Tin tổng hợp
Họ là những con người bình dị nhưng lại mang trong mình tình cảm sâu sắc, luôn một lòng hướng đến Bác Hồ kính yêu. Tự tìm tòi, sưu tầm, học hỏi những câu chuyện về Bác Hồ, họ đem đến cho những người chưa có cơ hội biết hiểu, và làm theo những tư tưởng của Người, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Đông Ngạc có được vẻ đẹp như thế là do sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền phát huy truyền thống quê hương và công sức của rất nhiều người có tấm lòng thơm thảo, có trách nhiệm với xóm làng, trong đó không thể không nhắc đến cô Hiệu trưởng đã nghỉ hưu Nguyễn Kim Oanh, người 3 lần vinh dự được gặp Bác Hồ.
May mắn lớn nhất với người làm báo là được chứng kiến những thời khắc lịch sử của đất nước. Đạo diễn Phạm Việt Tùng là một người như thế. Tròn 35 năm trước, theo bước tiến thần tốc của Đoàn quân giải phóng, đạo diễn Phạm Việt Tùng có mặt tại Sài Gòn, kịp thời ghi lại những đoàn xe tăng hành tiến, cảnh nội các Dương Văn Minh tại Dinh Độc lập và hình ảnh hân hoan mừng chiến thắng của đồng chí, đồng bào thành phố Sài Gòn - Gia Định.
Là phóng viên ảnh làm việc cho hãng AP thường trú tại Sài Gòn, ông Phạm Kỳ (77 tuổi, bút danh Kỳ Nhân) đã trực tiếp có mặt tại Dinh Độc Lập trong thời khắc hồi hộp và quyết liệt nhất.
Là người khai sinh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bác luôn dày công chăm lo, rèn luyện và giáo dục quân nhân trong mọi lĩnh vực, nhất là tính kỷ luật. Kế thừa một cách khoa học, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, trong quá trình giáo dục, rèn luyện Quân đội ta, Bác chỉ rõ: “Bộ đội không có kỷ luật, đánh giặc nhất định thua”(2) hay “Quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm. Vì vậy, kỷ luật phải nghiêm minh”(3). Trong nội dung xây dựng kỷ luật quân đội, Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ phải chăm lo xây dựng kỷ luật tự giác, nghiêm minh. Kỷ luật ấy phải xuất phát từ tính tự giác, tự nguyện của từng cá nhân và của cả tập thể.
Đồng chí Cù Văn Chước sinh ngày 18 tháng 1 năm 1928 tại xã Vĩnh Chân, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, và mất ngày 30 tháng 6 năm 2007 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi, cái tuổi được coi là “ẩn tuổi” của Bác Hồ, người mà ông đã phụng sự suốt đời.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có một niềm tin tuyệt đối vào trí tuệ và sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam. Người đã xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững chắc chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Cách đây 38 năm, với cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước trọn niềm vui. Chiến tranh đã qua đi, đất nước Việt Nam nay đã đổi mới, vươn mình lớn mạnh nhưng mùa Xuân đại thắng năm 1975 vẫn luôn sống mãi trong ký ức của mỗi thế hệ người Việt Nam với ý nghĩa lịch sử vô cùng sâu sắc.