sông. Anh hướng dẫn viên du lịch người bản địa chợt hoạt bát hẳn lên sau khi giới thiệu bằng tiếng Anh cho chúng tôi về quá trình phát triển giao thương của Singapore, anh dẫn mọi người đi về phía tiền sảnh của bảo tàng, miệng nói liên tục bằng tiếng Việt rất rõ: “Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!” Miệng anh cười tươi và ánh mắt tỏ ra ấm áp đặc biệt khi nhắc đến tên Bác Hồ.
Vị tiểu đồng của Bác Hồ - ông Vũ Kỳ từng nhiều lần khẳng định: Bác phải là bậc vĩ nhân siêu phàm mới đủ tầm nhìn thấu thời gian, không gian, dự báo thời cuộc và lo tính từng đường đi nước bước cho sự nghiệp giải phóng nhân dân... cho đến từng số phận của biết bao kiếp nhân sinh đau khổ.
Bác Hồ là người luôn quan tâm, chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Những lời dạy và bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu nhi được xem như là một trong những di sản vô giá của dân tộc và của thế hệ trẻ nước ta. Đó cũng chính là những quan điểm, phương hướng mà Đảng, Nhà nước và các cấp có thẩm quyền đã, đang và sẽ lấy đó làm phương châm để giáo dục và rèn luyện thế hệ măng non của đất nước
Nhà thơ Tố Hữu trong bài “Theo chân Bác” đã viết: “Như đỉnh non cao tự giấu mình/ Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh”. Sự từ chối lễ nghi phiền phức của vị Chủ tịch nước, lãnh tụ tối cao của Ðảng trong những dịp kỷ niệm Ngày sinh của mình thể hiện sự khiêm tốn, giản dị mà cao thượng biết bao! Đó là bản chất của người cách mạng chân chính - người ‘‘đầy tớ” trung thành của nhân dân. Nhân cách ấy, sự cao thượng ấy càng làm cho hình ảnh Người trở nên cao đẹp, vĩ đại. Tấm lòng và đạo đức cách mạng sáng ngời của Người mãi mãi là tấm gương sáng để các thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo.
Hồ Chí Minh, Danh nhân văn hóa kiệt xuất, mang phong cách phương Đông rất rõ nét. Người chẳng những “lớn” trong việc “lớn” mà còn “lớn” cả trong nhiều việc “nhỏ” hàng ngày. Thiết nghĩ, hôm nay trong việc học tập và làm theo Bác hãy bắt đầu từ những điều bình dị, bé nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Đó là điều thiết thực mà mỗi chúng ta đều có thể học và làm theo Bác.
Vào cuối tháng tư nǎm 1964, Đại hội Liên hoan Phụ nữ “5 tốt” toàn miền Bắc họp tại Thủ đô. Tất cả đại biểu về dự phần lớn là rất trẻ, nhiều cô còn trẻ hơn con dâu út của tôi, duy chỉ tôi là đầu đã bạc.
Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Quân khu 5 có trưng bày tấm ảnh chân dung Bác Hồ, bên cạnh là chiếc ống tre đã bóng màu thời gian. Đó là những kỷ vật quý giá mà bà Đặng Thị Ngận (tức bà Kiểm) ở xã Kỳ Xuân - nay là xã Tam Giang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) cất giữ trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.