Tin tổng hợp
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp1992 tiếp tục giữ các quy định về vị trí, vai trò của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Quy định như vậy phù hợp với bản chất và mô hình tổng thể về bộ máy nhà nước ta. Dự thảo sắp xếp, bổ sung để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như: Giữ quy định về thẩm quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh như quy định của Hiến pháp 1992.
Được sự giới thiệu của ông Tống Đức Huấn, Tham tán Chính trị Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, chiều 30/4, chúng tôi tới thăm cựu Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ Sukhmal Jain, người đã từng được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1958.
“Nếu ai hỏi may mắn lớn nhất cuộc đời tôi là gì, tôi sẽ trả lời ngay đó là 5 lần được gặp Bác Hồ. Nhờ có Bác Hồ kính yêu, tôi mới có cuộc sống hôm nay” - Đại úy Từ Thị Công Lễ, diễn viên Đoàn Văn công Quân khu 5, chia sẻ.
Tháng 10-1945, nhà thơ Tố Hữu nhận được điện của Trung ương gọi ra Hà Nội và được gặp Bác Hồ. Cuộc gặp đầu tiên này đã được Tố Hữu ghi lại chi tiết trong hồi ký Nhớ lại một thời (NXB Văn Hóa Thông Tin tái bản 2002, trang 116-120).
Trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu.” Vậy mà Người đã có một trí tuệ phi thường, một sự hiểu biết đáng khâm phục, đúng như nhà nghiên cứu Vasiliep đã nhận xét : “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời”.
Bà là Nguyễn Thị Ngọc Bích, người gốc Hà Nội, một cựu chiến binh, nhà giáo lão thành. Nhưng nhắc đến bà, mọi người không chỉ biết đến một nhà giáo mẫu mực, một cán bộ quản lý giáo dục mẫn cán, tận tụy với nghề suốt mấy chục năm, mà còn rất kính nể bà - một người cần mẫn sưu tầm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong hơn 30 năm qua. Bộ sưu tập này đã trở thành những kỷ vật quý giá của bà giáo và cho cả thế hệ trẻ mai sau.
Một chiến sĩ bảo vệ Bác - sau này được phong quân hàm cấp tướng - có lần nói rằng: “Bác thường dạy quân dân ta “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” Bác dạy phải làm gương trước. Bác dạy phải nêu cao đạo đức cách mạng.
Hình ảnh Cụ Hồ là biểu tượng xuyên suốt, tiếp nối các giá trị, truyền thống trong lịch sử từ trước đến nay.